Các nhân tố ảnh hưởng đến tín dụng cá nhân của ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích tín dụng cá nhân của ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh tân bình giai đoạn 2013 2014​ (Trang 27)

1.5.1. Môi trường pháp lý

Các nhân tố pháp lý bao gồm các quy định, luật lệ, nghị định, chính sách kinh tế, chính sách thuế, các quy định về lãi suất, ngoại tệ, tỷ giá hối đoái của ngân hàng Nhà nước…Môi trường pháp lý ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động tín dụng của các ngân hàng. Các quy định về luật ngân hàng, về lãi suất huy động và lãi suất cho vay của ngân hàng Nhà nước, quy định về tỷ giá hối đoái…buộc các ngân hàng thương mại phải tuân thủ và thực hiện đúng theo quy định, điều này ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động của các ngân hàng.

Nếu những văn bản pháp luật không rõ ràng, không đầy đủ sẽ tạo những ke hở pháp luật gây rắc rối và tổn hại đến lợi ích cho các bên tham gia quan hệ tín dụng. Ngược lại, sự chặt chẽ và đồng bộ của pháp luật sẽ góp phần tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, tạo tính trật tự và ổn định của thị trường để hoạt động tín dụng cá nhân nói riêng và hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại nói chung được hiệu quả.

Một hệ thống pháp lý ổn định và thống nhất tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng thương mại xây dựng đường lối phát triển đi vào quỹ đạo ổn định, ngăn chặn kịp thời những rủi ro, những tiêu cực xảy ra, góp phần nâng cao hiệu quả tín dụng đồng thời NHNN có thể kiểm soát và ổn định tiền tệ quốc gia.

1.5.2. Tình hình kinh tế xã hội

Hoạt động tín dụng là một hoạt động nhạy cảm với những biến động của nền kinh tế xã hội, đặc biệt trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Nền kinh tế suy thoái, thu nhập của các tổ chức cá nhân bị thua lỗ thì không có khả năng chi trả nợ đúng hạn hoặc gia hạn thêm thời hạn trả nợ dẫn đến rủi ro tín dụng cho ngân hàng

Môi trường kinh doanh không ổn định với sự tăng nhanh về giá cả các mặt hàng từ phục vụ đời sống cho đến các nguyên vật liệu đầu vào phục vụ sản xuất kinh doanh dẫn đến lạm phát tăng cao chính điều này làm ảnh hưởng chung đến nền tài chính trong nước, trong đó có hoạt động tín dụng của các ngân hàng.

Tình hình trật tự xã hội, thói quen, tâm lý, trình độ học vấn, bản sắc dân tộc hoặc các yếu tố về nơi ở, điều kiện làm việc sẽ ảnh hưởng đến thói quen tiêu dùng của người dân. Vì vậy, nơi nào tập trung nhiều người có địa vị trong xã hội, trình độ, thu nhập cao thì nhu cầu tiêu dùng ở nơi đó sẽ cao, nhu cầu vay vốn cao hơn nơi khác, do đó có khả năng mở rộng tín dụng cá nhân. Còn phần lớn những người lao động chân tay thì chỉ mong muốn đảm bảo cuộc sống ở mức bình thường nên họ chưa có nhu cầu vay để mua sắm và nâng cao mức sống.

1.5.3. Đối thủ cạnh tranh

Đối thủ cạnh tranh luôn là nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển hoạt động kinh doanh của mọi thành phần kinh tế trong đó có ngân hàng. Trong lĩnh vực ngân hàng thì cạnh tranh về lãi suất, sản phẩm, chính sách tín dụng…của các ngân hàng khác nhau sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động tín dụng cá nhân của ngân hàng.

Sự cạnh tranh giữa các ngân hàng là một cuộc đua trong đó yếu tố năng lực nội tại của bản thân mỗi ngân hàng là nền tảng, ngoài ra để khẳng định vị thế của mình thì trên nền tảng đó, mỗi ngân hàng cần tạo ra được sự khác biệt trong chính sách, sản phẩm, dịch vụ, khách hàng mục tiêu so với các đối thủ khác. Chính sự khác biệt này góp phần tích cực trong công cuộc phát triển tín dụng cá nhân của mỗi ngân hàng.

1.5.4. Nhân tố khách hàng

Khách hàng là người trực tiếp sử dụng vốn vay để sản xuất kinh doanh hoặc dùng cho các nhu cầu cần thiết. Vì vậy, khách hàng là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến hoạt

17

Sản xuất kinh doanh thua lỗ của các cá nhân và hộ gia đình là nguyên nhân chính dẫn đến việc không trả được nợ cho ngân hàng.

