Đánh giá của khách hàng đối với Agribank Văn Bàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển cho vay sản xuất nông nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện văn bàn, tỉnh lào cai​ (Trang 65 - 74)

4. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.2.3. Đánh giá của khách hàng đối với Agribank Văn Bàn

Nhằm hoàn thiện hơn công tác cho vay của Agribank chi nhánh Văn Bàn đề tài có tiến hành khảo sát đối tượng vay vốn một số chỉ tiêu về số lượng, thời hạn và lãi suất vay vốn của ngân hàng. Kết quả khảo sát sát được trình bày ở các nội dung sau:

- Đánh giá của khách hàng về lượng, thời hạn và lãi suất vay vốn

Bảng 3.8. Ý kiến của khách hàng về lượng, thời hạn và lãi suất vay vốn

Chỉ tiêu Hộ (n=120) HTX (n=20) DN (n=5) Tổng số (n=145) SL % SL % SL % SL % Nhận xét về lượng vốn vay Ít 66 55,0 15 75,0 4 80,0 85 58,6 Vừa phải 52 43,3 5 25,0 1 20,0 58 40,0 Nhiều 2 1,7 0 0,0 0 0,0 2 1,4 Nhận xét về thời hạn vay vốn Ngắn 86 71,7 18 90,0 5 100,0 109 75,2 Phù hợp 43 28,3 2 10,0 0 0,0 36 24,8 Nhận xét về lãi suất Cao 74 61,7 14 70,0 5 100,0 93 64,1 Vừa phải 46 38,3 6 30,0 0 0,0 52 35,9

Từ bảng số liệu cho thấy có đến 58,6 % người được hỏi cho rằng lượng tín dụng quá ít so với nhu cầu cần vay vốn của khách hàng, đặc biệt là khách hàng tổ chức như HTX (có 75% ý kiến cho rằng lượng vốn vay ít) và doanh nghiệp (có 80% ý kiến cho rằng lượng vốn vay ít). Với quy mô vốn vay không đủ đã ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả sử dụng vốn vay của khách hàng.

Về thời hạn vay vốn, có tới 75,2% ý kiến được hỏi cho rằng thời hạn vay vốn như vậy là ngắn so với chu kỳ sản xuất kinh doanh nông nghiệp.

Về lãi suất, mặc dù đã có chính sách hỗ trợ lãi xuất từ phía ngân hàng nhà nước, song vẫn còn 64,1% ý kiến cho rằng lãi xuất hiện tại của ngân hàng nông nghiệp cho vay phát triển SXNNvẫn cao. Và chỉ có 35,9% ý kiến cho rằng mức lãi suất như hiện nay là vừa phải, phù hợp cho việc vay vốn phát triển sản xuất của các hộ gia đình, HTX, DN trên địa bàn huyện.

- Về thủ tục vay vốn và nguyện vọng vay vốn của ngân hàng Agribank chi nhánh Văn Bàn

Bảng 3.9. Ý kiến của khách hàng về thủ tục và nguyện vọng vay vốn của ngân hàng NN&PTNT Chỉ tiêu Hộ (n=120) HTX (n=20) DN (n=5) Tổng số (n=145) SL % SL % SL % SL % Nhận xét về thủ tục vay vốn Rất thuận tiện 12 10,0 3 15,0 1 20,0 16 11,0 Khá thuận tiện 44 36,7 6 30,0 2 40,0 52 35,9 Rườm rà 64 53,3 11 55,0 2 40,0 77 53,1 Nguyện vọng của KH

Muốn được vay

tiếp 87 72,5 17 85,0 5 100,0 109 75,2 Không muốn

vay 33 27,5 3 15,0 0 0,0 36 24,8

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra của tác giả năm 2018)

vay vốn tại ngân hàng NN & PTNT còn rườm rà. Tuy nhiên, do nhu cầu cần vốn nên tỷ lệ khách hàng có nhu cầu vay vốn tiếp vẫn rất cao. Cụ thể như sau:

- Về thủ tục vay vốn: có tới 53,1% ý kiến của các khách hàng điều tra cho rằng thủ tục vay vốn còn rườm rà. Cụ thể có 53,3% ý kiến của hộ gia đình cho rằng thủ tục vay vốn phát triển sản xuất còn phức tạp, khiến cho các hộ khó tiếp cận được với nguồn vốn vay. Tương tự với các HTX (55% ý kiến cho rằng thủ tục vay vốn rườm rà) và con số này của DN là 40%.

- Về nhu cầu vay vốn của khách hàng: Do đặc thù là huyện miền núi kinh tế còn nhiều khó khăn nên mặc dù thủ tục vay vốn còn rườm rà nhưng nhu cầu vay vốn để phát triển sản xuất kinh doanh nông nghiệp của các hộ gia đình, HTX, DN trên địa bàn huyện vẫn còn rất cao. Có 100,0% DN, 85% HTX và 72,5% các hộ gia đình được hỏi có nguyện vọng tiếp tục được vay vốn để phát triển sản xuất kinh doanh trong thời gian tới.

