Những nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích thực trạng và đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện hơn cho hoạt động quản trị nguồn nhân lực tại công ty tnhh long vỹ​ (Trang 27)

1.3.1. Nhân tố môi trường kinh doanh

Hiện nay, chúng ta đang sống trong một môi trường luôn thay đổi và thay đổi với một tốc độ rất nhanh. Các nhà quản trị phải đối mặt với nhiệm vụ khó khăn hơn đó là việc chuẩn bị cho sự thay đổi cũng đồng thời phải thích nghi với những thay đổi đó. Bởi vậy, việc nhận biết được nguồn gốc của những thay đổi trên thị trường vẫn luôn là một nhiệm vụ được đặt lên hàng đầu trong việc nghiên cứu và đưa ra các giải pháp của các nhà quản lý nói chung và quản lý chuyên về mảng nhân sự nói riêng ở khắp các công ty trên thế giới.

 Nhân tố môi trường ảnh hưởng đến quản trị nguồn nhân lực bao gồm:

- Môi trường vật chất và môi trường kinh tế: Việc gia tăng dân số, nguồn tài nguyên ngày càng cạn kiệt và ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường khiến cho việc cạnh trạnh giữa các cá nhân, công ty và các quốc gia trên thế giới ngày càng gay gắt. Cùng với đó, việc tăng trưởng kinh tế ở các quốc gia mạnh và tốc độ lạm phát ngày càng cao ở các nước nghèo ảnh hưởng sâu sắc đến thu nhập, đời sống và công ăn việc làm cho người lao động.

- Môi trường khoa học kỹ thuật, công nghệ: Khoa học kỹ thuật, công nghệ trên thế giới ngày càng hiện đại. Ở một số ngành nghề đã xuất hiện nhiều hơn những máy móc tối tân phục vụ cho việc sản xuất, đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến công ăn việc làm của người lao động. Một số khâu làm việc trong các phân xưởng đã bị tinh

giảm bớt, chỉ tiêu tuyển người nhân viên ở các công ty ngày một nâng cao đòi hỏi họ phải có trình độ và tay nghề cao trong công việc.

- Môi trường chính trị: Tính cạnh tranh giữa các quốc gia cao, do đó, các tổ chức kinh doanh sẽ có tác động mạnh mẽ hơn đến môi trường chính trị thông qua các sản phẩm dịch vụ hay việc làm do họ tạo ra đối với xã hội. Ngược lại, môi trường chính trị cũng có tác động mạnh mẽ như là sự ổn định các chính sách kinh tế.

- Môi trường văn hóa – xã hội: Xã hội chia thành nhiều nhóm quyền lợi và các nhóm này quan tâm đến những sản phẩm mang tính cộng đồng chẳng hạn như nạn thất nghiệp nhiều hơn, một số sản phẩm kinh tế hay vấn đề về lợi nhuận.

Thêm vào đó lối sống, nhu cầu về cách nhìn nhận, về giá trị con người cũng thay đổi. Những thay đổi này có ảnh hưởng đến cách tư duy và các chính sách quản trị nhân lực trong tổ chức.

1.3.2. Nhân tố con người

Nhân tố con người ở đây chính là nhân viên làm việc trong doanh nghiệp. Trong doanh nghiệp, mỗi người lao động là một thế giới riêng biệt, họ khác nhau về năng lực quản trị, về nguyện vọng, sở thích … vì vậy họ có những nhu cầu ham muốn khác nhau. Quản trị nguồn nhân lực phải nghiên cứu kỹ vấn đề này và đề ra các biện pháp phù hợp nhất.

Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ thì trình độ con người cũng ngày một nâng cao hơn, khả năng nhận thức vấn đề của họ cũng tốt hơn. Điều này ảnh hưởng đến cách nhìn nhận của họ về công việc, về lương bổng cũng như về những quyền lợi khác nhằm làm thỏa mãn nhu cầu ngày một tăng của họ. Nhiệm vụ của những nhà quản lý nhân sự là phải làm sao có thể nắm bắt được nhiều nhất về những thay đổi trong tâm trí của nhân viên mình để không làm ảnh hưởng quy trình hoạt động nhân sự của công ty và cái chính là để cho người lao động luôn cảm thấy tự tin, hài lòng, gắn bó hơn với doanh nghiệp của mình.

1.3.3. Nhân tố nhà quản trị

Nhà quản trị là người có nhiệm vụ đề ra các chính sách đường lối, phương hướng phát triển doanh nghiệp và cũng là người trực tiếp đồng hành cùng với nhân viên mình để hoàn thành tất cả các chính sách đó. Điều này đòi hỏi ở nhà quản trị phải có tầm nhìn xa thấy được những lợi ích mà dự án đó mang lại đồng thời đo lường được trước những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình hoạt động.

