Tiền gửi thanh toán là tài khoản cá nhân tại ngân hàng, ngoài tác dụng tài
khoản thông thường nó còn có nhiều tính năng hiện đại. Tài khoản này để ngân hàng giữ hộ và thanh toán hộ khách hàng với mục đích chi tiêu thường xuyên.
Tiền gửi tiết kiệm là nguồn tiền gửi quan trọng nhất trong tổng nguồn tiền
gửi dân cư. Chi nhánh đã đưa ra nhiều gói tiết kiệm khác nhau, phù hợp với kế hoạch và mục tiêu tiết kiệm của từng nhóm khách hàng. Các sản phẩm tiết kiệm có kỳ hạn và lãi suất khác nhau, từ không kỳ hạn, 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 12 tháng, 18 tháng, 24 tháng,….Bên cạnh đó, trong huy động tiết kiệm còn có những dịch vụ làm tăng thêm tiện ích cho khách hàng như chuyển nhượng sổ tiết kiệm, xác nhận tài chính để đi du học, du lịch; ký cam kết với các công ty xuất khẩu lao động để bảo lãnh cho người lao động thực hiện các nghĩa vụ tài chính…
Hiện đại hóa các hệ thống thanh toán, mở rộng và cải tiến hệ thống thanh toán bằng séc và thanh toán bằng các công cụ thanh toán khác như thẻ rút tiền tự động, ủy nhiệm chi, thư tín dụng…giúp cho khách hàng có quyền chủ động hơn trong việc lựa chọn các dịch vụ phù hợp với yêu cầu của họ đồng thời giúp cho các giao dịch qua ngân hàng thuận lợi, an toàn, nhanh chóng…
3.2.2.Kết quả huy động tiền gửi dân cư của Agribank chi nhánh Thủ Đô
3.2.2.1.Tăng trưởng quy mô tiền gửi dân cư
Tăng trưởng quy mô tiền gửi dân cư là một mục tiêu hoạt động luôn được ban lãnh đạo và tập thể cán bộ công nhân viên coi là nghiệp vụ quan trọng và chủ chốt. Huy động tiền gửi dân cư có quan hệ mật thiết với các hoạt động tín dụng, đầu tư...nhằm tạo lợi nhuận cho chi nhánh. Agribank chi nhánh Thủ Đô luôn tích cực đẩy mạnh huy động tiền gửi dân cư, giảm thiểu chi phí để phù hợp với việc cho vay và đầu tư. Số liệu về tiền gửi dân cư qua các năm được thể hiện dưới bảng sau:
Bảng 3.2.Tổng nguồn vốn của Agribank Chi nhánh Thủ Đô
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu 2016 2017 2018
Tổng nguồn vốn 1.872 1.786 2.062
Tiền gửi dân cƣ 959 1.277 1.375
Tiền gửi TCKT 913 509 689
Từ bảng số liệu trên, ta thấy tổng nguồn vốn năm 2017 giảm 86 tỷ đồng (tương đương 5%) so với năm 2016. Năm 2018 tăng 276 tỷ đồng ( tương đương với 13,4%) so với năm 2017.
Trong Khoảng thời gian từ năm 2016 đến nay, Agribank Chi nhánh Thủ Đô đã không ngừng chủ động sáng tạo, xây dựng các chương trình, chăm sóc khách hàng, khuyến mại dự thưởng riêng của Chi nhánh như “Vui sinh nhật cùng Agribank Thủ Đô”, “Lộc Xuân nhân đôi” đã mang lại hiệu quả rõ rệt trong việc huy động tiền gửi từ dân cư. Nhờ đó Chi nhánh đã huy động tiền gửi dân cư ngày càng nhiều. Năm 2017, nguồn tiền gửi dân cư cả tăng mạnh từ 959 tỷ đồng lên 1.277 tỷ đồng so với năm 2016 (tăng 318 tỷ đồng tương ứng tăng 25%). Năm 2018, các sản phẩm tiết kiệm thông thường kết hợp với các chương trình khuyến mại vẫn được Chi nhánh triển khai như: Đón giáng sinh – rinh quà tặng, Vui Xuân Sang – Đón Lộc Vàng. So với năm 2017, tiền gửi dân cư tăng 98 tỷ đồng từ 1.277 tỷ đồng lên 1.375 tỷ đồng (tương ứng tăng 7%)
Sự tăng trưởng nguồn vốn nói chung và tiền gửi dân cư nói riêng đã mở ra cơ hội mở rộng kinh doanh của Agribank chi nhánh Thủ Đô. Trong những năm qua, để đạt được thành tích trên ngoài những phương pháp truyền thống, Chi nhánh cũng đưa ra các giải pháp hiệu quả để thu hút khách hàng: Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của nhân viên, thực hiện nhiều chương trình khuyến mại để phục vụ khách hàng, chủ động triển khainhiều hình thức huy động tiền gửi, đồng thời củng cố xây dựng cơ sở vật chất. Hơn nữa, Chi nhánh cũng thường xuyên có quan hệ tốt đối với khách hàng có lượng tiền gửi lớn, ổn định, các khách hàng truyền thống lâu năm. Tích cực mở rộng và phát triển quan hệ khách hàng đối với khách hàng mới thông qua việc tiếp cận, khuyến khích khách hàng mở tài khoản tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm đồng thời đẩy mạnh các hoạt động truyền thông, tiếp thị… giúp Chi nhánh có được nguồn tiền gửi liên tục tăng nhanh và bền vững qua các năm tạo điều kiện thuận lợi để tăng trưởng tín dụng và tăng lợi nhuận.
