Tiêu chí đánh giá hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động FDI vào lĩnh vực kết cấu hạ tầng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài của trung quốc vào lĩnh vực kết cấu hạ tầng ở việt nam​ (Trang 43 - 45)

riêng. Việc áp dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ trong quản lý góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý nhà nƣớc trên tất cả các lĩnh vực. Nhất là trong lĩnh vực nhạy cảm nhƣ kết cấu hạ tầng, đòi hỏi việc kiểm soát dòng vốn, giám sát tiến độ và hiệu quả các dự án... cần có sự đầu tƣ các công nghệ hiện đại mới đảm bảo hiệu quả. Quá trình hội nhập quốc tế càng đƣợc đẩy nhanh thì đòi hỏi về việc hiện đại hóa phƣơng pháp quản lý, cũng nhƣ nâng cao năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý ngày càng gia tăng.

1.2.6. Tiêu chí đánh giá hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động FDI vào lĩnh vực kết cấu hạ tầng FDI vào lĩnh vực kết cấu hạ tầng

Với đặc thù của quản lý nhà nƣớc là đƣợc thực hiện bằng quyền lực nhà nƣớc và do cơ quan nhà nƣớc, hiệu quả quản lý nhà nƣớc là kết quả quản lý, điều hành của bộ máy nhà nƣớc đạt đƣợc trong sự tƣơng quan với chi phí bỏ ra, các nguồn lực đầu vào, trong mối quan hệ giữa hiệu quả kinh tế với hiệu quả chính trị và hiệu quả xã hội (Nguyễn Minh Phƣơng & Bùi Văn Minh, 2018). Việc đánh giá hiệu quả quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động FDI vào lĩnh vực kết cấu hạ tầng cũng không nằm ngoài tiêu chí trên. Trong khuôn

khổ luận văn, với đặc thù của quản lý nhà nƣớc đối với FDI trên lĩnh vực kết cấu hạ tầng, các tiêu chí quản lý đƣợc thể hiện trên các phƣơng diện sau:

- Đạt đƣợc mục tiêu của quản lý nhà nƣớc, mà mục tiêu quan trọng nhất ở đây là hiệu quả kinh tế. Bất cứ biện pháp quản lý nào đƣợc thực thi cũng phải hƣớng đến tiêu chí này. Nếu biện pháp quản lý không đạt hiệu quả kinh tế thì cũng đồng nghĩa với việc không đáp ứng mục tiêu, yêu cầu chung của quản lý nhà nƣớc, đặc biệt là quản lý FDI là lĩnh vực kinh tế đặc thù.

- Đạt đƣợc mục tiêu phù hợp về chi phí, nguồn lực quản lý. Trong điều kiện nguồn lực có hạn, công tác quản lý hoạt động FDI đối với lĩnh vực kết cấu hạ tầng phải đạt đƣợc mục tiêu quản lý với chi phí, khả năng tổ chức, huy động các nguồn lực phù hợp và hiệu quả.

- Đạt đƣợc mục tiêu trong quan hệ giữa hiệu quả kinh tế với hiệu quả chính trị - xã hội. Các kết quả đó đƣợc xác định bởi các chỉ số tăng trƣởng duy trì sự ổn định và phát triển, xét trong nhiều mối quan hệ nhƣ giữa hiệu quả kinh tế và hiệu quả chính trị - xã hội, giữa việc thực hiện các mục tiêu trƣớc mắt và lâu dài, giữa lợi ích trung ƣơng và địa phƣơng, giữa nhà nƣớc và xã hội.

Các tiêu chí trên đƣợc sử dụng trong đánh giá tính hiệu quả, hạn chế của các biện pháp quản lý nhà nƣớc đối với FDI vào lĩnh vực kết cấu hạ tầng, từ đó chỉ ra biện pháp quản lý nào hiệu quả cao, tiết kiệm chi phí, đƣợc sự đồng thuận của xã hội; biện pháp nào hiệu quả thấp hoặc không hiệu quả, gây tốn kém, lãng phí nguồn lực, không đạt đƣợc sự đồng thuận của xã hội; từ đó chỉ ra nguyên nhân của những hạn chế đó và đề xuất khuyến nghị, giải pháp phù hợp.

Chƣơng 2

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài của trung quốc vào lĩnh vực kết cấu hạ tầng ở việt nam​ (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)