Tình hình dư nợ cho vay qua các năm 2016-2018

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển cho vay sản xuất nông nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện văn bàn, tỉnh lào cai​ (Trang 53 - 63)

TT Chỉ tiêu ĐVT 2016 2017 2018

I Tổng dư nợ Tỷ đồng 608 660 610

1 Tốc độ tăng trưởng dư nợ % 23 8 -7,5

II Dư nợ phân theo

A Phân theo thành phần kinh tế Tỷ đồng 608 660 610

1 Dư nợ đối với hộ SX và cá nhân Tỷ đồng 378 474 520

Tỷ lệ % 62,1 71,8 85,2

2 Dư nợ doanh nghiệp Tỷ đồng 219 178 81

Tỷ lệ % 36,0 26,9 13,2

3 Dư nợ HTX Tỷ đồng 11 8 9

Tỷ lệ % 1,8 1,2 1,3

B Phân theo thời gian Tỷ đồng 608 660 610

1 Dư nợ ngắn hạn Tỷ đồng 254 274 200

Tỷ lệ % 41,8 41,5 32,8

2 Dư nợ trung dài hạn Tỷ đồng 354 386 410

Tỷ lệ % 58,2 58,5 67,2

III Chất lượng tín dụng

Nợ xấu Tr.đồng 300 400 500

Tỷ trọng nợ xấu / Dư nợ % 0,04 0,06 0,08

(Nguồn: Báo cáo KQKD của của Agribank Văn Bàn các năm 2016, 2017, 2018)

3.1.3. Các hoạt động kinh doanh khác

Ngoài hoạt động huy động vốn và cho vay chi nhánh còn có các hoạt động trung gian khác như: Các hoạt động thanh toán gồm: Thanh toán không dùng tiền mặt, thanh toán vốn giữa các ngân hàng và thẻ ATM, hoạt động kinh doanh tiền tệ cùng một số hoạt động khác.

Do vẫn còn nhiều hạn chế do điều kiện chưa cho phép nên hầu hết các hoạt động trên chưa hoạt động mạnh.

3.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank Văn Bàn

Kết quả hoạt động đạt được của Agribank Văn Bàn được thể hiện dưới bảng sau:

Bảng 3.3. Kết quả hoạt động kinh doanh Agribank Văn Bàn giai đoạn 2016-2018 TT Chỉ tiêu ĐVT 2016 2017 2018 I Tổng thu nhập Tỷ đồng 55 65 67 1 Thu từ dịch vụ tín dụng Tỷ đồng 51 60 63 2 Thu từ dịch vụ phi tín dụng Tỷ đồng 3 4 3 3 Thu khác Tỷ đồng 1 1 1 II Tổng chi phí Tỷ đồng 35 40 42 1 Chi trả lãi Tỷ đồng 25 31 30 2 Chi khác Tỷ đồng 10 9 12

III Lợi nhuận trước thuế Tỷ đồng 20 25 25

IV ROA %

(Nguồn: Báo cáo KQKD của của Agribank Văn Bàn các năm 2016, 2017,2018)

Qua bảng số liệu trên cho thấy, tình hình hoạt động kinh doanh của Agribank Văn Bàn có sự tăng trưởng qua các năm. Chỉ tiêu lợi nhuận năm 2016 đạt 20 tỷ, sang năm 2018 lợi nhuận tăng lên 25 tỷ. Kết quả này cho thấy sự nỗ lực của Ban lãnh đạo cũng như toàn thể cán bộ nhân viên Agribank Văn Bàn đã cố gắng để đạt được hiệu quả cao trong hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên,

để xem xét cụ thể hơn hiệu quả hoạt động kinh doanh ta sẽ nghiên cứu thêm cơ cấu thu nhập và chi phí của Ngân hàng trong vài năm gần đây:

Trong cơ cấu thu nhập của Agribank Văn Bàn, ta thấy nguồn thu chủ yếu là thu từ hoạt động tín dụng. Cơ cấu thu từ dịch vụ tín dụng chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng thu nhập của chi nhánh. Trong 3 năm gần đây, tỷ trọng thu nhập từ dịch vụ chiếm trên 90% tổng thu nhập. Điều này cho thấy nguồn thu nhập chính của Chi nhánh là thu từ hoạt động tín dụng.

