Về quản lý trực tiếp vốn nhà nước trong các dự án FDI của Trung Quốc vào lĩnh vực kết cấu hạ tầng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài của trung quốc vào lĩnh vực kết cấu hạ tầng ở việt nam​ (Trang 69 - 71)

- Quản lý trực tiếp nguồn vốn nhà nƣớc trong các dự án;

3.2.6. Về quản lý trực tiếp vốn nhà nước trong các dự án FDI của Trung Quốc vào lĩnh vực kết cấu hạ tầng

Trung Quốc vào lĩnh vực kết cấu hạ tầng

Thực tế những năm gần đây, vốn đầu tƣ của nhà nƣớc trong các dự án kết cấu hạ tầng nói chung, trong đó có các dự án FDI có xu hƣớng giảm. Theo xu thế chung, tỷ trọng đầu tƣ từ ngân sách nhà nƣớc giảm dần, từ mức 54,1% năm 2006 xuống còn 48,2% năm 2016, vốn của các doanh nghiệp nhà nƣớc và các nguồn vốn khác cũng có xu hƣớng giảm từ mức 31,4% vào năm 2006 xuống mức 16,3% năm 2016 (Nguyễn Thị Lan Phƣơng, 2018). Vốn nhà nƣớc đã đƣợc phân bổ hợp lý hơn, tập trung cho các công trình kết cấu hạ tầng quan trọng, tạo động lực cho phát triển, liên quan đến các chƣơng trình mục tiêu quốc gia, các chƣơng trình mục tiêu quan trọng thuộc các lĩnh vực giao thông, thủy lợi, y tế, giáo dục… Tuy nhiên, việc quản lý trực tiếp nguồn vốn nhà nƣớc trong các dự án đầu tƣ vẫn còn tồn tại nhiều bất cập.

Trƣớc khi thành lập Ủy ban Quản lý vốn nhà nƣớc, việc quản lý vốn nhà nƣớc tại các doanh nghiệp rất phân tán và do nhiều đầu mối đảm nhận, bao gồm Chính phủ, các bộ, ngành, UBND các tỉnh và Tổng công ty Đầu tƣ và Kinh doanh vốn nhà nƣớc (SCIC). Tình trạng các bộ và UBND tỉnh, thành phố thực hiện đồng thời các chức năng quản lý nhà nƣớc về kinh tế, chủ quản cấp trên đối với doanh nghiệp và đại diện chủ sở hữu vốn nhà nƣớc tại doanh nghiệp còn phổ biến. Hiện Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ vẫn chịu trách nhiệm chính trong xác định phƣơng hƣớng và cơ cấu vốn đầu tƣ để đảm bảo sự cân đối giữa đầu tƣ trong nƣớc và nƣớc ngoài. Cơ chế quản lý vốn nhà nƣớc chồng chéo là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng đội vốn của một số công trình, dự án lớn về kết cấu hạ tầng thời gian qua, trong số đó có sự tham gia của nhà đầu tƣ Trung Quốc.

3.2.7. Công tác kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm trong quá trình

thực hiện các dự án FDI của Trung Quốc vào lĩnh vực kết cấu hạ tầng

Công tác kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm trong việc thực hiện đầu tƣ của các cơ quan chức năng đối với doanh nghiệp FDI đƣợc thực hiện quyết liệt hơn so với thời gian trƣớc đây. Xử lý vi phạm về môi trƣờng có dấu hiệu gia tăng, do vi phạm phổ biến của doanh nghiệp FDI liên quan đến lĩnh vực này, đồng thời chế tài xử lý đã đƣợc định hình rõ ràng. Từ năm 2013, đã có khoảng 5% trong tổng số 520 doanh nghiệp có vốn đầu tƣ của Trung Quốc tại 13 địa phƣơng bị xử lý vi phạm pháp luật về môi trƣờng, chủ yếu ở các ngành nghề nhƣ cơ khí chế tạo máy, khai thác chế biến khoáng sản... (Thụy Anh, 2013). Điển hình là việc nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2 (Bình Thuận) xây dựng theo hình thức hợp đồng EPC với Trung Quốc bị Tổng cục Môi trƣờng xử phạt 62.000 USD do hệ thống vận chuyển chất thải và xả thải không đảm bảo, tác động xấu đến môi trƣờng (Ngọc Linh, 2019).

Về các vấn đề khác, mặc dù việc kiểm tra, giám sát để phát hiện và xử lý vi phạm của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn hơn, song Nhà nƣớc đã bƣớc đầu có các hình thức xử lý phù hợp. Ví dụ, đối với dự án đầu tƣ mở rộng sản xuất giai đoạn II của Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên (TISCO) do Công ty Tập đoàn xây lắp luyện kim Trung Quốc (MCC) làm tổng thầu (tổng mức đầu tƣ ban đầu hơn 3.800 tỷ đồng, khởi công năm 2007) bị chậm tiến độ, "đội vốn" lên hơn 8.100 tỷ đồng và từ năm 2013 đến nay không hoạt động; Thanh tra Chính phủ đã xác định các sai phạm, trách nhiệm của TISCO, MCC và Tổng công ty Thép Việt Nam (VNSTEEL), kiến nghị Thủ tƣớng giao Bộ Công thƣơng chỉ đạo VNSTEEL và TISCO thu hồi của MCC hơn 11,6 triệu USD tiền thuế nộp thay, hơn 4.700 tỷ đồng chi phí xếp dỡ, bảo quản thiết bị, hơn 3.200 tỷ đồng các khoản chi sai quy định...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài của trung quốc vào lĩnh vực kết cấu hạ tầng ở việt nam​ (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)