Nguyên nhân tồn tại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác quản lý các công trình nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn tỉnh hòa bình​ (Trang 65 - 68)

Qua khảo sát thực tế cho thấy công tác quản lý, sử dụng và khai thác công trình cấp nước sinh hoạt ở nông thôn trên địa bàn tỉnh còn kém hiệu quả, số lượng công trình hoạt động thường xuyên và hiệu quả ít, cá biệt có một số công trình hoạt động cầm chừng và xuống cấp nghiêm trọng. Theo đánh giá do các nguyên nhân sau đây:

- Hầu hết tất cả các công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn sau khi được đầu tư xây dựng đều bàn giao cho chính quyền (UBND xã vận hành, khai thác và sử dụng), trừ một số công trình cấp nước sinh hoạt cho các thị tứ, thị trấn được bàn giao cho Công ty TNHH một thành viên cấp thoát nước Hòa Bình khai thác và vận hành sử dụng. Do vậy năng lực chuyên môn của cán bộ quản lý vận hành còn rất yếu, năng lực không đồng đều, số công nhân được đào tạo cơ bản thấp, công tác đào tạo tăng cường năng lực chưa được đầy đủ và kịp thời, trang thiết bị phục vụ sửa chữa các hệ thống cấp nước sinh hoạt nông thôn hầu như không có (Chỉ các công trình nước do Trung tâm nước sạch và VSMTNT tổ chức triển khai thực hiện mới có bộ dụng cụ sửa chữa thay thế).

- Đa số người dân nông thôn trên địa bàn tỉnh còn nghèo, mức thu nhập thấp, nhiều hộ dân do phong tục, tập quán có thói quen sử dụng nước tự nhiên chưa qua xử lý (Nguồn nước do tự các hộ dẫn về) mà không sử dụng nước trong hệ thống được đầu tư xây dựng (do phải mất tiền mua ống dẫn để đấu nối từ trục chính về nhà và đồng hồ đo nước) dẫn đến lượng nước tiêu thụ giảm, giá thành nước cao, hạn chế việc mở rộng mạng lưới cấp nước.

- Nguồn vốn đầu tư cho công trình chưa đáp ứng được yêu cầu, cơ cấu vốn bố trí còn nặng về đầu tư, chưa quan tâm đến nguồn vốn sự nghiệp, cơ chế hỗ trợ vốn chưa đồng bộ với các dự án khác (Đối với nguồn vốn Chương trình mục tiêu Quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn, đối với các tỉnh miền núi nhà nước chỉ hỗ trợ tối đa 90% tổng vốn cho công trình số còn lại do ngân sách tỉnh hoặc nhân dân đóng góp. Nhưng với một số dự án khác thì Nhà nước lại đầu tư 100% vốn).

- Chính quyền các cấp (Đặc biệt là cấp xã) được giao tiếp nhận, quản lý khai thác vận hành công trình còn chưa quan tâm sâu sát. Sau khi tổ quản lý vận hành được UBND xã thành lập là khoán trắng cho họ, không thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở. Cán bộ tổ Quản lý vận hành chủ yếu là thân quen, họ hàng không có nghiệp vụ chuyên môn, do vậy một số công trình sau khi bàn giao chỉ ổn định trong thời gian bảo hành. Hết hạn bảo hành là công trình xuống cấp ngay.

- Về cơ chế giá nước sạch nông thôn: Về nguyên tắc giá nước sạch nông thôn phải được tính đúng, tính đủ, tuy nhiên đối với các công trình cấp nước sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Hòa Bình chỉ có một số ít công trình được thiết kế là xây dựng đầu mối, khu xử lý và lắp đặt tuyến ống các trục chính phần còn lại nhân dân đóng góp mua đồng hồ để dẫn nước về nhà sử dụng. Đa phần các công trình còn lại là sử dụng các bể chứa nước tập trung cấp nước cho cụm dân cư từ 5 - 7 hộ dân dẫn đến tình trạng cha chung không ai khóc, việc thu tiền nước của các hộ dân là cào bằng, ang áng. Dẫn đến tình trạng thu không đủ chi là phổ biến.

- Về theo dõi về hiện vật và giá trị đối với công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn: Do chưa có các quy định cụ thể về việc theo dõi về hiện vật và giá trị tài sản đối với các công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn nên khi bàn giao công trình cho chính quyền địa phương (UBND xã) quản lý và sử dụng là chỉ bàn giao công trình do vậy dễ buông lỏng và không chịu trách nhiệm.

- Công tác bảo trì công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn hầu như chưa được quan tâm kể cả bố trí kinh phí, tổ chức vận hành và quy định các tiêu chuẩn kỹ thuật , dẫn đến công trình xuống cấp nhanh chóng.

Kết luận chương 2

Trong Chương 2, tác giả đã khái quát tình hình điều kiện tự nhiên, dân sinh, kinh tế cũng như hiện trạng quản lý, khai thác nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn tỉnh Hòa Bình. Qua đó tác giả cũng đã nêu được những mặt tích cực, những kết quả đạt được. Bên cạnh đó tác giả cũng chỉ ra những tồn tại trong công tác cấp nước sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Hòa Bình như: Công tác quản lý vận hành công trình còn yếu kém, việc theo dõi, giám sát chất lượng nước cấp chưa được quan tâm, chưa có mô hình quản lý chuyên nghiệp. Đồng thời tác giả cũng đi sâu vào phân tích các nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế. Đây là những nội dung rất quan trọng để trong Chương 3, tác giả sẽ đề xuất các giải pháp tăng cường công tác quản lý các công trình nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn tình Hòa Bình.

CHƯƠNG 3 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CÔNG TRÌNH NƯỚC SINH HOẠT NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÒA BÌNH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác quản lý các công trình nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn tỉnh hòa bình​ (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)