Thu nhập không ổn định hoặc bị thất nghiệp có thể làm cho khách hàng vay vốn không thể trả được nợ cho ngân hàng.

Năng lực của khách hàng là nhân tố quyết định đến việc khách hàng sử dụng vốn vay có hiệu quả hay không. Nếu năng lực của khách hàng yếu kém thì không thể dự đoán được những biến động của nhu cầu thị trường sẽ ảnh hưởng đến việc sản xuất kinh doanh. Từ đó làm ảnh hưởng đến khả năng trả nợ ngân hàng, chất lượng tín dụng của ngân hàng cũng bị ảnh hưởng. Và ngược lại năng lực của khách hàng càng cao thì khả năng cạnh tranh trên thị trường càng lớn, vốn vay càng được sử dụng có hiệu quả.

Sử dụng nguồn vốn vay sai mục đích cũng ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng trả nợ của khách hàng. Việc xác định nhu cầu vay vốn không chính xác cũng như biến động của tình hình kinh tế xã hội làm cho khách hàng sử dụng vốn sai so với mục đích xin vay theo hợp đồng tín dụng.

1.5.5. Nhân tố ngân hàng

Chất lượng thẩm định tín dụng là yếu tố quan trọng nhất trong hoạt động tín dụng. Tuy nhiên ở nhiều ngân hàng vẫn còn tình trạng chạy theo yêu cầu cho vay của khách hàng mà tiến hành cấp tín dụng một cách nhanh chóng không theo đúng quy trình.

Nhân sự cũng là yếu tố dẫn tới hạn chế trong công tác tín dụng của các ngân hàng. Hiện tại độ tuổi trung bình của nhân viên ngân hàng khá thấp, đa số cán bộ tín dụng và cán bộ quản lý rủi ro vẫn còn ít kinh nghiệm.

Chất lượng đội ngũ cán bộ ngân hàng là nhân tố quyết định đến sự thành bại trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung và trong hoạt động tín dụng nói riêng. Sở dĩ như vậy là vì cán bộ tín dụng là người tham gia trực tiếp vào mọi khâu của quy trình tín dụng, từ bước đầu tiên đến bước cuối cùng.

Bên cạnh đó cán bộ tín dụng cần có sự hiểu biết rộng về pháp luật, môi trường kinh tế xã hội…dự đoán được những biến động có thể xảy ra từ đó tư vấn lại cho khách hàng xây dựng lại phương án kinh doanh cho phù hợp.

Chính sách tín dụng của ngân hàng cũng ảnh hưởng đến công tác tín dụng. Ngân hàng cần có chính sách tín dụng linh hoạt sẽ thu hút được nhiều khách hàng, đảm bảo khả năng sinh lời từ hoạt động tín dụng trên cơ sở hạn chế rủi ro, tuân thủ phương pháp, đường lối chính sách của Nhà nước. Điều đó cũng có nghĩa chất lượng tín dụng tùy thuộc vào việc xây dựng chính sách tín dụng của ngân hàng có linh hoạt phù hợp với tình hình kinh tế hiện tại hay không. Ngân hàng muốn có chất lượng tín dụng tốt thì phải có chính sách tín dụng khoa học, phù hợp với thực tế của ngân hàng cũng như của thị trường.

19

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG BIDV CHI NHÁNH TÂN BÌNH GIAI ĐOẠN 2013 – 2014

2.1. Giới thiệu chung về ngân hàng2.1.1. Lịch sử hình thành 2.1.1. Lịch sử hình thành

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam được thành lập ngày 26/04/1957 với tên gọi là ngân hàng Kiến thiết Việt Nam, hoạt động với chức năng là một đơn vị quản lý vốn ngân sách, cấp phát vốn cho các công trình xây dựng đất nước.

Năm 1981 – 1989 đổi tên thành ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam, mục tiêu hoạt động về cơ bản không thay đổi nhưng các quan hệ tín dụng trong lĩnh vực xây dựng cơ bản được mở rộng.

Năm 1990 – 2012 đổi tên thành ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, kể từ năm 1985, ngân hàng chính thức được phép kinh doanh như một ngân hàng thương mại.

Từ tháng 05/2012 đến nay đổi tên thành ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, tên gọi tắt là BIDV, với tên giao dịch quốc tế là Joint Stock Commercial Bank for Investment and Development of Vietnam. Trụ sở chính được đặt tại 35 Hàng Vôi, Quận Hoàng Kiếm, Hà Nội.