Bảng 3.3. Tổng nguồn vốn của Agribank Chi nhánh Hà Nội
Đơn vị : Tỷ đồng
Chỉ tiêu 2016 2017 2018
Tổng nguồn vốn 1.962 2.465 2.871
Tiền gửi dân cƣ 1.341 1.760 2.084
Tiền gửi TCKT 621 705 787
Tỷ lệ tiền gửi dân cư trên tổng nguồn vốn của Chi nhánh Hà Nội (%) 68,3% 71,4% 72,6%
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Agribank Chi nhánh Hà Nội)
Cùng kỳ tại Agribank Chi nhánh Hà Nội,tổng nguồn vốn qua các năm 2016, 2017, 2018 lần lượt đạt 1.962 tỷ đồng, 2.465 tỷ đồng, 2.2871 tỷ đồng (Báo cáo kết quả kinh doanh của Agribank Chi nhánh Hà Nội các năm 2016, 2017, 2018). Có thể thấy, quy mô và tốc độ tăng trưởng của Chi nhánh Hà Nội rất lớn. Bởi đây là một trong những chi nhánh đầu tiên của hệ thống Agribank tại Hà Nội với mạng lưới Phòng Giao Dịch rộng khắp trên địa bàn Hà Nội.
Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn tại Agribank Chi nhánh Hà Nội cũng ổn định và cao hơn so với Chi nhánh Đông Hà Nội. Năm 2017, với nhiều chuyển biến tích cực từ thị trường kinh tế chung, quy mô nguồn vốn của Agribank Chi nhánh Hà Nội có sự bứt phá ngoạn mục tăng 503 tỷ đồng (tương đương 20,4%) so với năm 2016. Năm 2018, tăng 406 tỷ ( tương đương 14%) so với năm 2017.
Tiền gửi dân cư năm 2017 tăng 419 tỷ đồng từ 1.341 tỷ đồng lên 1.760 tỷ đồng (tăng 23,8%). Tiền gửi dân cư năm 2018 tăng 324 tỷ đồng từ 1.760 tỷ đồng lên 2.084 tỷ đồng (tăng 15,5%)
Do vậy, cùng hoạt động trên địa bàn Hà Nội, so với Agribank Hà Nội, Agribank Chi nhánh Thủ Đô cần đưa ra các chính sách huy động tiền gửi phù hợp, tích cực thu hút khách hàng tiềm năngnhằm giúp Chi nhánh có được nguồn vốn liên tục, tăng nhanh và bền vững qua các năm tạo điều kiện thuận lợi để tăng trưởng tín dụng, tăng lợi nhuận.
3.2.2.2. Cơ cấu nguồn vốn dân cư theo kỳ hạn
Đây là một chỉ tiêu quan trọng nhằm phản ánh rõ hơn khả năng huy động vốn cũng như tiền gửi dân cư của Chi nhánh. Trong phạm vi nghiên cứu, tác giả đánh giá cơ cấu nguồn vốn theo kỳ hạn tiền gửi.