- Về thái độ làm việc của cán bộ của ngân hàng Agribank chi nhánh Văn Bàn

Bảng 3.10. Ý kiến của khách hàng về thái độ làm việc của CBNV ngân hàng NN&PTNT Chỉ tiêu Hộ (n=120) HTX (n=20) DN (n=5) Tổng số (n=145) SL % SL % SL % SL % Nhận xét về CB tín dụng Nhiệt tình 31 41,3 6 40,0 2 50,0 39 41,5 Bình thường 28 37,4 7 46,6 2 50,0 37 39,3 Không nhiệt tình 16 21,3 2 13,4 0 0,0 18 19,2

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra của tác giả năm 2018)

Kết quả khảo sát cho thấy đa phần ý kiến khách hàng đánh giá thái độ làm việc của CBNV ngân hàng là nhiệt tình (41,5%) và số ý kiến đánh giá thái

yếu tố rất quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến việc tiếp cận nguồn vốn vay của khách hàng. Bởi vì, trên địa bàn huyện Văn Bàn tỷ lệ người dân là các đồng bào dân tộc thiểu số còn cao, nhận thực của một bộ phận người dân còn hạn chế, nên khi làm các thủ tục vay vốn rất cần có sự hướng dẫn, giúp đỡ nhiệt tình của cán bộ ngân hàng để họ có thể hoàn thiện đầy đủ hồ sơ và tiếp cận được với nguồn vốn vay.

3.2.4. Đánh giá chung về thực trạng phát triển hoạt động cho vay SXNNcủa Agribank Văn Bàn

3.2.4.1. Những thành tựu đạt được

Trong khoảng thời gian từ năm 2016 đến năm 2018 Agribank Văn Bàn đã thực hiện tốt các chủ trương, chính sách về cho vay phát triển nông nghiệp phù hợp với mục tiêu chiến lược của Đảng, Nhà nước và định hướng chung của Agribank. Cụ thể đạt được một số thành quả sau:

Một là, dư nợ cho vay nông nghiệp luôn tăng lên qua các năm và hoàn thành vượt mức chỉ tiêu kế hoạch đề ra; tỷ trọng dư nợ cho vay nông nghiệp trên tổng dư nợ tại chi nhánh Văn Bàn ở mức cao và ngày càng tăng.

Hai là, Chi nhánh có chính sách thu hút khách hàng phù hợp, hiệu quả, hoạt động quảng bá sản phẩm tại chi nhánh thực hiện khá tốt. Số lượng khách hàng vay nông nghiệp tăng dần qua các năm.

Ba là, có 20% tỷ lệ khách hàng vay không có bảo đảm bằng tài sản chứng tỏ Agribank Văn Bàn luôn tạo điều kiện cho khách hàng tiếp cận nguồn vốn.

Bốn là, phương thức cho vay và sản phẩm cho vay SXNNtương đối đa dạng, đáp ứng được nhu cầu của người dân trên địa bàn tỉnh. Chi nhánh cũng đã triển khai đầy đủ các chương trình ưu đãi đối với lĩnh vực nông nghiệp của Chính phủ.

Năm là, Agribank chi nhánh Văn Bàn đã từng bước thực hiện công tác tập huấn, đào tạo cho cán bộ tín dụng kỹ năng chuyên ngành để có cơ sở thẩm định

kỹ thuật về chế biến, nuôi trồng, SX sản phẩm trong các lĩnh vực nông, lâm, thủy sản. Tuy quá trình này chưa được thực hiện đồng bộ và sâu sát nhưng đã góp phần giúp cán bộ tín dụng nâng cao khả năng nhận định, phân tích trong quá trình thẩm định.

Sáu là, chất lượng dư nợ cho vay SXNNcao thể hiện ở tỷ lệ nợ xấu trong cho vay SXNNrất thấp.

Bẩy là, thu nhập từ hoạt động cho vay SXNNqua các năm tăng trưởng mạnh, chứng tỏ hoạt động cho vay SXNNcủa Agribank Văn Bàn ngày càng hiệu quả.

3.2.4.2. Những hạn chế và bất cập

Một là, mặc dù dư nợ cho vay SXNNcủa chi nhánh hàng năm vượt kế hoạch đề ra nhưng thị phần cho vay SXNNcủa chi nhánh trên địa bàn còn tăng chậm. Công tác nghiên cứu, phát triển thị trường chưa được chú trọng. Chưa có các hoạt động điều tra khảo sát trực tiếp các hộ nông dân để nắm bắt tình hình thị trường, hoạt động SX và nhu cầu vốn của họ cũng như cảm nhận của khách hàng về chất lượng dịch vụ của chi nhánh. Mặt khác, chính sách giao khoán chỉ tiêu cho nhân viên của chi nhánh còn mang tính hình thức, chưa có cơ chế thưởng phạt phù hợp.

