Cơ cấu tổ chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích thực trạng và đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện hơn cho hoạt động quản trị nguồn nhân lực tại công ty tnhh long vỹ​ (Trang 32 - 34)

Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty

BAN LÃNH ĐẠO GIÁM ĐỐC P. GIÁM ĐỐC P. TỔ CHỨC & NHÂN SỰ P. KINH

DOANH QUẢN ĐỐC XƯỞNG P. KẾ HOẠCH P. TÀI CHÍNH – KẾ TOÁN P. BẢO VỆ

KHÂU ĐỐT LÒ KỸ SƯ HÓA KHÂU BỒN HÀNG KHÂU NHUỘM KHÂU ĐỊNH HÌNH VẢI KHÂU BẮT THƯỚC KHÂU BẢO TRÌ

Chức năng ứng với các chức danh trong công ty, cụ thể như sau:  Ban giám đốc

Giám đốc:

Giám đốc công ty là người làm công tác tổ chức và quản lý các nhân viên, giám sát các hoạt động sản xuất kinh doanh và quản lý kinh tế của công ty.

Phó giám đốc:

Có nhiệm vụ giúp cho giám đốc trong việc quản lý các hoạt động của công ty, chịu trách nhiệm trước giám đốc về vấn đề lập kế hoạch và báo cáo tình hình hoạt động công ty.

Khối văn phòng

Phòng tổ chức & nhân sự:

Tham mưu và giúp Giám đốc về công tác tổ chức và nhân sự, công tác lao động, tiền lương, thi đua khen thưởng, thanh kiểm tra, an ninh quốc phòng, pháp chế.

Phòng kinh doanh:

Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, xác lập và thống nhất áp dụng các chỉ tiêu định mức kinh tế kỹ thuật của các loại hình sản xuất kinh doanh trong toàn công ty.

Phòng kế hoạch:

Tham mưu cho ban lãnh đạo công ty; xây dựng kế hoạch kinh doanh ngắn và dài hạn; tìm hiểu khai thác thị trường; chịu trách nhiệm về tiến độ công việc; cân đối hóa chất nhuộm trong ngày.

Phòng tài chính - kế toán:

Tham mưu cho ban giám đốc công ty trong lĩnh cực quản lý tài chính và tổ chức hạch toán kế toán. Giám sát các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty theo đúng chuẩn mực và Luật kế toán hiện hành để phản ánh chính xác, kịp thời các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty và tình hình tài sản của công ty.

Phòng bảo vệ:

Quản lý khách ra vào và nắm được giờ giấc hoạt động của công ty. Ký giấy xuất nhập hàng hóa. Đảm bảo về an ninh trật tự, tránh trường hợp mất cắp về cơ sở vật chất và trang thiết bị, máy móc của công ty.

Ngoài ra, công ty còn có thêm chức danh tạp vụ để chịu trách nhiệm về vệ sinh công nghiệp.

Khu nhà xưởng

Quản đốc xưởng: Chịu trách nhiệm xuất nhập hàng hóa; quản lý công việc của công nhân ở các khâu, đôn đốc họ làm việc.

Kỹ sư hóa: Thử mẫu từng loại hàng theo nhu cầu của khách. Khâu bồn hàng: Sổ hàng và nối đầu cây trước khi mang đi nhuộm.

Khâu nhộm: Chịu trách nhiệm về quy trình nhuộm. Đưa vải vào máy và kéo vải đã nhuộm ra; sau đó sẽ đưa vào máy ly tâm để vắt khô vải.

Khâu định hình vải: Vải sẽ được đưa vào máy căng để định hình theo yêu cầu, đơn đặt hàng của khách theo khổ vải và trọng lượng.

Khâu bắt thước: Làm thành phẩm một cây hàng (bắt thước Vô bao Cân kg).

Khâu đốt lò: Đảm bảo nhiệt độ ổn định cho các máy tại xưởng chạy. Khâu bảo trì: Chịu trách nhiệm sửa chữa điện và máy móc của công ty.

Ngoài ra, khu nhà xưởng còn có khâu tổng hợp có chức năng là bốc hàng nhập xuất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích thực trạng và đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện hơn cho hoạt động quản trị nguồn nhân lực tại công ty tnhh long vỹ​ (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)