Tóm lại, qua phân tích trên ta có thể thấy trong 3 năm gần đây, kết quả kinh doanh của Agribank Văn Bàn đạt được sự tăng trưởng ổn định. Tuy nhiên một vấn đề đặt ra là cơ cấu thu nhập còn có sự chênh lệch quá lớn. Nguồn thu chủ yếu là từ hoạt động tín dụng, thu từ hoạt động tại chi nhánh còn có sự mất cân đối nghiêm trọng, chi nhánh vẫn tập trung vào các nghiệp vụ truyền thống như cho vay, nhận tiền gửi, chưa có các giải pháp thúc đẩy sự phát triển hoạt động dịch vụ Ngân hàng.

3.2. Thực trạng cho vay SXNN của Agribank tại chi nhánh Văn Bàn

3.2.1. Cơ sở pháp lý của hoạt động cho vay SXNN tại Việt Nam

Năm 2015 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 55/2015/NĐ- CP ngày 9/6/2015 về Chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Nghị định 55 gồm 6 chương, 27 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 25/7/2015, thay thế Nghị định số 41/NĐ-CP (Nghị định 41) ngày 12/4/2010 về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. So với qui định hiện hành, Nghị định 55 có một số điểm mới cơ bản sau đây:

Bổ sung đối tượng được vay vốn phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, bao gồm cả những cá nhân, hộ gia đình sinh sống trên địa bàn thành phố, thị xã nhưng tham gia sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp, và đối tượng khách hàng hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp nhưng nằm ngoài khu vực nông thôn, ngoại trừ doanh nghiệp kinh doanh bất động sản, doanh nghiệp khai khoáng, các cơ sở sản xuất thủy điện, nhiệt điện và một số loại hình doanh

Mức cho vay không có tài sản bảo đảm tăng gấp 1,5-2 lần so với qui định tại Nghị định 41. Cụ thể là, mức cho vay không có tài sản đảm bảo tối đa là 100 triệu đồng đối với cá nhân, hộ gia đình; tối đa 300 triệu đồng đối với hộ kinh doanh; tối đa 1 tỷ đồng đối với HTX, chủ trang trại. Ngoài ra, Nghị định 55 bổ sung thêm hai nhóm đối tượng được vay vốn không có tài sản bảo đảm. Bao gồm: các HTX nuôi trồng thủy sản hoặc khai thác hải sản xa bờ, cung cấp dịch vụ phục vụ khai thác hải sản xa bờ, liên hiệp HTX hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp được vay tối đa 2 tỉ đồng; các liên hiệp HTX nuôi trồng thủy sản hoặc khai thác hải sản xa bờ, cung cấp dịch vụ khai thác hải sản xa bờ được vay tối đa 3 tỉ đồng.

Các cá nhân, hộ gia đình vay vốn tại tổ chức tín dụng không phải nộp lệ phí chứng thực hợp đồng thế chấp tài sản tại cơ quan thực hiện chứng thực hợp đồng, lệ phí đăng ký giao dịch bảo đảm tại cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm.

Nghị định 55 có thêm qui định riêng về chính sách tín dụng khuyến khích phát triển SXNNtheo mô hình liên kết, ứng dụng công nghệ cao (Điều 14). Đối với các doanh nghiệp, HTX, liên hiệp HTX ký hợp đồng cung cấp, tiêu thụ đối với tổ chức, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, mức cho vay không có tài sản bảo đảm lên tới 70% giá trị dự án, phương án cho vay theo mô hình liên kết. Đối với các doanh nghiệp, HTX, liên hiệp HTX đầu mối ký hợp đồng thực hiện dự án liên kết theo chuỗi giá trị trong sản xuất nông nghiệp, mức cho vay không có bảo đảm bằng tài sản lên tới 80% giá trị của dự án, phương án sản xuất kinh doanh theo mô hình liên kết.

Nhằm hạn chế rủi ro trong lĩnh vực nông nghiệp, Nghị định 55 qui định cụ thể hơn về nguyên tắc, qui trình xử lý các khoản nợ vay gặp rủi ro do thiên tai, dịch bệnh trên phạm vi rộng hoặc do nguyên nhân khách quan bất khả kháng đối với khách hàng vay vốn (Điều 12); khuyến khích khách hàng vay vốn tham gia mua bảo hiểm trong nông nghiệp thông qua qui định: tổ chức tín dụng giảm lãi suất cho vay với mức tối thiểu 0,2%/năm so với lãi suất của những khoản cho vay cùng loại và có thời hạn tương ứng (Điều 16).

Nhìn chung, Nghị định 55 đã khắc phục được nhiều hạn chế trong Nghị định 41, đánh dấu những nỗ lực của NHNN và các bộ, ngành liên quan trong việc nghiên cứu, xây dựng chính sách tín dụng đối các doanh nghiệp và cá nhân tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh doanh nông nghiệp, góp phần thúc đẩy quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp và phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn.