Thực tiễn trong môi trường kinh doanh luôn thay đổi, bản thân nhà quản lý phải thường xuyên quan tâm đến bầu không khí làm việc thân mật, cởi mở trong

doanh nghiệp; phải luôn làm cho người nhân viên mình cảm thấy tự hào về công việc và doanh nghiệp nơi mình đang làm việc để có tinh thần trách nhiệm với việc mình làm hơn.

Ngoài ra, nhà quản trị phải biết khéo léo kết hợp hai mặt trong doanh nghiệp, một mặt nó là tổ chức tạo ra lợi nhuận, một mặt nó là một cộng đồng để đảm bảo đời sống cho nhân viên trong doanh nghiệp. Chính vì thế, người quản lý luôn phải biết cách tạo ra những cơ hội cho người nhân viên của mình, để những ai hoàn thành tốt và vượt được những chỉ tiêu ngoài mong đợi, họ sẽ được thưởng xứng đáng và có cơ hội tiến thân cao hơn trong công việc.

Nhà quản trị phải thường xuyên thu thập những thông tin một cách khách quan về những tình trạng bất công vô lý xảy ra trong công ty gây hoang mang và thù ghét trong nội bộ doanh nghiệp. Để làm được điều này, nhà quản trị cần áp dụng những phương thức quản trị nhân sự vào việc quản lý nhân viên của mình như là tiếp xúc trực tiếp để tìm hiểu và lắng nghe ý kiến hay câu chuyện mà họ đang gặp phải. Sau đó, sẽ tìm ra tiếng nói chung giữa hai bên và đề ra giải pháp để khắc phục vấn đề.

Hoạt động trong công ty có được trôi chảy hay những nhu cầu của người nhân viên có được thỏa mãn thì cái chính vẫn nằm ở việc quản trị nhân sự của nhà quản lý có đem lại kết quả như mong muốn và bản thân nhà quản lý đó có thái độ làm việc tận tâm với nghề hay không.

CHƯƠNG 2

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CỦA HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY TNHH LONG VỸ

2.1. Giới thiệu về Công ty TNHH Long Vỹ 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

Sơ lược vể công ty:

1. Tên công ty: CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN LONG VỸ Tên giao dịch: CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN LONG VỸ Tên viết tắt: LONG VỸ CO., LTD

2. Trụ sở chính: 18/47 Khu phố 5, Phường Tân Thới Nhất, Quận 12 Điện thoại: 08 6256 0476 Fax: 08 5436 2682

Emai: … Website: …

3. Ngành nghề kinh doanh: Tẩy, nhuộm và định hình vải. Mua bán vải, sợi.

4. Vốn điều lệ: 9,000,000,000 đ (Chín tỷ đồng)

Công ty TNHH Long Vỹ được thành lập năm 2001 và chính thức đi vào hoạt động vào ngày 09 tháng 01 năm 2002. Trong suốt 13 năm hoạt động, công ty TNHH Long Vỹ đã luôn đầu tư và phát triển dây chuyền sản xuất đồng bộ và các thiết bị chuyên dùng hiện đại. Khi mới thành lập chỉ có khoảng 20 lao động tại xưởng sản xuất nhỏ và thiếu vốn về mặt trang thiết bị kỹ thuật sản xuất nhưng đến nay với sự cố gắng của ban giám đốc cùng đội ngũ công nhân viên dày dặn kinh nghiệm, công ty đã có được những bước phát triển đáng kể cả về mặt nhân sự lẫn cả về việc máy móc, trang thiết bị ngày càng hiện đại được nhập khẩu từ các quốc gia phát triển như Đức, Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan. Năng lực sản xuất mỗi năm cao ở sản phẩm các loại. Với những cải tiến không ngừng của mình ở tất cả các khâu làm việc, công ty TNHH Long Vỹ đã ngày một hoàn thiện hơn và nhận được nhiều tình cảm cũng như sự tín nhiệm từ phía khách hàng trong nước.

2.1.2. Chức năng và lĩnh vực hoạt động

Đối với Công ty TNHH Long Vỹ, chất lượng sản phẩm luôn là mối quan tâm hàng đầu của ban lãnh đạo công ty và công nhân lao động. Lĩnh vực hoạt động ở công ty tuy không đa dạng song chất lượng và uy tín của nó được rất nhiều người biết đến và đánh giá cao, nhất là trong 3 lĩnh vực chính của công ty là tẩy, nhuộm và định hình vải.

