Vài nét về quan hệ thương mại, đầu tư giữa Việt Nam và ASEANs 1 Quan hệ thương mạ

Một phần của tài liệu HIEP HOI CAC NUOC DONG NAM A - ASEAN (Trang 33 - 36)

6.1. Quan hệ thương mại

Trước năm 1989, hầu như Việt Nam và Asean không có quan hệ buôn bán với nhau, thậm chí do sự kiện Việt Nam đưa quân vào Campuchia, nhiều nước thuộc Asean thực hiện chính sách cấm hoặc hạn chế buôn bán với Việt Nam. Nhưng trong những năm gần đây, quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Asean gia tăng mạnh, thể hiện ở những số liệu sau:

Bảng 6.1: Thương mại Việt Nam với các nước Asean 2008 – 11 tháng 2012

ĐVT: triệu USD Năm ngạch XK Tổng kim của VN Tổng kim ngạch NK của VN

Với các nước ASEAN

VN XK Tỷ trọng(%) VN NK Tỷ trọng(%) 2008 62.685,1 80.713,8 10.194,82 16,26 19.570,87 24,25 2009 57.096,3 69.948,8 8.591,87 15,05 13.813,07 19,75 2010 72.236,7 84.838,6 10.350,95 14,33 16.407,52 19,34 2011 96.905,7 106.749,9 13.583,28 14,02 20.910,17 19,59 11T 2012 104.230 103.988 15.189,95 14,57 19.110,524 18,38

(Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam)

Qua bảng 6.1 cho ta thấy tỷ trọng thị trường ASEAN cả xuất khẩu lẫn nhập khẩu đều có xu hướng giảm vì:

- Các nước ASEAN có chung lợi thế, cho nên đưa sản phẩm giống nhau vào thị trường của nhau sẽ rất khó khăn, tốc độ tăng trưởng của thị trường chậm. - Việt Nam chủ yếu xuất khẩu sang thị trường ASEAN mặt hàng nông sản sơ

chế, nay tỷ lệ chế biến sản phẩm trong nước gia tăng làm hạn chế xuất khẩu sản phẩm qua các thị trường mang tính trung gian như ASEAN.

- Việt Nam gia tăng nhập siêu với các nước ASEAN: nhập khẩu nhiều gấp gần 2 lần so với xuất khẩu sang ASEAN (minh hoạ: biểu đồ 3). Đây cũng là biểu hiện sự yếu kém của nền kinh tế Việt Nam: Công nghiệp sản xuất nguyên phụ liệu phát triển kém dẫn tới sản xuất phụ thuộc vào nhập khẩu nguyên liệu. Trong những năm tới nếu các doanh nghiệp không tăng khả năng cạnh tranh thì khi Việt Nam hội nhập sâu và rộng hơn với ASEAN thì nhập siêu từ các nước ASEAN sẽ gia tăng, chẳng những tăng nhập khẩu nguyên phụ liệu, máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải mà còn hàng tiêu dùng, nông sản và dịch vụ.

6.2. Hoạt động đầu tư FDI với các nước ASEAN6.2.1 Đầu tư của các nước ASEAN vào Việt Nam 6.2.1 Đầu tư của các nước ASEAN vào Việt Nam

Tính theo luỹ kế các dự án còn hiệu lực đến ngày 20/11/2012 thì tại Việt Nam còn 14.489 dự án FDI với tổng số vốn đăng ký là 213,651 tỷ USD, vốn thực hiện là 72,562 tỷ USD. Có 98 nước tham gia đầu tư vào Việt Nam, trong đó có 8 nước ASEAN.

Tình hình đầu tư FDI của các nước ASEAN vào Việt Nam thể hiện qua bảng sau đây:

Bảng 6.2: Tình hình đầu tư trực tiếp của các nước ASEAN vào Việt Nam (1988 – 20/11/2012)

ĐVT: USD STT Đối tác đầu tư Số dự án Vốn đăng ký Vốn điều lệ

1 Singapore 1099 24,670,594,930 7,092,081,586 2 Malaysia 433 11,367,792,697 3,838,545,234 3 Thái Lan 298 6,006,444,790 2,686,558,169 4 Brunei 131 4,853,684,177 996,404,375 5 Indonesia 34 296,302,000 145,615,600 6 Philippines 64 284,056,212 138,873,194

8 Campuchia 11 53,407,391 21,097,391

Nguồn: Bộ Kế hoạch Đầu tư

Biểu đồ minh hoạ:

Như vậy, trừ Mianma, đất nước còn gặp khó khăn về chính trị, kinh tế - xã hội lại bị cấm vận của Hoa Kỳ, thì 8 nước ASEAN còn lại đều có dự án đầu tư vào Việt Nam. Đặc biệt là Singapore đứng thứ 4 sau Nhật Bản, Đài Loan và Hàn Quốc đầu tư nhiều và thành công ở Việt Nam.Trên 2000 dự án đầu tư của các nước ASEAN đang đóng góp rất nhiều cho nền kinh tế Việt Nam.

6.2.2 Đầu tư trực tiếp của Việt Nam sang các nước ASEAN

Cùng với tiến trình hội nhập quốc tế, Việt Nam chẳng những chỉ tiếp nhận nguồn vốn đầu tư nước ngoài mà còn chủ động đầu tư ra nước ngoài để khai thác lợi thế của các quốc gia khác. Năm 1989, Việt Nam bắt đầu tiến hành hoạt động đầu tư ra nước ngoài với duy nhất một dự án là dự án giữa đối tác Việt Nam và một đối tác của Nhật Bản với số vốn đăng ký là 563.380 USD. Có thể nói đây là dự án có tính chất mở đường cho hoạt động đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam. Ngày 14/4/1999, Chính phủ ban hành Nghị định số 22/1999/NĐ-CP quy định về hoạt động đầu tư ra nước ngoài. Trong những năm đầu, đầu tư ra nước ngoài chỉ mang tính chất nhỏ lẻ, số dự án cấp mới cũng như số vốn đăng ký không nhiều. Số lượng dự án và quy mô đầu tư ra nước ngoài bắt đầu tăng cao từ giai đoạn 2006 – 4/ 2012, sau khi chính phủ ban hành các Nghị định mới như Nghị định số 78/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 quy định về đầu tư ra nước ngoài, Nghị định số 121/2007/NĐ-CP ngày 25/7/2007 quy định về đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí và Nghị định số 17/2009/NĐ-CP ngày 16/02/2009 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 121/2007/NĐ-CP. Tính đến

tháng 9 năm 2012, Việt Nam có 720 dự án của các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra 59 quốc gia và vùng lãnh thổ với tổng vốn đầu tư của nhà đầu tư Việt Nam đạt trên 14,616 tỷ USD. Tình hình Việt Nam đầu tư vào các nước ASEAN được thể hiện qua bảng 6.3 sau đây:

Bảng 6.3: Tình hình đầu tư trực tiếp của Việt Nam vào các nước ASEAN (1989 – 4/2012)

ĐVT: triệu USD

STT Nước tiếp nhận Số dự án Tổng vốn đầu tư

1 Lào 221 3.799,90

2 Campuchia 123 2.566,42

3 Singapore 46 86,863

4 Malaysia 10 469,28

Tổng cộng 400 6.922,463

Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài

Biểu đồ minh hoạ:

Như vậy, ASEAN là thị trường đầu tư lớn nhất của Việt Nam, chiếm 55,56% số dự án và 47,36% vốn đăng ký. Nhiều dự án của các nhà đầu tư vào các nước ASEAN đang phát triển khả quan, đặc biệt là các dự án tại Lào và Campuchia. Các dự án góp phần củng cố vao trò và sự ảnh hưởng của Việt Nam đến nền kinh tế của khu vực.

Một phần của tài liệu HIEP HOI CAC NUOC DONG NAM A - ASEAN (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(43 trang)
w