Hướng tâm khuôn

Một phần của tài liệu Giáo trình Công nghệ chất dẻo Phần 2 (Trang 47 - 48)

II dạng có cạnh lồ

b) Cu ố n n ố i hình nón liên k ế t v ớ i vòng trung gian

4.14 Hướng tâm khuôn

Khuôn đúc phun phải được thiết kế sao cho việc đóng lại của hai phần khuôn được dể dàng và nhanh chóng. Các chốt dẫn hướng và ống lót dẫn hướng giữ vai trò giúp cho động thái đóng nói trên . Tuy nhiên nếu chỉ với chốt dẫn hướng và ống lót dẫn hướng không đủ để động thái đóng khuôn được chính xác người ta cần thêm những bộ phận hướng tâm khác cho mổi phần nửa của khuôn đúc phun. (Hình 49). Trong một số trường hợp các bộ phận thực hiện việc hướng tâm không thực hiện được đối với các vật thể đúc-phun có thành bề dày tương đối mỏng, vì lực ép tạo ra trong giai đoạn giai đoạn phun sẽ tác động lên thành khuôn. Do hình dáng cấu trúc của vật thể đúc-phun hay do việc phũ lấp không đều của nhựa nóng chảy trong hốc khuôn có thể tạo ra một áp suất lớn tác dụng lên lõi khuôn và cạnh tiếp giáp nơi chân lõi khiến cho việc đóng lại của hai phần nửa của khuôn không chính xác. Để gia tăng độ chính xác trong việc đóng lại như đã trình bày ở trên người ta thiết kế phần lõi có dạng hình nón cụt và mặt vòng chung quanh có thể chịu đựng lực tác dụng lớn. Trong trường hợp này các loại hợp kim qúy được ứng dụng để tạo ra bộ phận phụ giúp gia tăng độ cứng nơi chân lõi cùng với kỹ thuật mạ lớp kim loại chịu lực lên trên bề mặt của hốc khuôn.

Hình 47: mô tả tiết diện cắt của một khuôn rơi và động thái mở từng phần để tách rời vật thể ra khỏi khuôn

Hình 48: mô tả phương cách bố trí hợp lý của khuôn tầng đối với vật thể có diện tích bề mặt lớn.

Một phần của tài liệu Giáo trình Công nghệ chất dẻo Phần 2 (Trang 47 - 48)