Hoạt động kinh doanh của công ty chủ yếu là việc nhận các hợp đồng gia công cho các chợ sỉ hàng vải sợi ở khu vực thành phố Hồ Chí Minh. Với 3 hoạt

động tẩy, nhuộm và định hình vải, công ty sẽ xét tùy theo yêu cầu và đơn đặt hàng, sau đó tiến hành gia công và xuất thành phẩm ngược lại cho khách hàng.

2.1.3. Cơ cấu tổ chức

Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty

BAN LÃNH ĐẠO GIÁM ĐỐC P. GIÁM ĐỐC P. TỔ CHỨC & NHÂN SỰ P. KINH

DOANH QUẢN ĐỐC XƯỞNG P. KẾ HOẠCH P. TÀI CHÍNH – KẾ TOÁN P. BẢO VỆ

KHÂU ĐỐT LÒ KỸ SƯ HÓA KHÂU BỒN HÀNG KHÂU NHUỘM KHÂU ĐỊNH HÌNH VẢI KHÂU BẮT THƯỚC KHÂU BẢO TRÌ

Chức năng ứng với các chức danh trong công ty, cụ thể như sau:  Ban giám đốc

Giám đốc:

Giám đốc công ty là người làm công tác tổ chức và quản lý các nhân viên, giám sát các hoạt động sản xuất kinh doanh và quản lý kinh tế của công ty.

Phó giám đốc:

Có nhiệm vụ giúp cho giám đốc trong việc quản lý các hoạt động của công ty, chịu trách nhiệm trước giám đốc về vấn đề lập kế hoạch và báo cáo tình hình hoạt động công ty.

Khối văn phòng

Phòng tổ chức & nhân sự:

Tham mưu và giúp Giám đốc về công tác tổ chức và nhân sự, công tác lao động, tiền lương, thi đua khen thưởng, thanh kiểm tra, an ninh quốc phòng, pháp chế.

Phòng kinh doanh:

Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, xác lập và thống nhất áp dụng các chỉ tiêu định mức kinh tế kỹ thuật của các loại hình sản xuất kinh doanh trong toàn công ty.

Phòng kế hoạch:

Tham mưu cho ban lãnh đạo công ty; xây dựng kế hoạch kinh doanh ngắn và dài hạn; tìm hiểu khai thác thị trường; chịu trách nhiệm về tiến độ công việc; cân đối hóa chất nhuộm trong ngày.

Phòng tài chính - kế toán:

Tham mưu cho ban giám đốc công ty trong lĩnh cực quản lý tài chính và tổ chức hạch toán kế toán. Giám sát các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty theo đúng chuẩn mực và Luật kế toán hiện hành để phản ánh chính xác, kịp thời các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty và tình hình tài sản của công ty.

Phòng bảo vệ:

Quản lý khách ra vào và nắm được giờ giấc hoạt động của công ty. Ký giấy xuất nhập hàng hóa. Đảm bảo về an ninh trật tự, tránh trường hợp mất cắp về cơ sở vật chất và trang thiết bị, máy móc của công ty.

Ngoài ra, công ty còn có thêm chức danh tạp vụ để chịu trách nhiệm về vệ sinh công nghiệp.

Khu nhà xưởng

Quản đốc xưởng: Chịu trách nhiệm xuất nhập hàng hóa; quản lý công việc của công nhân ở các khâu, đôn đốc họ làm việc.

Kỹ sư hóa: Thử mẫu từng loại hàng theo nhu cầu của khách. Khâu bồn hàng: Sổ hàng và nối đầu cây trước khi mang đi nhuộm.

Khâu nhộm: Chịu trách nhiệm về quy trình nhuộm. Đưa vải vào máy và kéo vải đã nhuộm ra; sau đó sẽ đưa vào máy ly tâm để vắt khô vải.

Khâu định hình vải: Vải sẽ được đưa vào máy căng để định hình theo yêu cầu, đơn đặt hàng của khách theo khổ vải và trọng lượng.

Khâu bắt thước: Làm thành phẩm một cây hàng (bắt thước Vô bao Cân kg).

Khâu đốt lò: Đảm bảo nhiệt độ ổn định cho các máy tại xưởng chạy. Khâu bảo trì: Chịu trách nhiệm sửa chữa điện và máy móc của công ty.

Ngoài ra, khu nhà xưởng còn có khâu tổng hợp có chức năng là bốc hàng nhập xuất.

