- Hệ thống giao thông: Giao thông đối với khu vực có 1 tầm quan trọng đặc biệt mà các ngành và người dân đều rất quan tâm, ở nơi mà chưa có đường hoặc giao thông ách tắc thì ở đó cuộc sống chậm phát triển và lạc hậu. Nhìn chung mạng lưới giao thông của Hoà Bình khá phát triển có cả 2 loại đường giao thông chủ yếu là đường bộ, đường sông với những đầu mối giao thông quan trọng là thành phố Hoà Bình
- Đường bộ: Với tổng chiều dài hàng nghìn km bao gồm các đường quốc lộ, tỉnh lộ và đường liên huyện, liên xã. Quốc lộ gồm có quốc lộ 21 với tổng chiều dài khoảng 113 km, QL6 với tổng chiều dài khoảng 121 km, QL15 với tổng chiều dài là 21km và QL12B có chiều dài khoảng 79 km còn lại là đường từ thành phố Hoà Bình đi các huyện, đường liên huyện và liên xã.
- Đường sông: tổng chiều dài trên 200 km (về mùa kiệt thì các phương tiện tàu thuyền có sức chở 100 -150 tấn vẫn hoạt động được).
- Số lượng đường giao thông ở trong vùng không đều nhau phụ thuộc vào địa hình, vào bố trí dân cư. Do thiếu vốn và điều kiện kinh tế xã hội còn khó khăn, địa hình hiểm trở nên phương tiện giao thông nông thôn bị hạn chế. Việc đi lại và vận chuyển sản phẩm nông nghiệp của nông dân gặp rất nhiều khó khăn, nhiều tuyến đường mới chỉ khai thông được nền đường, không có các công trình thoát nước và phòng hộ trên đường. Do đó tình trạng sạt lở lòng đường, hư hỏng nền đường xảy ra phổ biến ở nhiều xã trong vùng nên nhiều nơi có đường mà xe cộ đi lại rất khó khăn nhất là vào mùa mưa.
- Hệ thống điện những năm gần đây, Nhà nước và tỉnh Hoà Bình đã có chủ trương đưa điện đến các xã vùng sâu, vùng xa. Hiện nay hầu hết các xã trong tỉnh đã có điện lưới
quốc gia hay thủy điện, còn một số ít xã chưa có điện lưới. Nguồn điện sử dụng cho thắp sáng, sinh hoạt là chủ yếu. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến việc phát triển đời sống kinh tế và văn hoá của người dân ở các xã.