Hai là, dư nợ cho vay SXNNtập trung vào cho vay ngắn hạn và ngành nghề trồng trọt, chăn nuôi. Trong khi Agribank chi nhánh Văn Bàn đang đề ra mục tiêu tăng tỷ trọng cho vay trung, dài hạn và tăng cho vay ngành thủy sản. Ba là, việc đa dạng hóa đối tượng khách hàng cho vay SXNNchưa đạt kết quả tốt, trong đó khách hàng HTX, DN, trang trại tại địa bàn huyện có tiềm năng lớn nhưng chưa được khai thác tốt. Bên cạnh đó, hoạt động cho vay theo mô hình chuỗi liên kết chưa được chú trọng triển khai.

Bốn là, hạn chế trong thủ tục, điều kiện cho vay; hạn chế trong bảo đảm tiền vay.

Sáu là, hạn chế về chất lượng nguồn nhân lực. Nguồn nhân lực còn thiếu các kỹ năng bổ trợ cho công tác, ít am hiểu về ngành nghề nông nghiệp…dẫn đến còn nhiều thiếu sót trong thẩm định hồ sơ vay vốn và giám sát quá trình sử dụng vốn vay của người vay. Thêm vào đó, việc tư vấn, hỗ trợ khách hàng, đề xuất phê duyệt khoản vay (mức tiền vay, thời hạn cho vay…) chưa chính xác và khách quan, chưa phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh, nhu cầu vốn của khách hàng.

3.2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế và bất cập a. Nguyên nhân khách quan

- Điều kiện tự nhiên

Văn Bàn là huyện miền núi của tỉnh Lào Cai vì vậy môi trường sản xuất kinh doanh nông nghiệp còn rất nhiều khó khăn. Điều đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của người dân, tác động trực tiếp đến thu nhập của các nhân và tổ chức kinh doanh nông nghiệp từ đó tác động đến khả năng thu hồi nợ của ngân hàng.

Là một huyện nông nghiệp nên nguồn thu ngân sách còn hạn chế, nên việc hỗ trợ cho lĩnh vực nông nghiệp chưa nhiều. Việc thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài vào còn ít, chưa tạo được cú hích cho kinh tế phát triển. Các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Lào Cai và huyện Văn Bàn còn chưa phát triển, chưa tạo lực hút để chuyển dịch lao động trong nông nghiệp nông thôn, chưa phát triển mạnh công nghiệp chế biến hàng nông sản để hỗ trợ cho nông nghiệp phát triển. Hàng hóa sản xuất có sức cạnh tranh kém; giá cả nông thủy sản thường xuyên biến động bất lợi. Số lượng dự án, phương hiệu quả, khả thi không nhiều, hạn chế đáng kể đến mở rộng cho vay.

- Tính rủi ro trong SXNNcòn cao

Nhiều tổ chức tín dụng tron đó có Agribank Văn Bàn còn quan ngại cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Do đây là khu vực có khả năng sinh lời thấp, ẩn chứa nhiều rủi ro trong kinh doanh, các phương án sản xuất kinh doanh chưa hiệu quả nên các ngân hàng gặp nhiều khó khăn khi xét duyệt cho vay.

Hơn nữa, các tài sản đảm bảo khoản vay là các tài sản ruộng đất, các vấn đề về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, phát mại tài sản khi nợ xấu phát sinh cũng khiến các ngân hàng gặp nhiều rắc rối. Cuối cùng, các món vay cho lĩnh vực này thường là nhỏ lẻ, chi phí hoạt động tín dụng của ngân hàng sẽ cao. Do vậy, các ngân hàng thường không “mặn mà” cấp tín dụng cho khu vực nông nghiệp, nông thôn, mà chủ yếu chỉ tập trung cho vay vào giai đoạn giữa và cuối của chu kỳ sản xuất kinh doanh như khâu thu mua, chế biến và tiêu thụ sản phẩm.

- Môi trường pháp lý chưa đầy đủ

Mặc dù Chính phủ ban hành nhiều văn bản hướng dẫn về cho vay nông nghiệp nhưng vẫn còn nhiều vướng mắc. Điều này khiến chi nhánh vẫn còn e ngại chưa dám cho vay một cách rộng rãi hơn, đồng thời do môi trường pháp lí chưa đầy đủ nên ảnh hưởng rất nhiều đến các khoản cho vay SXNN mà chi nhánh đang cho vay.

