Giải pháp đối với các công trình xây dựng mới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác quản lý các công trình nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn tỉnh hòa bình​ (Trang 80)

Theo định hướng phát triển của UBND tỉnh, từ năm 2021-2030 sẽ xây dựng mới 40 CTCNTT. Do đó, để đảm bảo các công trình xây dựng mới phát huy hiệu quả cấp nước, tránh tình trạng hoạt động kém hiệu quả, nhanh xuống cấp, tác giả đề xuất một số giải pháp như sau:

- Giai đoạn lập Báo cáo nghiên cứu khả thi:

+ Tuân thủ đúng theo các quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng công trình, phù hợp với giai đoạn thực hiện đầu tư, phù hợp với nguồn vốn của dự án. Đặc biệt trú trọng đến yếu tố tỉnh Hòa Bình là một tỉnh trung du miền núi nên việc đầu tư các CTCN sẽ được hỗ trợ nhiều từ vốn NSNN, vốn tài trợ của các tổ chức phi chính phủ chính vì thế sẽ dễ dẫn đến các yếu tố tiêu cực, lãng phí;

+ Lựa chọn địa điểm xây dựng phù hợp để phát huy tối đa hiệu quả của dự án; + Tổ chức thẩm định chặt chẽ, đúng quy định, tránh tình trạng xin cho.

- Giai đoạn thực hiện dự án:

+ Tổ chức đấu thầu tư vấn, xây lắp đúng theo quy định;

+ Tổ chức giam sát chặt chẽ, có sự giám sát của cộng đồng dân cư; + Tổ chức nghiệm thu, bàn giao đúng quy định.

- Giai đoạn kết thúc xây dựng, bàn giao công trình đưa vào vận hành khai thác: + Tổ chức kiểm định chất lượng công trình trước khi bàn giao đưa vào sử dụng;

+ Vận hành chạy thử công trình, đảm bảo an toàn, đúng công suất thiết kế trước khi đưa vào vận hành khai thác;

+ Tổ chức đào tạo, chuyển giao khoa học công nghệ cho đơn vị quản lý vận hành;

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác quản lý các công trình nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn tỉnh hòa bình​ (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)