Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển cho vay sản xuất nông nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện văn bàn, tỉnh lào cai​ (Trang 46 - 51)

Chương 2 : ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Thu thập số liệu

2.3.1.1. Thu thập số liệu thứ cấp

- Số liệu thứ cấp được thu thập và hệ thống hóa từ niên giám thống kê, sách báo, báo cáo sơ kết, tổng kết của các sở, ngành, địa phương; các số liệu thống kê của tỉnh, huyện, bài báo, đề tài, các tài liệu khác về phát triển cho vay sản xuất tại Agribank chi nhánh huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai.

- Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua việc điều tra, phỏng vấn các đối tượng có liên quan:

- Đối tượng điều tra: khách hàng là hộ sản xuất nông nghiệp, khách hàng là HTX nông nghiệp, khách hàng là doanh nghiệp, cán bộ nhân viên của Agribank chi nhánh huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai.

- Mẫu điều tra:

+ Nhóm khách hàng là hộ sản xuất nông nghiệp: Tính đến tháng 12 năm 2018 Agribank chi nhánh Văn Bàn có 1154 hộ vay vốn SXNNvà năm 2019 vẫn còn dư nợ.

Đề tài xác định cỡ mẫu theo Slovin (1984), cỡ mẫu được xác định theo công thức sau:

n = N/(1 + Ne2) Trong đó:

N: tổng số hộ vay vốn sản xuất nông nghiệp, n: số mẫu cần điều tra

e: sai số cho phép (đề tài chọn e=10%) Như vậy quy mô mẫu của luận văn như sau: n=1154/(1+1154*0,12)=92,03

Để giảm độ sai số chúng tôi đã chọn số mẫu điều tra là n=120 hộ là khách hàng có mục đích vay để SXNN và hiện vẫn còn dư nợ ở Agribank chi nhánh huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai.

+ Nhóm khách hàng là HTX nông nghiệp: Trên địa bàn huyện có 41 HTX hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp và dịch vụ nông nghiệp còn dư nợ ở ngân hàng Agribank chi nhánh huyện Văn Bàn tỉnh Lào Cai. Đề tài chọn 20 HTX để khảo sát và nghiên cứu.

+ Nhóm khách hàng là doanh nghiệp nông nghiệp: Đề tài chọn 05 doanh nghiệp nông nghiệp trên địa bàn huyện là khách hàng của Agribank chi nhánh huyện Văn Bàn để khảo sát.

+ Nhóm cán bộ của Agribank chi nhánh huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai: Đề tài chọn 15 cán bộ quản lý và nhân viên của Agribank chi nhánh huyện Văn Bàn để khảo sát theo phương thức phỏng vấn bán cấu trúc.

2.3.2. Phương pháp phân tích

Sử dụng phương pháp phân tổ, phương pháp so sánh nhằm chỉ ra sự khác biệt giữa các nhóm đối tượng nghiên cứu mà nghiên cứu hướng tới; phân tích một số điểm mạnh, điểm yếu của Agribank chi nhánh huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai.

2.3.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

2.3.3.1. Nhóm chỉ tiêu đánh giá phát triển cho vay SXNNcủa Agribank a. Nhóm chỉ tiêu đánh giá việc tăng quy mô cho vay

- Tốc độ tăng trưởng cho vay:

Tốc độ tăng trưởng cho vay

SXNN

=

Dư nợ cho vay SXNN kỳ thực hiện - Dư nợ cho vay SXNN kỳ trước

x 100% Dư nợ cho vay SXNN kỳ trước

Tốc độ tăng trưởng cho vay SXNN phản ánh dư nợ cho vay SXNN năm nay so với với năm trước. Tăng trưởng dư nợ cho vay là một trong những tiêu chí phản ánh việc phát triển cho vay. Dư nợ cho vay SXNN năm nay cao hơn năm trước chứng tỏ cho vay SXNN năm nay phát triển hơn sơ với năm trước về quy mô.

- Tỷ trọng dư nợ cho vay:

Tỷ trọng dư nợ cho vay SXNN so với tổng dư nợ: Phản ánh lượng vốn đầu tư được tập trung vào đối tượng SXNN tại từng thời điểm.

Tỷ trọng dư nợ cho

vay SXNN =

Tổng dư nợ của cho vay

SXNN Tổng dư nợ của NH x 100%

- Tỷ lệ nợ quá hạn cho vay:

Tỷ lệ nợ quá hạn cho vay SXNN là tỷ lệ phần trăm giữa nợ quá hạn cho vay SXNN và tổng dư nợ cho vay SXNN của NHTM ở một thời điểm nhất định, thường là cuối tháng, cuối quý, cuối năm.

