7.1 Các liên kết kinh tế của ASEANs có hiệu lực đối với Việt nam
- Diễn đàn Á- Âu ASEM được thành lập 03/1996 Và Việt nam là một trong những nước thành lập.
- Khu vực thương mại tự do ASEAN – Trung Quốc có hiệu lực đối với Việt Nam năm 2015 với việc áp dụng mức thuế 0% với 7000 nhóm hàng hóa.
- Hiệp định thương mại tự do ASEAN – ÚC – Newzanland có hiệu lực đối với Việt nam năm 2018 với cam kết xóa bỏ 90% số dòng thuế.
- Khu vực Thương mại tự do ASEAN – Hàn Quốc có hiệu lực với Việt Nam năm 2015 với việc thực hiện giảm 99,65% dòng thuế quan, trong đó tỷ lệ ít nhất 80% các sản phẩm có mức thuế bằng không.
- Khu vực mậu dịch tự do ASEANs - Ấn độ có hiệu lực với Việt Nam năm 2015. Với 8000 danh mực giảm thuế và từ 2018 – 2021 các mặt hàng kể trên đạt thuế 0%.
- Đối tác kinh tế Toàn diện ASEANs – Nhật Bản có hiệu lực 1/01/2010 .
7.2 Cơ hội và thách thức đối với VN khi các liên kết của ASEANs và các Khu vực khác, nước khác có hiệu lực đối với VN
a) Cơ hội
- Việc gia nhập ASEAN muộn hơn các nước giúp chúng ta phải thực hiện các hiệp định với các nước muộn hơn khoảng 5 năm. Điều này giúp chung ta hoàn thiện hơn về pháp luật bộ máy điều hành cũng như Các doanh nghiệp đổi mới. Phát triển để chuẩn bị cho một môi trường cạnh tranh cao.
- Việc cam kết cắt giảm thuế mạnh từ các hiệp định thương mại tự do, các khu vực mậu dịch giúp cho các mặt hàng có lợi thế của Việt Nam như Cà phê, Tiêu, Gạo , Thủy Sản chiếm lĩnh được thị phần cao hơn trên thế giới.
- Việc hội nhập sâu và rộng và các tổ chức giúp Việt Nam thay đổi các chính sách phát triển kinh tế, giúp nền kinh tế linh hoạt với sự thay đổi của nền kinh tế thế giới và ngày càng phát triển.
- ASEANs có liên kết với hai quốc gia có dân số đông nhất thế giới là Trung Quốc và Ấn độ. Đây là những thị trường khổng lồ tại châu Á cho Việt Nam tiếp cận. Hơn nữa đây cũng là những thị trường tiềm năng cho việc xuất khẩu các sản phẩm có lợi thế của Việt nam như hàng nông sản, thủy sản ….
- Hội nhập giúp Việt Nam tiếp thu khoa học công nghệ mới, tiếp thu kiến thức và kinh nghiệm quản lý kinh tế và quản trị kinh doanh từ ngay các nước phát triển năng động và có hiệu quả trong khu vực, có điều kiện nâng cao khả năng cạnh tranh và mở rộng quan hệ thương mại với các nước khắp châu lục trên thế giới.
- Việt nam có lợi thế là nước có nguồn nhân công giá rẻ, tiếp thu nhanh, chịu khó. Điều này là một trong những yếu tố giúp Các nước đưa vốn đầu tư vào Việt Nam ngày càng nhiều.