Nghị định 55/2015/ NĐ-CP quy định nhà nước có chính sách xử lý nợ vay cho người vay và cho ngân hàng khi gặp rủi ro nguyên nhân khách quan, bất khả kháng. Tuy nhiên, khi thiên tai xảy ra, thiệt hại là rất cao và rất khó thống kê chính xác, kịp thời thiệt hại; thủ tục rườm rà, nhiều tầng nấc, việc cấp vốn bù đắp từ ngân sách thường chậm và trong thực tiễn thường là từ việc giảm trừ các khoản vay nộp cho ngân sách của ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam. Trong thực tế, rủi ro vốn cho vay đầu tư cho nông nghiệp không chỉ từ thiên tai, dịch bệnh mà còn nhiều yếu tố khác như giá bán sản phẩm, việc tổ chức tiêu thụ... và không chỉ xảy ra trên diện rộng, cần có cơ chế thực hiện bảo hiểm nông nghiệp để bảo đảm khả năng trả nợ của người vay với sự hỗ trợ của Nhà nước. Khách hàng trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận vốn vay ngân hàng bởi một số quy định của cơ chế tín dụng. Cụ thể, Nghị định 55/ NĐ-CP đối tượng và phạm vi áp dụng được hưởng chính

xuất kinh doanh nông nghiệp trên địa bàn nông thôn, do đó các đối tượng sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn nhưng cư trú tại các phường, thị trấn (đặc biệt các phường, thị trấn mới được chuyển lên từ xã trong quá trình đô thị hóa) không được hưởng chính sách này. Phải đến Nghị định 116/NĐ-CP mới cho phép mở rộng thêm các đối tượng này. Bên cạnh đó, cũng trong Nghị định 55 và nay là Nghị định116 quy định các khách hàng lĩnh vực nông nghiệp nông thôn có thể được vay vốn tại các tổ chức tín dụng không cần tài sản đảm bảo, nhưng lại quy định thêm các đối tượng này cần phải nộp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi làm thủ tục vay vốn, nghĩa là đối tượng khách hàng muốn được vay vốn vẫn phải có tài sản đảm bảo. Mặt khác, đối với các đối tượng có ruộng đất nhưng lại bị chậm trễ trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên khó khăn trong tiếp cận vốn ngân hàng.

- Nguyên nhân từ phía khách hàng

Do địa bàn huyện phát triển SXNNlà chủ yếu, khách hàng của chi nhánh là các hộ SXNN, các HTX và một số ít các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, các làng nghề ở nông thôn. Đối tượng khách hàng chính trong lĩnh vực nông nghiệp là các hộ SXNN nông nghiệp, trong khi đó họ thường kinh doanh không ổn định do phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên. Hơn nữa trình độ nhận thức còn thấp, trình độ văn hóa thấp nên không thể nhận thức rõ ràng được việc vay vốn. Do đó chi nhánh không dám mở rộng cho vay nhiều. Đồng thời cũng có nhiều hộ SXNN mở rộng vốn vay sai mục đích, đây là hiện tượng khá phổ biến hiện nay. Có những khách hàng vay vốn lưu động nhưng lai cho vào xây dựng cơ bản. Tất cả những điều này gây ra nhiều rủi ro cho ngân hàng khiến ngân hàng chưa mở rộng hơn nữa cho vay SXNN.

Trình độ năng lực quản lý, kinh doanh của khách hàng ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay của ngân hàng. Nếu khả năng quản lý, kinh doanh tốt thì việc kinh doanh sẽ đem lại lợi nhuận cao, đảm bảo khả năng trả nợ ngân hàng, nhưng ngược lại nếu trình độ của khách hàng thấp, nguồn vốn vay sử dụng chưa hợp

lý, sai mục đích dẫn đến khả năng trả nợ không cao, ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng

b. Nguyên nhân chủ quan - Khả năng huy động vốn

Do khả năng huy động vốn tại chỗ của Agribank Văn Bàn còn hạn chế, chỉ đạt 45 - 50% cho nhu cầu vốn phục vụ nông nghiệp, nông thôn, còn lại các ngân hàng phải nhận vốn điều hòa từ trụ sở chính hoặc các chi nhánh khác nên Agribank Văn Bàn sẽ không chủ động về nguồn vốn, cơ cấu thời hạn vay để đáp ứng kịp thời chu kỳ sản xuất kinh doanh của khách hàng

- Trình độ cán bộ tín dụng còn chưa đồng đều

Năng lực quản lý cũng như trình độ cán bộ tín dụng còn thiếu và yếu. Công tác phát triển dịch vụ đã có nhiều chuyển biến xong chưa tương xứng với tiềm năm và điều kiện công nghệ sẵn có do cán bộ còn chưa được đào tạo chuyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển cho vay sản xuất nông nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện văn bàn, tỉnh lào cai​ (Trang 65 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)