Tỷ lệ nợ quá hạn cho vay SXNN =

Nợ quá hạn cho vay SXNN x 100% Tổng dư nợ cho vay SXNN

Bên cạnh chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn cho vay SXNN, người ta còn dùng chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu để đánh giá thực chất tình hình hiệu quả cho vay SXNN. Tổng nợ xấu của ngân hàng bao gồm nợ quá hạn, nợ khoanh, nợ quá hạn chuyển về nợ trong hạn, chính vì vậy chỉ tiêu này cho thấy thực chất tình hình chất lượng cho vay tại ngân hàng, đồng thời phản ánh khả năng quản lý cho vay của ngân hàng trong khâu cho vay, đôn đốc thu hồi nợ của ngân hàng đối với các khoản vay.

- Tỷ lệ nợ xấu:

Tỷ lệ nợ xấu cho vay

SXNN =

Nợ xấu cho vay SXNN

x 100% Tổng dư nợ cho vay

Hoạt động tín dụng của NHTM luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro và nợ xấu là vấn đề khó tránh khỏi trong hoạt động cho vay của ngân hàng, điều quan trọng là NHTM phải duy trì tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp nhất là có thể chấp nhận được. Theo ngân hàng Thế giới, tỷ lệ nợ xấu <= 5% là có thể chấp nhận được và mức tốt là từ 1-3% .

- Mức tăng trưởng số lượng khách hàng của Agribank

Chỉ tiêu này phản ảnh mức độ tăng trưởng số lượng khách hàng có quan hệ vay vốn với ngân hàng qua các thời kỳ. Chỉ tiêu này cũng được thể hiện qua 2 chỉ tiêu: mức tăng tuyệt đối và tốc độ tăng.

- Mức tăng dư nợ bình quân trên một khách hàng

Mức tăng dư nợ bình quân đánh giá việc phát triển cho vay của Agribank bằng phương thức phát triển theo chiều sâu. Chỉ tiêu này phản ảnh khả năng của ngân hàng trong việc phát triển các quan hệ với khách hàng, định hướng cơ cấu khách hàng hợp lý, hoàn thiện các chính sách và cơ chế nhằm tối đa hóa

b. Nhóm chỉ tiêu phản ánh mức tăng trưởng thu nhập từ hoạt động cho vay sản xuất của Agribank:

Thu nhập từ hoạt động cho vay thể hiện kết quả của hoạt động cho vay và cũng là chỉ tiêu phản ảnh tổng hợp quy mô của hoạt động này.

c. Nhóm chỉ tiêu phản ánh sự phù hợp trong cơ cấu cho vay:

Các tiêu chí này đánh giá sự phù hợp của cơ cấu cho vay SX với nhu cầu vay vốn của các khách hàng trên thị trường mục tiêu và năng lực đáp ứng của Agribank.

d. Nhóm chỉ tiêu phản ánh sự cải thiện chất lượng cung ứng dịch vụ:

Đây là tiêu chí đánh giá về mặt chất lượng của quá trình phát triển cho vay. Tiêu chí này thể hiện ở mức độ đáp ứng nhu cầu của khách hàng nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng đối với quá trình cung cấp dịch vụ cho vay của ngân hàng trong từng thời kỳ (Phí trọng Hiển,2005).

2.3.3.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh các nhân tố ảnh hưởng đến cho vay SXNNcủa Agribank

a. Nhân tố bên ngoài:

Các nhân tố bên ngoài được đề cập ở đây là các nhân tố thuộc về đặc điểm của địa bàn mà Ngân hàng hoạt động, cũng có nghĩa là thị trường mục tiêu của Ngân hàng có ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển cho vay sản xuất của từng Ngân hàng cụ thể. Theo đó, các nhân tố chủ yếu bao gồm: Điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế - xã hội; Môi trường kinh tế vĩ mô; Cơ chế chính sách của Nhà nước; Năng lực và uy tín của khách hàng.

b. Nhân tố bên trong:

Các nhân tố bên trong của ngân hàng có tính quyết định đến hoạt động của chính ngân hàng. Có nhiều nhân tố bên trong tác động đến hoạt động tín dụng của, Agribank trong đó có các nhân tố cơ bản sau: Chiến lược kinh doanh và chính sách tín dụng của Agribank; Năng lực tài chính, màng lưới hoạt động và cơ sở vật chất kỹ thuật của Agribank; Thông tin tín dụng; Quy trình, thủ tục cho vay của Agribank. Năng lực và phẩm chất của cán bộ tín dụng (Phí trọng Hiển, 2005).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển cho vay sản xuất nông nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện văn bàn, tỉnh lào cai​ (Trang 46 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)