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam được biết đến là một trong những ngân hàng thương mại hàng đầu Việt Nam xét cả về mặt quy mô tài chính và phạm quy hoạt động. Ngân hàng đã từng bước vươn lên mạnh mẽ, phát triển đều đặn và không ngừng mở rộng quy mô. Đồng thời không ngừng nghiên cứu, cải tiến các sản phẩm và dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu cao nhất của khách hàng.

Được sự chấp thuận của Thống Đốc ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo công văn số 7760/NHNN-TTGSNH ngày 21/10/2013, ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Tân Bình chính thức đi vào hoạt động kể từ ngày 1/11/2013.

Tên đầy đủ: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Tân Bình. Tên viết tắt: BIDV Tân Bình

Tên tiếng Anh: Joint Stock Commercial Bank for Investment and Development of Vietnam – Tan Binh Branch

Tên thường gọi: Ngân hàng Đầu tư và Phát Triển chi nhánh Tân Bình

Địa chỉ: 271 – 273 - 275 Cộng Hòa, Phường 13, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh.

Điện thoại: 08 38107507 Fax: 08 38498175

Email: tanbinh@bidv.com.vn Website: www.bidv.com.vn

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Tân Bình là chi nhánh cấp 1, trực thuộc ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, là đại diện pháp nhân của ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, có con dấu, có bảng tổng kết tài sản, hạch toán phụ thuộc trong hệ thống ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

Ngành nghề kinh doanh của ngân hàng: kinh doanh tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng và các hoạt động khác ghi trong Quy chế tổ chức và hoạt động của Chi nhánh.

Được thành lập và chính thức đi vào hoạt động cách đây không lâu nên BIDV Tân Bình đã gặp không ít khó khăn, thử thách. Tuy nhiên, với đội ngũ nhân viên tiên tiến, BIDV Tân Bình không những khắc phục được những khó khăn mà còn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

2.1.2. Bộ máy tổ chức

2.1.2.1. Bộ máy tổ chức

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Tân Bình hoạt động với hơn 70 nhân viên và 9 phòng ban, dưới sự chỉ đạo của Giám Đốc – người chịu trách nhiệm chung cho mọi hoạt động của ngân hàng.

Ban Giám Đốc gồm 1 Giám Đốc và 3 Phó Giám Đốc phụ trách điều hành, quản lý tất cả các hoạt động của ngân hàng.

21

Sơ đồ 2.1. Bộ máy tổ chức của ngân hàng BIDV chi nhánh Tân Bình

Nguồn: Phòng kế hoạch tổng hợp của ngân hàng BIDV – chi nhánh Tân Bình Khối quản lý khách hàng Khối quản lý rủi ro Khối tác nghiệp

Khối nội bộ Khối trực thuộc Phòng khách hàng cá nhân Phòng khách hàng doanh nghiệp Phòng quản lý rủi ro Phòng giao dịch khách hàng Phòng quản trị tín dụng Phòng quản lý và dịch vụ kho quỹ Phòng tài chính kế toán Phòng tổ chức hành chính Phòng kế hoạch tổng hợp PGD Tân Phú PGD Lý T. Kiệt PGD Tây Bắc Củ Chi Ban Giám Đốc

2.1.2.2. Chức năng

Phòng khách hàng cá nhân: đề xuất kế hoạch phát triển quan hệ với khách hàng là cá nhân, tiếp thị, triển khai các dịch vụ tạo tài khoản cá nhân, nhận tiền gửi và các dịch vụ tín dụng.

Phòng khách hàng doanh nghiệp: đề xuất kế hoạch phát triển quan hệ với khách hàng là doanh nghiệp, chịu trách nhiệm duy trì và mở rộng quan hệ với khách hàng, bán các sản phẩm của ngân hàng.

Phòng quản lý rủi ro: đưa ra chính sách phát triển và nâng cao các hoạt động tín dụng, quản lý rủi ro, chất lượng các danh mục tín dụng của chi nhánh. Áp dụng hệ thống xếp loại tín dụng nhằm đánh giá các danh mục tín dụng, quản lý rủi ro tác nghiệp và quản lý chất lượng ISO, đồng thời kiểm soát việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro, quản lý nợ xấu.

Phòng giao dịch khách hàng: thực hiện các nghiệp vụ đối với khách hàng là cá nhân như nộp tiền vào tài khoản, rút tiền, ủy nhiệm chi, chuyển khoản và nhiều nghiệp vụ khác.

