Phƣơng pháp xử lý thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đầu tư xây dựng đại học quốc gia hà nội tại hòa lạc​ (Trang 33)

2.2.1. Phương pháp phân tích tổng hợp

Phân tích trƣớc hết là phân chia cái toàn thể của đối tƣợng nghiên cứu thành những bộ phận, những mặt, những yếu tố cấu thành giản đơn hơn để

nghiên cứu, phát hiện ra từng thuộc tính và bản chất của từng yếu tố đó, và từ đó giúp chúng ta hiểu đƣợc đối tƣợng nghiên cứu một cách mạch lạc hơn, hiểu đƣợc cái chung phức tạp từ những yếu tố bộ phận ấy.

Tổng hợp là quá trình ngƣợc với quá trình phân tích, nhƣng lại hỗ trợ cho quá trình phân tích để tìm ra cái chung cái khái quát. Từ những kết quả nghiên cứu từng mặt, phải tổng hợp lại để có nhận thức đầy đủ, đúng đắn cái chung, tìm ra đƣợc bản chất, quy luật vận động của đối tƣợng nghiên cứu.

Cụ thể, Luận văn sử dụng phƣơng pháp này để:

Phân tích các tài liệu liên quan đến lý luận chung về quản lý vốn đầu tƣ xây dựng bằng ngân sách nhà nƣớc. Phân tích các hoạt động quản lý, kiểm soát đầu tƣ xây dựng dự án ĐHQGHN tại Hòa Lạc. Phân tích, đánh giá các số liệu liên quan đến tình hình quản lý vốn, tiến độ đầu tƣ xây dựng dự án ĐHQGHN tại Hòa Lạc. Các tài liệu, lý luận, thông tin đƣợc thu thập từ nhiều nguồn khác nhau sau đó tiến hành phân loại, phân tích chúng thành từng bộ phận để tìm hiểu sâu sắc về đối tƣợng. Sau đó, liên kết từng mặt, từng bộ phận thông tin đã đƣợc phân tích tạo ra một hệ thống lý thuyết, quan điểm, luận điểm mới, đầy đủ và sâu sắc về đối tƣợng nghiên cứu để tạo ra một chỉnh thể theo các nội dung cần nghiên cứu. Cụ thể:

Từ các văn bản quy phạm pháp luật, tài liệu tham khảo tổng hợp, các báo cáo tổng hợp, các thông tin, quan điểm đánh giá… đƣa ra đƣợc các nhận thức cơ bản về quản lý đầu tƣ xây dựng; quản lý vốn dự án đầu tƣ xây dựng bằng ngân sách nhà nƣớc; các phƣơng thức, nội dung quản lý đầu tƣ dự án xây dựng bằng ngân sách nhà nƣớc; các nhân tố ảnh hƣởng đến công tác quản lý đầu tƣ xây dựng và đề ra đƣợc các phƣơng hƣớng, giải pháp hoàn thiện quản lý đầu tƣ dự án xây dựng.

Từ các công trình nghiên cứu lý luận quản lý đầu tƣ xây dựng nhƣ các bài báo khoa học, các trang Web, các báo cáo nghiên cứu…những tài liệu này

đƣợc liệt kê trong danh mục tham khảo của Luận văn. Trong quá trình sƣ tầm, phân tích, nghiên cứu tài liệu, những thông tin liên quan đến vấn đề nghiên cứu đều đƣợc đánh dấu và hệ thống lại để thuận tiện cho việc tra cứu và tham khảo trong quá trình thực hiện đề tài. Một số thông tin đã đƣợc sử dụng bằng cách trích dẫn trực tiếp, một số thông tin đƣợc tác giả tổng hợp, khái quát lại nội dung thành những luận cứ, quan điểm cho quá trình phân tích đề tài.

