- Quản lý trực tiếp nguồn vốn nhà nƣớc trong các dự án;
4.2.1. Tiếp tục phát huy hiệu quả các chính sách, biện pháp cải thiện môi trường và thủ tục đầu tư
môi trường và thủ tục đầu tư
Trên cơ sở phân tích hiệu quả từ các chính sách, biện pháp cải thiện môi trƣờng và thủ tục đầu tƣ đã đạt đƣợc, cần tiếp tục phát huy, xúc tiến mặt công tác này. Nhà nƣớc cần tiếp tục duy trì và phát huy có hiệu quả các chính sách, biện pháp cải thiện môi trƣờng đầu tƣ đã triển khai để tăng cƣờng thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài nói chung và đầu tƣ từ Trung Quốc nói riêng, tối đa hóa lợi ích từ FDI. Chính sách phát triển hiện nay đối với vấn đề này phải đƣợc chuyển hóa thành tăng cƣờng công tác xúc tiến và đánh giá kết quả thu
hút FDI là kinh doanh bền vững, tác động lan tỏa về công nghệ, kỹ năng và việc kết nối với doanh nghiệp Việt Nam. Tăng cƣờng sự phối hợp, liên kết giữa Trung ƣơng với địa phƣơng, giữa các vùng, giữa cơ quan quản lý nhà nƣớc với các hiệp hội nghề nghiệp trong công tác xúc tiến đầu tƣ. Cần chủ động xúc tiến đầu tƣ có trọng tâm, trọng điểm, với mục tiêu phù hợp, gắn với các tiêu chí hợp tác đầu tƣ mới, trong đó các dự án kết cấu hạ tầng cần đƣợc khuyến khích đầu tƣ tƣ nhân hơn. Việc giảm bớt sự phụ thuộc vào Nhà nƣớc sẽ khuyến khích các nhà đầu tƣ hơn, trong đó có nhà đầu tƣ Trung Quốc tăng cƣờng đầu tƣ FDI vào lĩnh vực kết cấu hạ tầng, đồng thời nâng cao trách nhiệm của họ trong vai trò chủ đầu tƣ hoặc góp vốn. Các hoạt động và phƣơng thức xúc tiến đầu tƣ cần tiếp tục đa dạng hóa; trong đó chú trọng xúc tiến đầu tƣ tại chỗ với những dự án hợp tác thành công cụ thể. Đồng thời, cần tăng cƣờng đầu tƣ thỏa đáng cho hoạt động xúc tiến đầu tƣ lớn; ƣu tiên thực hiện các hoạt động xúc tiến đầu tƣ quốc gia, vùng, liên ngành; công khai, minh bạch hệ thống thông tin về đầu tƣ... Về tổ chức, Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ cần chủ trì, phối hợp các bộ, ngành liên quan rà soát, cơ cấu lại hệ thống các cơ quan xúc tiến đầu tƣ hiện có theo hƣớng chuyên nghiệp, độc lập, không chồng chéo, không trùng lặp với các cơ quan có chức năng quản lý nhà nƣớc về đầu tƣ nƣớc ngoài; phù hợp với yêu cầu và đặc thù của từng địa phƣơng.
Song song với việc tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến đầu tƣ, Việt Nam cũng cần thu hẹp ở mức độ nào đó khoảng cách về ƣu đãi thuế giữa các doanh nghiệp trong nƣớc và nƣớc ngoài để tạo ra một môi trƣờng cạnh tranh nói chung công bằng hơn cho cả hai nhóm doanh nghiệp này. Do vậy, cần hành động hƣớng tới việc ủy quyền điều tra vốn thuộc Tổng cục Thuế cho các cơ quan thuế địa phƣơng cấp tỉnh, thành phố để họ giám sát tốt hơn hoạt động của các doanh nghiệp FDI và kịp thời ngăn chặn các hành vi bất hợp pháp. Việt Nam cũng cần xây dựng cơ sở dữ liệu về cá nhân và doanh nghiệp
đóng thuế để giám sát chặt chẽ hơn những thay đổi về dòng thu nhập và doanh thu của họ. Đối với các doanh nghiệp nƣớc ngoài coi thƣờng các quy định về kinh doanh, Ta cần đƣa ra các biện pháp trừng phạt thích hợp nhƣ giảm thời gian áp dụng mức thuế ƣu đãi hay thậm chí là tăng mức thuế áp đặt.
Đối với nguồn FDI của Trung Quốc vào lĩnh vực kết cấu hạ tầng, để tối đa hóa lợi ích và hạn chế tác động tiêu cực từ những khoản đầu tƣ này, Nhà nƣớc cần tìm cách thu hút các nhà đầu tƣ Trung Quốc đầu tƣ vào hạ tầng công nghệ cao, tiên tiến, thân thiện với môi trƣờng, hạ tầng năng lƣợng sạch và có thể tái tạo, hạ tầng thiết bị y tế tiên tiến, dịch vụ chăm sóc sức khỏe và nhất là các ngành công nghiệp mới dựa vào cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0; đồng thời cần phải tăng cƣờng công tác đào tạo nguồn nhân lực và nâng cao chất lƣợng lực lƣợng lao động trong nƣớc. Với những hình thức đầu tƣ khá mới mẻ nhƣ PPP, có thể nghiên cứu xây dựng quỹ hỗ trợ của Nhà nƣớc trong đầu tƣ theo hình thức PPP phù hợp với chính sách quản lý ngân sách nhà nƣớc. Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh hơn nữa việc cải cách hành chính, tạo thuận lợi cho hoạt động FDI tại Việt Nam nói chung và FDI của Trung Quốc vào lĩnh vực kết cấu hạ tầng nói riêng, đảm bảo công khai, minh bạch và tăng trách nhiệm giải trình của các cơ quan nhà nƣớc đối với việc thu hút, quản lý các dự án FDI.
Việc thúc đẩy quan hệ kinh tế cân bằng và bền vững giữa Việt Nam và Trung Quốc với tƣ cách là các nƣớc láng giềng là điều quan trọng. Việt Nam đánh giá cao vai trò của FDI Trung Quốc trong việc góp phần vào sự phát triển kinh tế-xã hội của mình. Tuy nhiên, các hoạt động FDI của Trung Quốc ở Việt Nam nhìn chung có xu hƣớng lợi dụng lao động giá rẻ của Việt Nam, khai thác tài nguyên khoáng sản, gây ô nhiễm môi trƣờng, tiêu thụ nhiều năng lƣợng và làm gia tăng thâm hụt thƣơng mại. Hai nƣớc có thể hợp tác hơn nữa để cải thiện chất lƣợng các dự án đầu tƣ của Trung Quốc ở Việt Nam. Việc
này sẽ giúp thúc đẩy quan hệ kinh tế nhằm mang lại nhiều lợi ích hơn nữa cho cả hai bên, điều sẽ tạo ra ảnh hƣởng chính trị tích cực đối với cả hai nƣớc. Song song đó, cần đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế, thực hiện các cam kết mà Việt Nam đã và sắp ký kết nhƣ CPTPP, EVFTA, RCEP… để đa dạng hóa thị trƣờng, tránh phụ thuộc quá nhiều một đối tác đầu tƣ nào dù là Trung Quốc hay Mỹ.