Tình hình phát triển kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác quản lý các công trình nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn tỉnh hòa bình​ (Trang 46 - 48)

Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) của tỉnh năm 2018 đạt 8,69%; trong đó: Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản tăng 22,01%; công nghiệp - xây dựng tăng 49,15%; dịch vụ tăng 28,84%.

a. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản

- Trồng trọt: Giá trị sản xuất trồng trọt theo giá so sánh, cả năm ước đạt 5.729 tỷ đồng, vượt 6% so cùng kỳ, đạt 100% kế hoạch năm. Các địa phương quan tâm thực hiện theo hướng phát triên các sản phẩm lợi thế nhất là cây có múi, mía tím, rau an toàn.

Cây lương thực có hạt: Diện tích gieo trồng 72 nghìn ha, sản lượng lương thực có hạt 36 vạn tấn, đạt 100 % kế hoạch, trong đó diện tích lúa cấy 38,7 nghìn ha, năng suất ước 53,8 tạ/ha, sản lượng 21,5 vạn tấn đạt 100 % kế hoạch. Các giống lúa chất lượng, ngắn ngày, năng suất cao khá phổ biến, giống lúa chất lượng cao J02 trồng tập trung tại huyện Đà Bắc và Tp. Hòa Bình (Đà Bắc: 180 ha, năng suất 55 tạ/ha, sản lượng 825 tấn; Tp. Hòa Bình: 104 ha, năng suất 57 tạ/ha, sản lượng 593 tấn); diện tích lúa lai chiếm 26% tổng diện tích, giảm hơn cùng kỳ. Diện tích gieo trồng ngô 33,4 nghìn ha, năng suất 44 tạ/ha, sản lượng 14,7 vạn tấn; diện tích gieo trồng ngô lai tiếp tục được mở rộng trên 95%. Cây hàng năm khác: Diện tích gieo trồng 48,1 nghìn ha, trong đó Lạc trên 4 nghìn ha, mía 8,9 nghìn ha, sắn 9,2 nghìn ha, khoai lang 5 nghìn ha, rau đậu các loại 13,6 nghìn ha, sản lượng 21 vạn tấn.

Cây ăn quả có múi (cam, quýt, bưởi: tiếp tục được mở rộng diện tích bằng các giống có năng suất, chất lượng cao như (cam CS1, cam BH, cam V2, bưởi đỏ, bưởi diễn,....) dự kiến đến hết năm 2018 đạt trên 9.300 ha, diện tích kinh doanh 5,2 ngàn ha, sản lượng đạt 12 vạn tấn. Chuyển đổi được 2,1 nghìn ha đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng ngô theo Quyết định 915/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Ngoài những diện tích đã chuyển đổi trong những năm trước tiếp tục trồng cac loại rau, mầu có giá trị kinh tế cao như: Bí xanh, bí đỏ, dưa hấu, dưa chuột, quả lặc lày. Những diện tích

chuyển đổi hình thành nên những vùng sản xuất tập trung, sản xuất hàng hóa cho giá trị thu nhập cao.

- Chăn nuôi: Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi theo giá so sánh cả năm ước đạt 3.584 tỷ đồng, vượt 2,6% cùng kỳ, tăng 6,2% so với kế hoạch năm; Tái cơ cấu ngành chăn nuôi được các địa phương quan tâm thực hiện, trong đó tập trung phát triển nuôi vật nuôi bản địa trong chăn nuôi nông hộ, phát triển chăn nuôi công nghiệp trong các cơ sở chăn nuôi lớn. Tổng đàn trâu 118,9 nghìn con tăng 0,73% so cùng kỳ, bò 85,8 nghìn con tăng 2% so cùng kỳ, lợn 489 nghìn con, tăng 2% so cùng kỳ, gia cầm 7,1 triệu con tăng 18,5% so cùng kỳ. Có 55 cơ sở nuôi gà thương phẩm quy mô từ 3-10 nghìn con/chuồng/lứa; 2 trang trại nuôi gà đẻ trứng thương phẩm quy mô 120 nghìn; 4 trại gà giống tổng quy mô 301 nghìn gà bố mẹ; 37 trang trại nuôi lợn nái và hậu bị quy mô 300-3.000 con; 4 nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi tổng công xuất thiết kế 675 nghìn tấn/năm.