Từ các số liệu thu thập từ Ban quản lý dự án ĐHQGHN tại Hòa Lạc, tác giả xây dựng các bảng số liệu tổng hợp để đánh giá tổng quát theo các tiêu chí khác nhau phục vụ mục tiêu nghiên cứu. Kết quả tổng hợp sẽ chỉ ra các kết quả đã đạt đƣợc của công tác quản lý dự án đầu tƣ xây dựng ĐHQGHN tại Hòa Lạc, cũng nhƣ các tồn tại và nguyên nhân của vấn đề tồn tại.

Trên cơ sở những thông tin thu thập đƣợc về lý luận quản lý đầu tƣ dự án xây dựng và tiến hành phân tích các nội dung trong công tác quản lý đầu tƣ xây dựng ĐHQGHN tại Hòa Lạc; lý giải ý nghĩa của những số liệu về thực trạng quản lý vốn đầu tƣ tại dự án. Các phân tích đƣợc thực hiện đa chiều. Kết quả thu thập thông tin chủ yếu thể hiện dƣới hình thức định tính.

Sau khi phân tích các thông tin đã thu thập đƣợc, Luận văn tổng hợp các kết quả phân tích để đƣa ra bức tranh chung về vấn đề phân tích. Kết quả tổng hợp sẽ chỉ ra các kết quả đã đạt đƣợc của công tác quản lý g đầu tƣ xây dựng, cũng nhƣ các tồn tại và nguyên nhân của vấn đề tồn tại. Đây là cơ sở quan trọng cho những kết luận và giải pháp của tác giả đối với công tác quản lý đầu tƣ xây dựng ĐHQGHN tại Hòa Lạc.

Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng xuyên suốt quá trình nghiên cứu Luận văn có kết hợp với các phƣơng pháp nghiên cứu khác để phân tích.

2.2.2. Phương pháp thống kê mô tả, so sánh và đối chiếu

2.2.2.1. Phương pháp thống kê mô tả

Thu thập, tổng hợp, trình bày số liệu, tính toán các đặc trƣng của đối tƣợng nghiên cứu nhằm phục vụ cho quá trình phân tích, dự đoán và đề ra các quyết định. Đồng thời, làm rõ các đặc trƣng của tổng thể nghiên cứu, phân tích mối liên hệ giữa các đối tƣợng cần nghiên cứu để dự đoán và kiến nghị giải pháp trên cơ sở các số liệu thu thập đƣợc. Xem xét các mặt, các hoạt động, các quá trình quản lý đầu tƣ xây dựng ĐHQGHN tại Hòa Lạc nói riêng trong mối quan hệ biện chứng, nhân quả với công tác quản lý đầu tƣ xây dựng bằng vốn ngân sách nhà nƣớc nói chung.

Luận văn thực hiện phƣơng pháp này nhƣ sau:

Thống kê số liệu các chỉ tiêu thu - chi vốn đầu tƣ xây dựng dự án theo từng giai đoạn và kết quả thực hiện để so sánh, đánh giá kết quả thực hiện với nhiệm vụ đƣợc giao, mức độ hoàn thành nhiệm vụ…

Thống kê số liệu của Ban quản lý đầu tƣ xây dựng ĐHQGHN trong thanh tra, kiểm tra công tác, đền bù, hỗ trợ giải phóng mặt bằng.

Thống kê so sánh kết quả quản lý, kiểm soát đầu tƣ xây dựng tại ĐHQGHN với một số dự án khác có đặc điểm tƣơng tự để phân tích, đánh giá hiệu lực, hiệu quả hoạt động và đƣa ra đƣợc các yêu cầu đổi mới, nâng cao chất lƣợng công tác quản lý đầu tƣ dự án xây dựng ĐHQGHN tại Hòa Lạc.

Dựa vào sự phân tích ở trên, tác giả sẽ đƣa ra các kết luận mang tính khái quát cho cả giai đoạn, cũng nhƣ dự đoán xu hƣớng của vấn đề phân tích trong thời gian tới.

2.2.2.2. Phương pháp so sánh và đối chiếu

Luận văn sử dụng phƣơng pháp này này nhằm mục đích để:

Đối chiếu, tìm hiểu sự tƣơng đồng và khác biệt trong các nghiên cứu về vấn đề, thấy đƣợc tổng quan và sự đa dạng trong vấn đề nghiên cứu.