Phòng quản trị tín dụng: thực hiện phân tích tín dụng nhằm hạn chế những rủi ro không mong đợi, gây thiệt hại cho ngân hàng.

Phòng quản lý và dịch vụ kho quỹ: nhiệm vụ tương tự như phòng giao dịch khách hàng nhưng thực hiện các nghiệp vụ đối với khách hàng là doanh nghiệp.

Phòng kế toán: quản lý và thực hiện việc hạch toán kế toán chi tiết, kế toán tổng hợp, chịu trách nhiệm về tính đúng đắn, chính xác và kịp thời của số liệu kế toán, báo cáo tài chính, phản ánh đúng tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh.

Phòng tổ chức hành chính: công tác tuyển dụng, đánh giá và đào tạo cán bộ, công tác đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm trang thiết bị.

Phòng kế hoạch tổng hợp: tổng hợp mọi hoạt động của chi nhánh và phối hợp với các phòng thực hiện những chương trình do ngân hàng tổng đưa xuống.

23  Nhận xét:

Ưu điểm: bộ máy tổ chức của ngân hàng hiện đại với các khối chức năng rõ ràng, mỗi khối gồm các phòng ban tương ứng và mỗi phòng đều chuyên môn hóa công việc của mình.

Hạn chế: các bộ phận nhân sự trong phòng khách hàng cá nhân chưa được đi sâu vào chuyên môn của từng mảng nghiệp vụ. Bên cạnh đó, phòng khách hàng doanh nghiệp kiêm luôn nhiệm vụ của phòng thanh toán tế, chưa có sự phân chia rõ các nhiệm vụ cụ thể.

Từ đó cho thấy bộ máy tổ chức của ngân hàng chưa đáp ứng được tình hình hiện tại của ngân hàng.

Đề xuất: chia phòng khách hàng cá nhân thành nhiều tổ: tổ tín dụng, tổ chăm sóc khách hàng, tổ huy động vốn…và thành lập thêm phòng thanh toán quốc tế để có thể thực hiện công việc tốt hơn.

2.1.3. Kết quả kinh doanh

Trong những năm qua tình trạng lạm phát kéo dài đã tác động rất lớn đến nền kinh tế, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn, các cá nhân và hộ gia điình làm ăn kém hiệu quả, Nhà nước liên tục đưa ra các chính sách như ấn định mức lãi suất tiền gửi, tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, giảm lãi suất cho vay... để điều chỉnh khối lượng tiền trong lưu thông. Những thay đổi đó đã tác động rất lớn đến hoạt động kinh doanh của hệ thống ngân hàng, trong đó có ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Tân Bình. Tuy nhiên, nhờ sự chỉ đạo đúng đắn của Ban lãnh đạo ngân hàng và sự nỗ lực của tập thể nhân viên trong ngân hàng đưa ngân hàng vượt qua những khó khăn trước mắt, quy mô và kết quả kinh doanh của ngân hàng ngày càng được nâng cao, huy động, dư nợ tín dụng và lợi nhuận tăng qua các năm. Lợi nhuận gia tăng là một minh chứng cho việc sử dụng vốn đúng mục đích và có hiệu quả được thể hiện qua bảng.

Bảng 2.1. Báo cáo hoạt động kinh doanh của ngân hàng BIDV chi nhánh Tân Bình giai đoạn 2013 - 2014

ĐVT: tỷ đồng

Nguồn: Phòng kế hoạch tổng hợp của ngân hàng BIDV – chi nhánh Tân Bình

2.1.4. Định hướng phát triển

BIDV Tân Bình đặt mục tiêu trong những năm tới là phấn đấu tăng trưởng về quy mô và hiệu quả nhằm đảm bảo chi nhánh đủ điều kiện xếp hạng 1.

Tận dụng và khai thác lợi thế vị trí địa lý, thương hiệu và nền khách hàng sẵn có để tăng trưởng nguồn vốn ổn định và bền vững. Tiếp tục xác định huy động vốn là cấu phần quan trọng, đóng góp chủ lực vào thu nhập của chi nhánh, mỗi năm huy động vốn cuối kỳ tăng 33%.

Thực hiện tốt việc điều hành tăng trưởng tín dụng hiệu quả, dư nợ tín dụng cuối kỳ tăng 139% gắn với kiểm soát chất lượng tín dụng, hạn chế nợ xấu, nợ tiềm ẩn rủi ro, duy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích tín dụng cá nhân của ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh tân bình giai đoạn 2013 2014​ (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)