2.1.4. Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty giai đoạn từ 2012 – 2014 Bảng 2.1: Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty giai đoạn năm 2012 – 2014 Bảng 2.1: Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty giai đoạn năm 2012 – 2014

Đơn vị tiền: Đồng VN

Chỉ tiêu 2012 2013 2014 Doanh thu thuần về bán

hàng và cung cấp dịch vụ 14.918.837.053 8.996.027.235 9.179.375.275 Tăng (giảm) so với năm

trước (%) - 39,7 2,04

Tổng chi phí cho hoạt động

sản xuất kinh doanh 702.682.246 450.007.187 287.732.614 Tăng (giảm) so với năm

trước (%) - 35,96 - 36,06 Lợi nhuận 210.184.031 96.687.776 83.650.434

Tăng (giảm) so với năm

trước (%) - 54 - 13,48

Nộp ngân sách 40.304.711 14.734.401 36.730.087

Tăng (giảm) so với năm

trước (%) - 63,44 149,28

Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán

Nhận xét: Những năm qua, tình hình kinh doanh của công ty còn gặp nhiều bất trắc. Nếu như doanh thu và lợi nhuận tăng mạnh vào thời điểm toàn thế giới vượt dần qua khủng hoảng kinh tế (2008) vào năm 2012 thì bước sang giai đoạn năm 2013 doanh thu và lợi nhuận đã giảm đi đáng kể. Trong đó, doanh thu từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm 39,7 % và lợi nhuận giảm mạnh đến 54 %. Nguyên nhân của sự sụt giảm đột ngột như vậy là do khi kết thúc năm 2012 cũng là lúc công ty TNHH Long Vỹ kết thúc một hợp đồng lớn và dài hạn với công ty cổ phần dệt may Mười Trên Mười về gia công vải nhuộm. Tuy nhiên vào

năm 2014 sau đó thì tình hình sản xuất kinh doanh của công ty tỏ ra khả quan hơn, khi doanh thu tăng lên so với năm trước là 2,04 % và lợi nhuận giảm nhẹ là 13,48 %. Bên cạnh đó, ta cũng nhận thấy các khoản chi phí cho hoạt động sản xuất kinh doanh cũng giảm dần qua các năm. Trong đó, giảm mạnh nhất trong giai đoạn năm 2012 – 2013 từ 702.682.246 đồng xuống còn 450.007.187 đồng ứng với tỉ lệ là 35,96 %; sau đó, tiếp tục giảm thêm 36,06 % trong giai đoạn năm 2013 – 2014.

Điều này cho thấy rằng, ban lãnh đạo công ty đã có những chiến lược đúng đắn, hiệu quả. Với việc đầu tư các trang thiết bị và máy móc hiện đại đã giúp giảm đi các khoản hao phí không đáng kể trong quá trình sản xuất kinh doanh tại công ty và quan trọng hơn là đã tạo được điều kiện làm việc thuận lợi hơn cho người lao động. Thêm vào đó, đội ngũ nhân viên cũng đã làm việc và cống hiến rất tích cực để công ty có thể vục dậy sau những khó khăn và cạnh tranh gay gắt mà thị trường bên ngoài đã mang lại.

Và cho đến thời điểm này, đã qua gần 2 quý của năm 2015, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đã có nhiều tiến triển và đạt được nhiều thành công hơn trên thương trường. Tuy vậy, việc công ty ngày càng phát triển cũng đồng thời vấn đề nhân lực càng trở nên bức thiết và quan trọng. Bởi vì, đối với những doanh nghiệp gia công vải, nhuộm như Công ty TNHH Long Vỹ thì nhân lực phổ thông cần được duy trì và tuyển dụng thêm khi doanh nghiệp phát triển.

2.2. Thực trạng quản lý và sử dụng nguồn lao động tại Công ty 2.2.1. Thực trạng sử dụng lao động của Công ty

Công ty TNHH Long Vỹ là một công ty tư nhân hoạt động với đội ngũ nhân viên gồm 11 nhân viên cơ hữu thuộc khối quản lý, văn phòng và 30 công nhân làm việc sáng tối xoay ca.

Công ty kinh doanh về gia công vải, nhuộm nên lượng đơn đặt hàng hằng ngày khá nhiều. Chính vì thế, công ty cần có một đội ngũ lao động dồi dào để đảm bảo cho quá trình sản xuất luôn được thực hiện theo đúng tiến độ. Và một thực trạng mà công ty vẫn đang gặp phải, diễn ra thường xuyên vào tháng tư hằng năm, đó là tình trạng phần đông các công nhân làm việc theo hợp đồng là người Khơ – me. Họ thường về quê ăn Tết vào thời gian này và sau Tết thường là không trở lên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích thực trạng và đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện hơn cho hoạt động quản trị nguồn nhân lực tại công ty tnhh long vỹ​ (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)