Qua việc so sánh các chỉ số liên quan, việc phân tích các giả thuyết, luận cứ đƣa ra sẽ khách quan hơn trong quá trình đánh giá, nhìn nhận công tác

quản lý đâu tƣ xây dựng ĐHQGHN tại Hòa Lạc đa chiều hơn, từ đó giúp ngƣời tiếp nhận thông tin có thể định lƣợng đƣợc thông tin một cách tối đa nhất. Điều này sẽ khắc phục phần nào những sai số trong việc đánh giá các thông tin mang tính định tính.

CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƢ XÂY DỰNG ĐHQGHN TẠI HÒA LẠC

3.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của dự án

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

Địa điểm quy hoạch và xây dựng mới ĐHQGHN nằm trên đất huyện Thạch Thất, Hà Nội, cách trung tâm Hà Nội khoảng 30 km về phía Tây.

Theo Quy hoạch chi tiết xây dựng tỉ lệ 1/2000 đã đƣợc Bộ Xây dựng phê duyệt tại quyết định số 234/QĐ-BXD ngày 11/03/2011, phạm vi ranh giới của khu đất lập Đề án quy hoạch tổng thể xây dựng tổng thể đƣợc xác định cụ thể nhƣ sau:

- Phía Đông: giáp quốc lộ 21 (không bao gồm hành lang bảo vệ và cây xanh cách ly khoảng 150m).

- Phía Tây: giáp khu vực núi Thằn Lằn.

- Phía Nam: giáp đƣờng Láng - Hoà Lạc kéo dài (không bao gồm hành lang bảo vệ và cây xanh cách ly khoảng 150m).

- Phía Bắc: cách sân bay quân sự Hoà Lạc khoảng 1000m.

3.1.1.1. Địa hình, địa mạo

Đặc trƣng của khu đất quy hoạch là vùng bán sơn địa. Địa hình có dạng gò đồi thấp, xen lẫn các dải ruộng trũng và khe suối. Hƣớng dốc dần từ Tây sang Đông, từ Tây Nam xuống Đông Bắc, độ dốc bình quân 50-100, cao độ thấp nhất là +12, cao độ cao nhất là +43 (trừ núi Múc có cao độ +99,81m, sƣờn có độ dốc > 20%). Cao độ bình quân của khu vực quy hoạch này là + 25m.

Ngoài cao độ địa hình các vùng đồi diễn biến trong khoảng 30 đến 80m, còn lại địa hình các thung lũng có cao độ từ 12.5 đến 21.0m. Vị trí thấp nhất là khu vực thung lũng phía thƣợng lƣu của cầu Hòa Lạc ở phía Đông Bắc khu vực dự án (Giáp đƣờng QL 21A).

Phần trung tâm khu vực dự án là một thung lũng nông nằm giữa hai dải địa hình cao song song trải dài theo hƣớng từ Tây Nam sang Đông Bắc.

3.1.1.2. Khí hậu, thủy v n

a. Khí hậu

Khu vực Hòa Lạc nằm trong vùng khí hậu đồng bằng - trung du Bắc Bộ, với đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh và ít mƣa, cuối mùa ẩm ƣớt với hiện tƣợng mƣa phùn và mùa hè nóng ẩm, nhiều mƣa.

Nhiệt độ trung bình năm vào khoảng 210C-22,80C. Hàng năm có 3 tháng (từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau) nhiệt độ trung bình dƣới 200C. Tháng 1 là tháng lạnh nhất có nhiệt độ trung bình trên dƣới 160C. Mùa hè từ tháng 5 đến tháng 9 nhiệt độ trung bình trên 250C. Tháng 7 là tháng nóng nhất có nhiệt độ trung bình trên dƣới 290C.

Khu vực dự án có lƣợng mƣa khá lớn so với nhiều tỉnh ở vùng đồng bằng Bắc Bộ. Tổng lƣợng mƣa trung bình năm đạt gần 2100mm. Số ngày mƣa trung bình hàng năm khoảng 130 đến 140 ngày. Lƣợng mƣa lớn nhất năm thƣờng xảy ra vào các tháng 7, 8, 9. Lƣợng mƣa 24h lớn nhất đƣợc ghi lại là 400 - 500mm.

