Bộ phận ngăn chận dòng chảy ngược của nhựa lỏng.

Một phần của tài liệu Giáo trình Công nghệ chất dẻo Phần 2 (Trang 36 - 37)

II dạng có cạnh lồ

4.4.5Bộ phận ngăn chận dòng chảy ngược của nhựa lỏng.

A : Diện tích đúc-phun

4.4.5Bộ phận ngăn chận dòng chảy ngược của nhựa lỏng.

Trong giai đoạn ép ( Hình 2 ), trục trôn ốc quay chung quanh trục tạo áp suất rất lớn để ép nhựa vào hốc khuôn, sức ép này sẽ tạo ra phản lực đẩy nhựa lỏng lùi về phía sau, để ngăn không cho hiện tượng này xảy ra người ta thiết kế thêm vào đầu trục trôn ốc một bộ phận chận dòng chảy ngược. Bộ phận này luôn luôn được ứng dụng cho trục trôn ốc trong máy đúc-phun.

4.4.6 Đầu phun:

Đầu phun được xem như bộ phận tiếp nối giữa phần đầu của xy-lanh và khuôn. Đầu phun được nối vào xy-lanh thông qua đĩa nối có ren vít hay thông qua nắp đậy. Kênh dẫn nhựa nóng chảy bên trong đầu phun phải được thiết kế thích hợp với dòng chảy và mặt tiếp giáp giữa đầu phun với ống lót kênh nối của khuôn phải thật kín để tránh trường hợp nhựa lỏng chảy thoát ra ngoài. Một chi tiết thiết kế cần lưu ý, đường bán kính của đầu phun luôn luôn nhỏ hơn bán kính của ống lót kênh nối và đường kính kênh dẫn bên trong đầu phun phải nhỏ hơn đường kính kênh dẫn bên trong ống lót kênh nối.

Hình 18: Trục trôn ốc với van chận dòng chảy ngược. Hình trên mô tả giai đoạn ép-phun , trục trôn ốc quay chung quanh trục, ép nhựa lỏng trong khuôn, đồng thời di chuyển dần về phía sau. Hình dưới mô tả giai đoạn phun nhựa vào kênh nối bên trong khuôn. 1 Khuôn

2 Đầu phun

3 Van chận dòng chảy ngược 4 Trục trôn ốc 5 Xy-lanh 6 Mũi trục trôn ốc 7 Vòng băng đốt nóng 8 Đầu xy-lanh 9 Ống lót cuốn nối

Hình 19: Sơ đồ mô tả các dạng đầu phun có bán kính khác nhau với ống lót cuốn nối a) Đầu phun với bán kính lớn – Kích thước giữa ống lót cuốn và đầu phun cố định b) Cả hai đều có bán kính bằng nhau, tuy nhiên đầu phun có lổ khoang lớn hơn lổ khoang của ống lót cuốn. Trong trường hợp này cuốn không thể tách rời ra được. c) Cấu trúc đúng và hợp lý nhất. Hình 20: Đầu phun mở 1. Đầu phun mở, 2 xy-lanh, 3 ống chận Hình 21: Đầu phun đóng mở bằng đinh chận 1 Đầu phun, 2 Vòng băng đốt nóng 3 Thanh chận lò-xo, 4 Lò-xo, 5 Vỏ van cùng với định chận, 6 bộ phận tiếp nối.

Các dạng đầu phun thường thay đổi tùy theo khối lượng nhựa lỏng nạp vào khuôn. Người ta phân biệt ra hai dạng chính: Đầu phun mở và đầu phun đóng. Đầu khuôn mở ( Hình 20 ) được ứng dụng đối với lượng nhựa có độ dai quá lớn nên chúng không thể chảy thoát ra bên ngoài trong giai đoạn nạp nhựa vào khuôn. Ngooài ra đối với các loại nhựa mhư PVC hay POM phải được ứng dụng với đầu phun mở để giúp cho khí nên trong thoát ra được dể dàng.

Đầu phun đóng thường được ứng dụng đối với các loại nhựa có độ dai thấp khi được nấu chảy lỏng có thể chảy ra bên ngoài ( trong giai đoạn cuối tách rời thành phẫm, đơn vị ép-phun lùi về phía sau). Trong trường hợp này kim đóng giữ nhiệm vụ đóng mở miệng đầu phun thông qua tác động nén và dãn của lò-xo. Khi đầu phun ép vào ống lót, đĩa chận ép lò-xo lại, kim mở ra. Trong giai đoạn ép- phun, áp suất của nhựa lỏng bên trong xy-lanh ép chốt đóng kín miệng đầu phun. Ngoài ra cơ phận chận cũng được ứng dụng để đóng mở đầu phun. Khi đơn vị phun tiến về phía trước, ép đầu phun vào ống lót , đầu phun bị nén lại về phía sau, thanh chận ở vị trí mở. Khi đơn vị phun lùi lại về phía sau, lò-xo dãn ra đẩy đầu phun về phía trước, cơ phận chận ở vị trí đóng.

Một phần của tài liệu Giáo trình Công nghệ chất dẻo Phần 2 (Trang 36 - 37)