Bảng 2.5. Dư nợ tín dụng cá nhân theo sản phẩm của ngân hàng BIDV chi nhánh Tân Bình giai đoạn 2013 – 2014
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014
So sánh 2014 so với 2013
Tuyệt đối Tỷ lệ (%)
Dư nợ vay nhà 51.020 155.627 104.607 205,03
Dư nợ vay kinh doanh 13.069 38.620 25.551 195,51
Dư nợ vay xe ô tô 575 1.690 1.115 193,91
Dư nợ vay tín chấp 515 1.430 915 177,67
Dư nợ vay CMTC 1.812 5.825 4.013 221,47
Dư nợ vay cầm cố GTCG 45.009 134.808 89.799 199,51
Tổng 112.000 338.000 226.000 201,79
Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp của ngân hàng BIDV – chi nhánh Tân Bình Qua bảng số liệu trên ta thấy loại hình cho vay chủ yếu là cho vay nhà và cho vay cầm cố GTCG. Trong đó, dư nợ vay nhà chiếm 46,04% trong tổng dư nợ bán lẻ, còn dư nợ vay cầm cố GTCG chiếm 39,88%. Còn chiềm tỷ trọng thấp nhất là dư nợ vay ô tô và tín chấp. Dư nợ vay nhà ở và cầm cố giấy tờ có giá chiếm tỷ trọng cao là do cầm cố giấy tờ có giá có thể đảm bảo được khoản vay, còn vay mua nhà thì dùng chính căn nhà đó làm tài sản đảm bảo nên ngân hàng giảm thiểu rủi ro. Dư nợ vay xe ô tô và tín chấp chiếm tỷ trọng thấp là do vay tín chấp không có tài sản đảm bảo nên rủi ro cao, phải tùy đối tượng thì ngân hàng sẽ áp dụng cho vay tín chấp.
33
Biểu đồ 2.2. Dư nợ tín dụng cá nhân theo sản phẩm của ngân hàng BIDV chi nhánh Tân Bình giai đoạn 2013 – 2014
ĐVT: triệu đồng
Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp của ngân hàng BIDV – chi nhánh Tân Bình Dư nợ vay nhà năm 2013 là 51.020 triệu đồng, sang năm 2014 là 155.627 triệu đồng, tăng 104.607 triệu đồng, tương ứng 205,03%. Nguyên nhân của việc tăng này là do nhu cầu nhà ở là một nhu cầu rất cần thiết đối với mỗi cá nhân, khi mức sống của người dân đang dần cải thiện và thoát khỏi tình trạng khó khăn thì nhu cầu nhà ở lại càng tăng, đặc biệt là các đô thị lớn như Tp Hồ Chí Minh, nhưng số tiền dư không đủ để mua nhà nên khách hàng tìm đến ngân hàng xin vay vốn để mua, xây dựng, sửa chữa nhà ở ngày càng đông.
Dư nợ vay kinh doanh năm 2013 là 13.069 triệu đồng, đến năm 2014 là 38.620 triệu đồng, tăng 195,51% so với cùng kỳ năm ngoái là do năm 2014 trên địa bàn Tân Bình có nhiều hộ sản xuất kinh doanh được thành lập nên cần một lượng vốn để ổn định hoạt động của hộ, bên cạnh đó một số hộ kinh doanh mở rộng quy mô nên nhu cầu vốn cho loại sản phẩm này tăng.
Dư nợ vay ô tô năm 2013 là 575 triệu đồng, năm 2014 là 1.690 triệu đồng tăng 1.115 triệu đồng, tăng gấp ba lần so với năm 2013. Có sự tăng đột biến này là do năm
51.020 155.627 13.069 38.620 575 515 1.812 1.690 1.430 5.825 45.009 134.808 0 20000 40000 60000 80000 100000 120000 140000 160000 180000 Năm 2013 Năm 2014
Dư nợ vay nhà Dư nợ vay kinh doanh Dư nợ vay xe ô tô
2013 nền kinh tế nước nhà mới vừa khôi phục nên nhu cầu ô tô còn xa xỉ đối với các cá nhân, đến năm 2014 thì kinh tế phát triển hơn, đời sống được nâng cao thì họ sẽ có nhu cầu vay ô tô nhiều hơn.
Dư nợ vay tín chấp năm 2013 là 515 triệu đồng, năm 2014 là 1,430 triệu đồng tăng 177,67% so với năm 2013. Loại hình này chủ yếu áp dụng cho cán bộ BIDV và các cá nhân có thu nhập ổn định nhằm đảm bảo khả năng trả nợ.
Dư nợ vay CMTC năm 2013 là 1.812 triệu đồng, năm 2014 là 5.825 triệu đồng tăng 3,2 lần so với năm 2013. Đây là loại hình vay chủ yếu dựa vào năng lực tài chính của cá nhân, áp dụng cho du học sinh. Dư nợ năm 2014 tăng so với năm 2013 là do khách hàng có nhu cầu du học ngày càng nhiều.
Dư nợ vay cầm cố GTCG: Đây là sản phẩm có tỷ trọng cao thứ hai trong tất cả các sản phẩm, cụ thể năm 2013 là 45.009 triệu đồng, sang năm 2014 là 134.808 triệu đồng, tăng 89.799 triệu đồng, tương ứng là 199,51%. Vay cầm cố GTCG chủ yếu là cầm cố sổ tiết kiệm, loại hình cho vay này khá an toàn. Năm 2014 tăng rất nhiều so với năm 2013 là do năm 2013 chi nhánh mới đi vào hoạt động được vài tháng nên dư nợ tín dụng tương đối thấp, đến năm 2014 thì chi nhánh đã hoạt động được hơn một năm nên các giao dịch của chi nhánh nhiều hơn so với năm 2013, dẫn đến dư nợ tín dụng cũng tăng.