Độ ẩm trung bình hằng năm xấp xỉ 83-86%. Từ tháng 2 đến tháng 4 có độ ẩm cao nhất với mức trung bình 90%. Đầu mùa Đông (tháng 11 - tháng 1) có độ ẩm thấp nhất, nhƣng độ ẩm trung bình vẫn trên 80%.

Hƣớng gió thịnh hành trong mùa hè là gió Nam, Đông Nam với tần suất 60-70% và tốc độ cực đại khoảng 30-40 m/s. Mùa đông thƣờng có gió Bắc, Đông Bắc song yếu hơn, với tốc độ gió trung bình từ 1,5 đến 1,8m/s, lớn nhất thƣờng không vƣợt quá 20m/s. Tốc độ gió trung bình khoảng 2-3m/s. Tốc độ gió lớn nhất trong cơn bão có thể lên tới trên 50m/s.

Số giờ nắng trung bình hàng năm khoảng 1.600 đến 1.700 giờ. Các tháng từ tháng 5 đến tháng 10 có nhiều nắng nhất khoảng 200 giờ mỗi tháng.

Các tháng 2, 3 rất ít nắng chỉ đạt khoảng 30 đến 40 giờ mỗi tháng.

b. Thuỷ văn

Khu vực dự án nằm trong lƣu vực sông Tích, một nhánh của sông Hồng, bắt nguồn từ núi Tản Viên thuộc dãy núi Ba Vì. Độ dốc của sông rất thấp chỉ khoảng 1/20.000 đến 1/30.000, nhƣng độ dốc của các nhánh suối lại khá cao, trung bình từ 10m đến 20m/km, có suối tới 30m/km nên nƣớc lũ sông Tích tập trung khá nhanh. Tuy nhiên do đặc điểm lƣu vực nhỏ và lòng sông quanh co, bãi và thềm sông rộng nên lũ trên các sông nhánh thƣờng lệch pha nhau. Lòng sông Tích bé nhƣng thềm sông khá rộng, trung bình khoảng 2-3km, nơi rộng nhất có thể lên tới 5-6km.

Ngoài ra khu ĐHQGHN còn nhiều ao, hồ nhỏ khác.

3.1.1.3. Địa chất công trình

Đa phần là các đồi đất cao cấu trúc bởi các lớp sa thạch và diệp thạch phong hóa. Tại các lớp đất ruộng thấp là các lớp đất màu, đất thị pha sét, sỏi. Hệ số thấm từ 10-4 đến 10-6 cm3/s. Cƣờng độ chịu tải trung bình của đất trong khu vực đạt khoảng 2-3kg/cm3.

3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội

Dự án xây dựng ĐHQGHN thuộc Khu Công nghệ cao Hòa Lạc giai đoạn I năm 2008 nằm trong địa bàn các xã Thạch Hòa, Tân Xã và Hạ Bằng.

Xã Thạch Hòa có số dân đông nhất (8714 ngƣời) và xã có số dân ít nhất là xã tân Xã có số dân là 4200 ngƣời. Nhìn chung, quy mô của các hộ gia đình ở mức trung bình khoảng 3.89 ngƣời/hộ, sự chênh lệch về qui mô hộ giữa các xã không lớn.

Các xã khu vực nhà máy này có đặc điểm chính là đất gò đồi điển hình của huyện Thạch Thất. Do đặc điểm đất đai, nên cơ cấu sử dụng cũng đa dạng, hầu hết các xã đều có đất dành cho nông nghiệp và cho lâm nghiệp. Tổng diện tích đất của Thạch Hòa chiếm tỷ lệ cao nhất: 3291,44 ha, tiếp đến

Tân Xã: 834,85 ha và ít nhất là xã Hạ Bằng với diện tích đất tự nhiên là 699,99 ha.