Bảng 3.4. Cơ cấu nguồn vốn dân cư theo kỳ hạn của Chi nhánh Thủ Đô Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2016 2017 2018 Số dƣ Tỷ lệ (%) Số dƣ Tỷ lệ (%) Số dƣ Tỷ lệ (%) Tổng nguồn vốn dân cƣ 959 100% 1.277 100% 1.375 100%
Tiền gửi Không kỳ hạn 2 0,2% 2 0,1% 6 0,4% Tiền gửi Có kỳ hạn dưới 12 tháng 356 37,1% 422 33,1% 502 36,5% Tiền gửi Có kỳ hạn từ 12 tháng đến 24 tháng 540 56,3% 782 61,2% 801 58,3% Tiền gửi Có kỳ hạn trên 24 tháng 61 6,4% 71 5,6% 66 4,8%
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Agribank Chi nhánh Đông Hà Nội năm 2016 – 2018)
Bảng 3.5 Cơ cấu nguồn vốn dân cư theo kỳ hạn của Chi nhánh Hà Nội
Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2016 2017 2018 Số dƣ Tỷ lệ (%) Số dƣ Tỷ lệ (%) Số dƣ Tỷ lệ (%) Tổngtiền gửi dân cƣ 1.341 100% 1.760 100% 2.084 100%
Tiền gửi Không kỳ hạn 5 0,4% 3 0,2% 10 0,5% Tiền gửi Có kỳ hạn dưới 12 tháng 454 33,9% 717 40,7% 1.144 54,9% Tiền gửi Có kỳ hạn từ 12 tháng đến 24 tháng 730 54,4% 920 52,3% 715 34,3% Tiền gửi Có kỳ hạn trên 24 tháng 152 11,3% 120 6,8% 215 10,3%
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Agribank Chi nhánh Hà Nội năm 2016 – 2018)
- Tiền gửi dân cư không kỳ hạn: Năm 2016 - 2018, tiền gửi dân cư không kỳ hạn của Chi nhánh hầu như không thay đổi. Đến năm 2018, số lượng khách hàng mở tài khoản tiền gửi giao dịch tăng nên nguồn tiền gửi không kỳ hạn cũng tăng, đạt 6 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 0,4%. Tuy nhiên, nguồn tiền nàyvẫn chiếm tỷ trọng rất thấp trong tổng tiền gửi dân cư của chi nhánh.
Chi nhánh đã thực hiện tốt hơn các công tác chăm sóc khách hàng, thực hiện tốt các công tác thanh toán bù trừ, nâng cao chất lượng thanh toán, rút ngắn thời
Với Agribank Chi nhánh Hà Nội năm 2016, 2017, 2018 thì tiền gửi dân cư không kỳ hạn tại đây chiếm tỷ trọng lần lượt là 0,4%; 0,2% và 0,5% tổng tiền gửi dân cư. Điều này chứng tỏ Chi nhánh Hà Nội luôn duy trì mức độ ổn định của nguồn tiền để đảm bảo khả năng thanh khoản cho Chi nhánh.
- Tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng: Tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng chiếm
tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng tiền gửi dân cư của chi nhánh. Năm 2016 là 37,1%, cho đến năm 2017 là 33,1%, năm 2018 là 36,5%. Cũng trong năm 2016, tại Agribank Chi nhánh Hà Nội, nguồn tiền gửi này lại chiếm tỷ trọng khá cao là 33,9% tổng nguồn vốn huy động từ dân cư. Năm 2017 tỷ trọng nguồn vốn này tăng lên 40,7%. Năm 2018 tỷ trọng đạt 54,9%. Có thể lý giải sự khác nhau là do nguồn tiền này rất nhạy cảm với lãi suất. Khách hàng đã tính toán kỹ trước khi gửi vào ngân hàng theo những kỳ hạn nhất định. Trong khi Agribank Chi nhánh Thủ Đô không phát triển các sản phẩm thu hút kỳ hạn này thì tại Chi nhánh Hà Nội lại có rất nhiều sản phẩm ưu đãi dành cho phân khúc này.
- Tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng dưới 24 tháng: Tiền gửi có kỳ hạn dài của
Chi nhánh chiếm tỷ trọng ngày càng tăng trong tổng tiền gửi dân cư, là loại hình sản phẩm mà Agribank Chi nhánh Đông Hà Nội luôn tích cực triển khai nhằm huy động được nguồn vốn lâu dài và ổn định. Năm 2016, tỷ trọng nguồn tiền này chiếm 56,3%, năm 2017 tỷ trọng ở mức 61,2%, đến năm 2018 tỷ trọng nguồn này tăng lên 58,3%.