- Sản xuất lâm nghiệp: Giá trị sản xuất theo giá so sánh cả năm ước đạt 1.125 tỷ đồng, vượt 6,8% so cùng kỳ, đạt 107,5% kế hoạch năm. Trồng 183,5 nghìn cây phân tán và cây ăn quả các loại phục vụ tết trồng cây Mậu Tuất; Trồng rừng tập trung 6,3 nghìn ha, vượt 6,7% kế hoạch năm.Tập trung chăm sóc, khoanh nuôi, bảo vệ rừng và phòng chống cháy rừng.

- Nuôi trồng thuỷ sản: Giá trị sản xuất ngành Thủy sản theo giá so sánh cả năm ước đạt 254 tỷ đồng, vượt 15,6% cùng kỳ, tăng 7% so kế hoạch năm. Các địa phương đẩy mạnh phát triển nuôi cá lồng trên các thủy vực lớn, nuôi thủy đặc sản trên diện tích ao hồ theo định hướng tái cơ cấu ngành thủy sản. Toàn tỉnh hiện có 2,7 nghìn ha mặt nước ao hồ nuôi trồng thủy sản; chính sách phát triển nuôi cá lồng được quan tâm, hiện trên hơn 4,3 nghìn lồng nuôi cá trên Hồ Hòa Bình. Sản lượng cá ước đạt 8,3 nghìn tấn, trong đó khai thác 1,7 nghìn tấn, nuôi trồng 6,6 nghìn tấn. Trong tháng 7 trên đại bàn tỉnh có mưa lớn kéo dài liên tiếp trong nhiều ngày. Gây thiệt hại làm ảnh hưởng đến nuôi trồng thủy sản của người dân cụ thể như: Tổng diện tích thiệt hại: 92,18 ha; Số lượng cá thất thoát: 11,7 tấn; Tổng số lồng bè nuôi: 23 chiếc; Thiệt hại cá nuôi lồng: 39 tấn; Ước thiệt hại: 1,2 tỷ đồng.

Các cơ sở sản xuất cá giống tiếp tục chăm sóc phòng bệnh, sản xuất cá giống cung ứng cho các địa phương. Kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh thủy sản.

b. Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

Chỉ số sản xuất công nghiệp năm 2017 ước tăng 15,63% so với cùng kỳ năm trước. Giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt 32.520 tỷ đồng, tăng 15,63% so với cùng kỳ năm trước. Một số sản phẩm có mức tăng trưởng khá so với cùng kỳ năm trước, như: điện sản xuất, điện thương phẩm, sản phẩm may, gạch xây dựng, xi măng, thiết bị điện và điện tử tin học.

c. Thương mại, dịch vụ

Ban hành Đề án phát triển thương mại tỉnh Hoà Bình giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025, Đề án nâng cao chất lượng và năng lực cạnh tranh các mặt hàng xuất khẩu tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2030; Chương trình phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2016-2020, Kế hoạch thực hiện Đề án phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” tỉnh Hòa Bình. Triển khai nhiều biện pháp đồng bộ nhằm kiểm tra, ngăn chặn có hiệu quả hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.

- Dịch vụ: doanh thu dịch vụ đạt 26.720 tỷ đồng, tăng 19,31%. Kim ngạch xuất khẩu đạt 616,15 triệu USD, nhập khẩu đạt 490,27 triệu USD. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân cả năm tăng dưới 4%.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác quản lý các công trình nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn tỉnh hòa bình​ (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)