Với 3 xã Thạch Hòa, Hạ Bằng và Tân Xã cơ cấu sử dụng đất tƣơng đối giống nhau. Tỷ lệ đất dành cho nông nghiệp, lâm nghiệp chiếm trên 70% tổng diện tích đất tự nhiên của các xã. Kinh tế trong khu vực còn kém phát triển, hạ tầng cơ sở nghèo nàn. Diện tích đất dành cho các cơ quan, xí nghiệp, công trình công cộng nhƣ trƣờng học, nhà văn hóa..., chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Giao thông đi lại chƣa đƣợc chú trọng đầu tƣ, mạng lƣới đƣờng giao thông nối liền các thôn trong xã chủ yếu là đƣờng đất, tỷ lệ đƣờng đất ở các xã này chiếm trên 65%.

Do diện tích đất nông nghiệp chiếm chủ yếu trong cơ cấu đất, nên sản xuất nông nghiệp ở đây đóng vai trò chính. Hầu hết các hộ gia đình ở đây đều làm nông nghiệp nhƣ trồng lúa, trồng sắn, các loại hoa màu và cây ăn quả khác. Tuy nhiên, trình độ canh tác còn thấp, đất đai kém màu mỡ... nên năng suất chƣa cao… Do vị trí địa lý không thuận tiện, nên các hộ gia đình ở 3 xã này tại thời điểm năm 2008 khó có điều kiện để phát triển kinh doanh, buôn bán.

Điều kiện tự nhiên, đặc biệt là vị trí địa lý của các xã thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội nói chung và xây dựng cơ sở hạ tầng nói riêng. Quỹ đất hạn chế nên việc quy hoạch sử dụng phải tính toán hết sức cẩn thận nhằm vừa đạt hiệu quả sử dụng đất đai cao, vừa phù hợp với định hƣớng lâu dài và cảnh quan trung của huyện.

3.2. Thực trạng về công tác quản lý đầu tƣ xây dựng dự án.

3.2.1. Kế hoạch tổ chức thực hiện dự án

3.2.1.1. Công tác chuẩn bị đầu tư

Lập Đề án xây dựng tổng thể hoàn thành năm 2013; Thực hiện xong công tác đền bù, giải phóng mặt bằng và tái định cƣ vào năm 2016; Lập và

điều chỉnh Quy hoạch xây dựng chi tiết tỷ lệ 1/500; Lập và điều chỉnh dự án đầu tƣ xây dựng các Dự án thành phần hoàn thành năm 2016.

3.2.1.1. Công tác thực hiện đầu tư xây dựng

a. Giai đoạn I (2013-2016)

Tập trung ƣu tiên các dự án Giải phóng mặt bằng và tái định cƣ. Đầu tƣ xây dựng hệ thống Hạ tầng kỹ thuật chung và các Trƣờng ở khu vực phía Nam dự án để cuối năm 2016 có thể bắt đầu khai thác sử dụng khu vực này. Chú ý chọn đầu tƣ xây dựng cho các trƣờng, đơn vị hiện ở nội thành tại cơ sở Nguyễn Trãi và một phần ở Xuân Thủy chuyển lên Hòa Lạc bắt đầu từ năm 2016, tạo động lực cho cả dự án. Việc phân chia giai đoạn đầu tƣ xây dựng mang tính khả thi về triển khai dự án cả về mặt đầu tƣ xây dựng và phân bổ nguồn vốn kèm theo. Tổng diện tích sàn đáp ứng cho giai đoạn 1 hoàn thành vào cuối năm 2016 đạt 502.187 m2 sàn, đạt 26,12 % tổng nhu cầu đầu tƣ xây dựng, cụ thể bao gồm:

- Hoàn thành Dự án tái định cƣ;

- Hoàn thành đền bù, giải phóng mặt bằng tạo quĩ đất sạch cho dự án; - Dự án đầu tƣ xây dựng Hạ tầng kỹ thuật chung (Giai đoạn I);

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đầu tư xây dựng đại học quốc gia hà nội tại hòa lạc​ (Trang 33)