Lộ trình thực hiện:

Một phần của tài liệu HIEP HOI CAC NUOC DONG NAM A - ASEAN (Trang 25 - 27)

5. Chương trình hợp tác của Aseans với các nước ngoài khố

5.1.2Lộ trình thực hiện:

- Qua 17 năm kể từ ngày thành lập, ASEM đã tổ chức 9 phiên họp Hội nghị thượng đỉnh.

- Hội nghị thượng đỉnh ASEM – 1 tổ chức vào tháng 03/1996 tại Bangkok, Thái Lan. Đây là hội nghị gồm 25 nước tham gia thành lập ra ASEM.

- Hội nghị thượng đỉnh ASEM – 2 tổ chức vào tháng 04/1998 tại London, Vương Quốc Anh. Ở hội nghị này, các nước thành viên ASEM tiếp tục xây dựng các chương trình hợp tác chính trị, kinh tế, xã hội Á – Âu.

- Hội nghị thượng đỉnh ASEM – 3 diễn ra vào thang 10/2000 tại Seoul, Hàn Quốc. Ở ASEM – 3, các nước đã thông qua 3 văn kiện quan trọng, trong đó vạch ra phương hướng, nguyên tắc và những ưu tiên chủ yếu của ASEM ở những năm đầu của thế kỷ 21 để thúc đẩy sự hợp tác giữa 2 châu lục Á – Âu.

- Hội nghị thượng đỉnh ASEM – 4 tại Copenhagen (Đan Mạch) vào tháng 09/2002. Ở diễn đàn này, ASEM đã thông qua tuyên bố về hợp tác chống khủng bố, tuyên bố về hòa bình trên bán đảo Triều Tiên.

- Hội nghị thượng đỉnh ASEm – 5 tại Hà Nội (Việt Nam) vào tháng 10/2004 với chủ đề “Tiến tới quan hệ đối tác Á – Âu” sống động và thực chất hơn. Hội nghị đã đề ra những biện pháp cụ thể để thúc đẩy sự hợp tác toàn diện giữa 2 khu vực. Và tại hội nghị thượng đỉnh lần này, ASEM cũng kết nạp thêm 10 nước Đông Âu và 3 nước còn lại của ASEAN, đó là Lào, Mianma và Campuchia. Sự tổ chức thành công ASEM – 5 đã đưa vị thể của Việt Nam lên một đỉnh cao mới trong quan hệ hợp tác ngày càng toàn diện Á – Âu.

- Hội nghị ASEM – diễn ra tại Hexenki, Phần Lan. Với chủ đề “10 năm ASEM: Thách thức toàn cầu - Ứng phó chung” vấn đề chủ yếu ở hội nghị này là giải quyết các vấn đề kinh tế phát sinh có liên quan đến toàn cầu hóa, tác động của phát triển kinh tế đến biến đổi khí hậu.

- ASEM lần thứ 7 diễn ra tại thủ đô Bắc Trung Quốc tháng 10/2008 với chủ đề “Tầm nhìn và hành động: Hướng tới các giải pháp cùng có lợi” bàn về hợp tác đối phó với khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Tại hội nghị thượng đỉnh này thông qua 17 sáng kiến mới trên các lĩnh vực an ninh lương thực, thương mại – đầu tư, y tế, doanh nghiệp vừa và nhỏ, văn hóa, di cư…, trong đó có 3 sáng kiến của Việt Nam.

- ASEM 8, được tổ chức tại Bruc-xen (Bỉ) tháng 10/2010 , đây là một dấu mốc quan trọng của quan hệ đối tác Á-Âu trong giai đoạn mới, với việc kết nạp Nga, Australia và New Zealand. Hội nghị ASEM 8 tập trung vào chủ để “Chất lượng cuộc sống vì hạnh phúc và phẩm giá của mọi người dân” và theo đó thảo luận các biện pháp tăng cường đóng góp của ASEM đối với các nỗ lực toàn cầu, đặc biệt trong việc nâng cao hiệu quả quản trị kinh tế toàn cầu và định hình các mô hình phát triển bền vững.

- Hội nghị ASEM lần thứ 9 – diễn ra tại Lào vào tháng 11/2012. Hội nghị lần này vừa kết thúc thành công tại Vientiane đánh dấu những kết quả và bước tiến mới trong quan hệ đối tác Á – Âu, tạo động lực cho việc duy trì hòa bình, an ninh, ổn định, tăng cường hợp tác và phát triển ở hai châu lục.

Kết quả nổi bật của Hội nghị là đánh dấu đợt mở rộng thành viên lần thứ 4 của Diễn đàn ASEM, với việc chính thức kết nạp Bangladesh, Na Uy và Thụy Sĩ tham gia.

Thứ 2, Hội nghị nhất trí đẩy mạnh hợp tác tài chính, kết nối, thuận lợi hóa thương mại và đầu tư, tạo việc làm, chuyển sang mô hình tăng trưởng xanh, bền vững.

Thứ 3, Hội nghị đạt nhiều thỏa thuận quan trọng về phương hướng tăng cường hợp tác ứng phó với các thách thức toàn cầu, cả truyền thống và phi truyền thống, và nhấn mạnh các thách thức này đang tác động đan xen, sâu rộng, khó lường. Hội nghị nhất trí coi trọng việc đẩy mạnh hợp tác trong các vấn đề phát triển, thực hiện các Mục tiêu Thiên niên kỷ (MDG), ứng phó với biến đổi khí hậu, hợp tác về bảo vệ nguồn nước và phòng tránh, giảm nhẹ thiên tai…Các nhà Lãnh đạo nhấn mạnh cần tiếp tục cải cách các định chế quản trị toàn cầu theo hướng công bằng, dân chủ và hiệu quả hơn, phát huy vai trò của các nền kinh tế mới nổi và các nước đang phát triển.

Thứ 4, cần duy trì hòa bình, an ninh, ổn định khu vực, gia tăng đối thoại, hợp tác và liên kết. (www.vietnamplus.vn)

5.2 Khu vực tự do thương mại ASEAN – Trung Quốc ( CAFTA ) bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/1/2010 :

Một phần của tài liệu HIEP HOI CAC NUOC DONG NAM A - ASEAN (Trang 25 - 27)