Nhằm tiếp tục hoàn thiện hoạt động tín dụng cho khu vực nông nghiệp,nông thôn. Ngày 7 tháng 9 năm 2018 chính phủ đã ban hành Nghị định số 116/2018/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, bao gồm một số nội dung cơ bản sau:

 Về khách hàng vay vốn tại tổ chức tín dụng là cá nhân và pháp nhân, bao gồm:

a) Cá nhân cư trú trên địa bàn nông thôn hoặc có hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp, chủ trang trại;

b) Pháp nhân bao gồm:

(i) Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã trên địa bàn nông thôn hoặc tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp;

(ii) Doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn nông thôn, ngoại trừ: Doanh nghiệp kinh doanh bất động sản, doanh nghiệp khai khoáng, các đơn vị sản xuất điện và các doanh nghiệp không thuộc đối tượng quy định tại ý (iii) điểm b khoản 2 Điều này nằm trong khu công nghiệp, khu chế xuất;

(iii) Doanh nghiệp cung cấp vật tư nông nghiệp đầu vào cho SXNNvà các doanh nghiệp sản xuất, thu mua, chế biến, tiêu thụ các sản phẩm, phụ phẩm nông nghiệp.

 Về mức vay

a) Tối đa 100 triệu đồng đối với cá nhân, hộ gia đình cư trú ngoài khu vực nông thôn có hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp;

b) Tối đa 200 triệu đồng đối với cá nhân, hộ gia đình cư trú tại địa bàn nông thôn;”.

 Về quản lý dòng tiền cho vay liên kết trong sản xuất nông nghiệp a) Quản lý dòng tiền cho vay liên kết theo chuỗi giá trị:

Căn cứ vào hợp đồng liên kết theo chuỗi giá trị giữa tổ chức đầu mối và tổ chức, cá nhân tham gia liên kết (sau đây gọi là bên liên kết), tổ chức tín dụng ký thỏa thuận cho vay đối với tổ chức đầu mối và/hoặc bên liên kết và quản lý dòng tiền cho vay chuỗi liên kết theo nguyên tắc sau:

(i) Tổ chức đầu mối và bên liên kết mở tài khoản tại tổ chức tín dụng cho vay và cam kết thực hiện tất cả các giao dịch tiền tệ liên quan đến chuỗi giá trị thông qua các tài khoản này.

(ii) Trường hợp tổ chức đầu mối thực hiện tạm ứng chi phí sản xuất cho bên liên kết:

- Tổ chức tín dụng cho vay đối với tổ chức đầu mối để thanh toán: tiền mua vật tư, dịch vụ đầu vào để tạm ứng cho bên liên kết; tiền mua sản phẩm của bên liên kết sau khi khấu trừ tiền tổ chức đầu mối đã tạm ứng cho bên liên kết; chi phí chế biến, tiêu thụ sản phẩm của tổ chức đầu mối.

- Tổ chức tín dụng thu nợ tổ chức đầu mối trên cơ sở nguồn thu từ tiền bán hàng của tổ chức đầu mối theo các hợp đồng tiêu thụ mà tổ chức đầu mối đã ký kết với nhà tiêu thụ và các nguồn thu hợp pháp khác.

(iii) Trường hợp tổ chức đầu mối không thực hiện tạm ứng chi phí sản xuất cho bên liên kết:

- Tổ chức tín dụng cho vay đối với bên liên kết để thanh toán tiền mua vật tư, dịch vụ đầu vào phục vụ sản xuất liên kết.

- Tổ chức tín dụng thu nợ đối với bên liên kết trên cơ sở nguồn thu từ tiền bán hàng cho tổ chức đầu mối.

- Tổ chức tín dụng cho vay đối với tổ chức đầu mối để thanh toán: tiền mua sản phẩm của bên liên kết; chi phí chế biến, tiêu thụ sản phẩm của tổ chức đầu mối. Việc giải ngân đối với tổ chức đầu mối để thanh toán tiền mua sản phẩm của bên liên kết gắn với thu nợ của bên liên kết.

- Tổ chức tín dụng thu nợ tổ chức đầu mối trên cơ sở nguồn thu từ tiền bán hàng theo các hợp đồng tiêu thụ mà tổ chức đầu mối đã ký kết với nhà tiêu thụ và các nguồn thu hợp pháp khác.

b) Quản lý dòng tiền cho vay liên kết:

(i) Trường hợp các bên tham gia liên kết chỉ ký hợp đồng liên kết để thực hiện một hoặc nhiều khâu của chuỗi liên kết theo quy định tại khoản 6 Điều 3 Nghị định này thì tổ chức tín dụng ký thỏa thuận cho vay đối với các bên để thực hiện từng khâu trong chuỗi liên kết.

(ii) Tổ chức tín dụng và các bên tham gia liên kết thỏa thuận cụ thể thời hạn, kỳ hạn trả nợ phù hợp với thời gian thực tế của mỗi khâu trong liên kết. Tổ chức tín dụng thực hiện trung gian thanh toán giữa các bên tham gia liên kết mở tài khoản tại tổ chức tín dụng trên cơ sở đề nghị của các bên tham gia liên kết.”.

 Về tài sản đảm bảo

1. Khách hàng có dự án, phương án sản xuất kinh doanh trong khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được tổ chức tín dụng xem xét cho vay không có tài sản bảo đảm tối đa bằng 70% giá trị của dự án, phương án.

2. Doanh nghiệp chưa được cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao nhưng có dự án, phương án sản xuất kinh doanh ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp không thuộc khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được tổ chức tín dụng xem xét cho vay không có tài sản bảo đảm tối đa bằng 70% giá trị của dự án, phương án.

3. Tổ chức tín dụng được nhận tài sản hình thành từ vốn vay của dự án, phương án sản xuất kinh doanh ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp và các tài sản khác làm tài sản bảo đảm cho khoản vay của khách hàng theo quy định của pháp luật.

3.2.2. Tình hình cho vay SXNN của Agribank chi nhánh Văn Bàn

Bảng 3.4. Quy mô và tốc độ tăng trưởng cho vay SXNN của Agribank Văn Bàn từ 2016-2018

TT Chỉ tiêu

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 2017/2016 2018/2017 Số tiền (Tỷ.đ) Tỷ trọng (%) Số tiền (Tỷ.đ) Tỷ trọng (%) Số tiền (Tỷ.đ) Tỷ trọng (%) (%) (%)

1 Tổng dư nợ cho vay SXNN 156 100,0 158 100,0 178 100,0 101,2 112,6

2 Dư nợ đối với hộ SXNN 145 93,0 150 95,0 170 95,5 103,4 113,3

3 Dư nợ cho vay đối với HTX 11 7,0 8 5,0 8 4,5 72,7 100,0

4 Dư nợ cho vay đối với DN 0 0 0

Cũng như các chi nhánh khác thuộc hệ thống Agribank Lào Cai, chi nhánh Văn Bàn luôn chú trọng tới hoạt động cho vay SXNN. Hơn thế nữa, do Văn Bàn là một huyện mà hoạt động kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, chính vì vậy hoạt động cho vay chủ yếu của chi nhánh là cho vay cá nhân và cho vay SXNN.

Hoạt động cho vay SXNN tại Agribank Văn Bàn bao gồm cho vay các mảng như: cho vay trồng cây ngắn ngày, cây lâu năm, cho vay chăn nuôi, cho vay mua giống, phân bón, chi phí đầu tư tài sản cố định như máy móc, thiết bị, nhà xưởng phục vụ sản xuất kinh doanh, dịch vụ để thực hiện dự án của SXNN, HTX và doanh nghiệp. Những năm qua chi nhánh đã làm rất tốt công tác cho vay vốn đối với SXNN, tạo niềm tin tới các khách hàng của Agribank, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngân hàng cũng như góp phần thúc đẩy kinh tế huyện Văn Bàn ngày càng phát triển, đóng góp một phần vào công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa của địa phương.

Nhìn vào bảng số liệu trên có thể thấy được cho vay SXNN tại Agribank Văn Bàn chiếm tỷ trọng cao nhất so với các loại hình cho vay khác. Đạt được kết quả cao như vậy là do những thuận lợi về tăng trưởng kinh tế của huyện Văn Bàn cũng như việc hoạt động có hiệu quả trong công tác cho vay vốn của các cán bộ tín dụng của chi nhánh. Ngoài ra tác động của Nghị định 55 của Chính phủ về việc tập trung đầu tư cho SXNN cũng làm cho dư nợ cho vay SXNN được tăng trưởng trong thời gian này.

Đi sâu phân tích cụ thể, có thể thấy năm 2016 dư nợ cho vay SXNN đạt 156 tỷ đồng. Đến năm 2017 dư nợ cho vay SXNN tăng cao hơn so với năm 2016 và và đạt 158 tỷ đồng. Dư nợ SXNN tăng như vậy chứng tỏ Chi nhánh đã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển cho vay sản xuất nông nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện văn bàn, tỉnh lào cai​ (Trang 53 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)