Tại Agribank Chi nhánh Hà Nội, nguồn tiền gửi dân cư có kỳ hạn trên 12 tháng và dưới 24 tháng lại chiếm tỷ trọng thấp hơn lần lượt là 54,4% năm 2016 ; 52,3% năm 2017 và 34,3% năm 2018. Tùy tình hình cũng như điều kiện bên trong và mục đích muốn hướng đến nên 2 chi nhánh có sự cơ cấu về tỷ lệ huy động tiền gửi dân cư khác nhau.
- Tiền gửi có kỳ hạn trên 24 tháng: Tiền gửi loại này có xu hướng giảm, năm
2016 đạt 6,4% trong tổng tiền gửi dân cư và 2017 tỷ trọng nguồn tiền này là 5,6%, nhưng đến năm 2018 giảm xuống còn 4,8%. Loại sản phẩm này luôn chiếm tỷ trọng thấp, lý giải ở sự sụt giảm này là theo chỉ đạo của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Chi nhánh Thủ Đô đã ngừng huy động tiền gửi lãi suất
bậc thang kỳ hạn dài. Lãi suất huy động vốn liên tục thay đổi không ngừng tác động đến tâm lý của người gửi tiền, khiến khách hàng không muốn gửi tiền trong một thời gian quá dài.
Tại Agribank Chi nhánh Hà Nội cũng có sự giảm sút tương tự. Tỷ trọng nguồn tiền gửi có kỳ hạn trên 24 tháng lần lượt là 11,3% năm 2016 ; 6,8% năm 2017, 10,3% năm 2018. Có thể thấy sự sụt giảm nguồn vốn trong năm 2017 do ảnh hưởng của chính sách từ Hội sở của Agribank. Tuy nhiên, đến cuối năm 2018, Chi nhánh Hà Nội đã nhanh chóng ổn định nguồn vốn này bằng chương trình dự thưởng đi kèm với ưu đãi sản phẩm thẻ Visa nên thu hút được nhiều nguồn hơn.
3.2.2.3.Cơ cấu tiền gửi dân cư huy động theo loại tiền
Huy động vốn nội tệ : Nguồn vốn nội tệ tăng trưởng cả về số tuyệt đối lẫn tỷ trọng trong tổng tiền gửi dân cư.
Năm 2016 nguồn nội tệ là 383 tỷ chiếm 51%, năm 2014 là 702 tỷ chiếm 73%, năm 2015 là 1.033 tỷ chiếm 81%.
Bảng 3.6. Cơ cấu huy động tiền gửi dân cư theo loại tiền của Agribank Chi nhánh Thủ Đô Đơn vị tính: tỷ đồng Chỉ tiêu 2016 2017 2018 Số dƣ Tỷ lệ (%) Số dƣ Tỷ lệ (%) Số dƣ Tỷ lệ (%) Tổng tiền gửi dân cƣ 959 100% 1.277 100% 1.375 100%
Nội tệ 639 66,6% 1.020 79,9% 1.131 82,3%
Ngoại tệ quy đổi 320 33,4% 257 20,1% 244 17,7%
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Agribank Chi nhánh Thủ Đô năm 2016– 2018)
Bảng 3.7 Cơ cấu huy động vốn theo loại tiền của Agribank Chi nhánh Hà Nội
ĐVT : tỷ đồng Chỉ tiêu 2016 2017 2018 Số dƣ Tỷ lệ (%) Số dƣ Tỷ lệ (%) Số dƣ Tỷ lệ (%) Tổng tiền gửi dân cƣ 1.341 100% 1.760 100% 2.084 100%
Nội tệ 891 66,4% 1.398 79,4% 1.670 80,1%
Ngoại tệ quy đổi 450 33,6% 362 20,6% 414 19,9%
Huy động vốn ngoại tệ: Ngoài huy động tiền gửi bằng VNĐ, ngân hàng còn huy động vốn ngoại tệ (Agribank chỉ áp dụng hai loại tiền ngoại tệ là đồng USD và EUR). So với tiền gửi là nội tệ, tiền ngoại tệ giảm dần cả về quy mô và tỷ trọng qua các năm. Một phần nguyên nhân do chính sách tỷ giá ổn định của Agribank.
