Đặc điểm của chất mang sử dụng trong sản xuất phân bón vi sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sản xuất phân bón vi sinh dạng hạt có khả năng kích thích sinh trưởng từ vi khuẩn bacillus megaterium vacc 118 và chất mang được xử lý chiếu xạ​ (Trang 25 - 26)

Phân bón vi sinh thường phải sử dụng chất mang để tăng hiệu quả, chất lượng và thời gian bảo quản. Theo Somasegaran và Springer [54], một chất mang tốt cần phải thỏa mãn các đặc tính sau: (1) Rẻ và dễ kiếm. (2) Dễ khử trùng bằng hấp tiệt trùng hoặc xử lý chiếu xạ gamma. (3) Dễ xử lý, chế biến mà không bị vón cục. (4) Không độc hại cho vi sinh vật và thực vật. (5) Có khả năng hấp thụ ẩm tốt và có thể giữ nước trên 50%. (6) T tạo được cấu trúc tốt cho sự bám dính của vi sinh vật. (7) Có pH phù hợp, ổn định và chứa hàm lượng chất hữu cơ cao.

Khosro và Yousef [44] cho rằng việc kết hợp các vi sinh vật vào chất mang cho phép quá trình tạo phân bón vi sinh trở nên dễ dàng, đồng thời kéo dài thời gian lưu trữ lâu dài và hiệu quả của phân. Họ cũng cho rằng khử trùng chất mang là điều cần thiết để giữ số lượng lớn VSV có ích trong thời gian dài. Một vài ví dụ về chất mang thông dụng hiện đang được sử dụng trong sản xuất phân bón vi sinh bao gồm mùn cưa, đất sét, phân chuồng, phân giun đất. Trong vài thập niên trở lại đây, một vài chất mang mới nguồn gốc polymer đã được nghiên cứu và ứng dụng trong sản xuất phân bón như polyacrylamide [24] hoặc sodium alginate [26]. Các chất mang polymer này đều dạng bột, cấu trúc mạng lưới, cho phép bắt giữ VSV trong mạng lưới của chúng, bảo vệ VSV khỏi các áp lực từ môi trường trong quá trình bảo quản (nhiệt độ, ánh sáng,…) và khi gặp điều kiện thuận lợi, các polymer này sