Khu vực tự do thương mại ASEAN – Trung Quốc ( CAFT A) bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/1/2010 :

Một phần của tài liệu HIEP HOI CAC NUOC DONG NAM A - ASEAN (Trang 27 - 29)

5. Chương trình hợp tác của Aseans với các nước ngoài khố

5.2Khu vực tự do thương mại ASEAN – Trung Quốc ( CAFT A) bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/1/2010 :

5.1.1 Nội dung các chương trình hợp tác:

- Là khu vực mậu dịch tự do được kí kết giữa Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Ý tưởng của việc thành lập khu vực mậu dịch vào tháng 1 năm 2010 được nêu ra và kí nghị định khung vào 4 tháng 10 năm 2002 tại thủ đô Phnom Penh của Campuchia. Hiệp định kí kết bắt đầu có hiệu lực vào 1 tháng 1 năm 2010.

- Là khu vực mậu dịch tự do lớn nhất thế giới, CAPTA đã trở thành thị trường chung cho gần 1,9 tỉ người tiêu dùng với tổng sản phầm quốc dân của tất cả các nước cộng lại lên tới 5,9 nghìn tỉ USD và kim ngạch thương mại đạt 1,6 nghìn tỉ USD. Theo thỏa thuận,

Trung Quốc, Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan và Singapore sẽ áp mức thuế suất bằng không đối với hơn 7.000 nhóm hang hóa.

- Tới năm 2015 , các thành viên mới của ASEAN là Việt Nam, Lào, Cambodia và Myanmar mới chính thức tuân thủ quy định này.

5.1.2 Lộ trình thực hiện:

- FTA song phương ASEAN – Trung Quốc đi vào hoạt động trong bối cảnh quan hệ thương mại Trung Quốc – ASEAN đã tang mạnh trong thập kỷ qua. Kim ngạch thương mại giữa Trung Quốc và ASEAN đã đạt tới 231,1 tỉ USD trong năm 2008, so với mức 19,5 tỉ USD của năm 1995.

- CAPTA ra đời là kế quả của 8 năm đàm phán kể từ ngày 4 tháng 1 năm 2002. Hiệp định khung về Hợp tác kinh tế toàn diện giữa Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã được lãnh đạo các nước ASEAN vả Trung Quốc ký kết tại Phnom Penh, Campuchia tạo nên tảng pháp lý quan trọng để tăng cường hợp tác nhiều mặt giữa ASEAN và Trung Quốc, và là kết quả của Hiệp định Thương mại hàng hóa trong khuôn khổ Hiệp định hợp tác toàn diện giữa ASEAN và Trung Quốc, Hiệp định này được ký kết tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 10, diễn ra tại Vientiane ( Lào ) cuối tháng 11/2004.

- Hiệp định bao gồm thỏa thuận gỡ bỏ hàng rào thuế quan và phi thuế quan đối với hàng hóa hai chiều, tạo lập một cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại.

- Theo thỏa thuận, bắt đầu từ ngày 01/07/2005, Trung Quốc và các nước ASEAN sẽ bắt đầu tiến trình giảm thuế. Hai phía sẽ dần dần tiến tới bỏ thuế đối với 7.000 sản phẩm, ASEAN còn công nhận Trung Quốc là nước có nên kinh tế thị trường hoàn toàn.

- Theo hiệp định trên, Trung Quốc và 6 nước ASEAN cũ sẽ hoàn tất thương mại tự do vào năm 2010. Bốn nước ASEAN mới sẽ có them 5 năm chuyển tiếp để hoàn tất ( năm 2015 ).

- Trước đó, tháng 11/2002 tại Canpuchia, các nước ASEAN và Trung Quốc đã ký kết chương trình thu hoạch sớm EHP ( Early Harvest Program ) là chương trình cắt giãm thuế quan giữa ASEAN và Trung Quốc với hàng nông sản. Với chương trình EHP, ASEAN và Trung Quốc sẽ cắt giảm thuế nhập khẩu nông sản từ ngày 01/01/2004 và kết thúc vào ngày 01/01/2006 xuống 0%. Việt Nam và Trung Quốc sẽ cắt giảm thuế nhập khẩu tương tự đến thời hạn 01/01/2008 ( cắt giảm thuế nhập khẩu mang tính có đi có lại ). Ngược lại, Trung Quốc sẽ cắt giảm 206 dòng thuế nhập khẩu từ Việt Nam xuống còn

0% trước ngày 01/01/2006. Thực hiện chương trình thu hoạch để thúc đẩy hoạt động thương mại Việt Nam – Trung Quốc phát triển thuận lợi.

Một phần của tài liệu HIEP HOI CAC NUOC DONG NAM A - ASEAN (Trang 27 - 29)