Từ năm 2016, Agribank chỉ áp dụng lãi suất 0% với tiền gửi là ngoại tệ, tiền gửi chỉ mang tính chất giữ hộ cho khách hàng. Điều này gây khó khăn cho công tác huy động tiền gửi ngoại tệ. Khách hàng dần có xu hướng chuyển đổi từ gửi bằng ngoại tệ sang gửi bằng nội tệ để hưởng lãi suất cao hơn.
Trong khi đó, tại Agribank Chi nhánh Hà Nội, do nhiều phòng giao dịch rải rác rìa thành phố – nơi có nhiều dân cư buôn bán, khu công nghiệp nên tỷ trọng nguồn vốn nội tệ cao hơn Chi nhánh Thủ Đô. Tỷ trọng tiền gửi nội tệ năm 2016 là 66,4%, năm 2017 là 79,4%, năm 2018 là 80,1%. Tương ứng với đó là tỷ trọng nguồn vốn ngoại tệ năm 2016 là 33,6%, năm 2017 là 230,6%, năm 2018 là 19,9%. Cũng giống như Agribank Thủ Đô, tiền gửi bằng ngoại tệ cũng có xu hướng giảm dần do không có lãi suất, một lượng khách hàng đã .chuyển sang gửi nội tệ để hưởng lãi suất cao hơn
3.2.2.4. Chi phí huy động vốn
Đây là chỉ tiêu cho thấy rõ hiệu quả trong chính sách điều chỉnh kỳ hạn huy động vốn của Ban Giám đốc.
Bảng 3.8. Chi phí huy động tiền gửi của Agribank Chi nhánh Thủ Đô Đơn vị: Tỷ đồng Danh mục kỳ hạn 2016 2017 2018 Lãi suất bình quân (%) Số Dƣ Lãi suất bình quân (%) Số Dƣ Lãi suất bình quân (%) Số Dƣ TG không kỳ hạn bằng nội tệ 3,5 1,5 1,8 1,5 1,1 5 TG có kỳ hạn bằng nội tệ 12 637,5 7.5 1.018, 5 7.25 1.126 Tiền gửi không kỳ hạn bằng
ngoại tệ 1 0,5 1 0,5 0,5 1
Tiền gửi có kỳ hạn bằng
ngoại tệ 2 319,5 1,6 256,5 1,1 243
Tổng tiền gửi dân cƣ 959 1.277 1.375
Lãi trả cho nguồn huy động
tiền gửi dân cƣ 82,9 80,5 84,4
Tỷ lệ lãi trả cho nguồn huy
động trên tổng tiền gửi dân cƣ 8,6% 6,3% 6,1%
(Nguồn: Báo cáo phòng kế hoạch tổng hợp Agribank chi nhánh Thủ Đô)
Lãi suất là yếu tố có độ nhạy cảm cao đối với nền kinh tế, trực tiếp biểu đạt sự phát triển hay suy thoái của nền kinh tế. Nó trực tiếp ảnh hưởng tới sự biến động của khối lượng vốn huy động cũng như tốc độ vay vốn và từ đó ảnh hưởng đến lợi nhuận của các NHTM. Lãi suất là một trong những nhân tố được quan tâm hàng đầu của các khách hàng tham gia gửi tiền vào NHTM. Nhìn vào bảng số liệu ta nhận thấy, lãi suất huy động luôn giảm vì thế có sự dịch chuyển cơ cấu giữa các loại tiền gửi. Có thể thấy lãi trả cho nguồn huy động qua các năm lại xu hướng tăng do nguồn tiền gửi dân cư năm 2018 tăng. Tuy nhiên, tỷ lệ trả lãi huy động trên tổng nguồn vốn huy động lại giảm từ 8,6% năm 2016 xuống 6,1% năm 2018. Đây là tín hiệu cho thấy công tác quản trị cơ cấu nguồn vốn của Chi nhánh Thủ Đô đang đi đúng hướng.
Ngoài chi trả lãi cho nguồn huy động tiền gửi dân cư, Agribank chi nhánh Thủ Đô không sử dụng các biện pháp lách trần lãi suất để thu hút khách nên không phát sinh chi phí khác liên quan đến hoạt động này.
Bảng 3.9. Chi phí huy động tiền gửi của Agribank Chi nhánh Hà Nội Đơn vị: Tỷ đồng STT Danh mục kỳ hạn 2016 2017 2018 Lãi suất bình quân (%) Số Dƣ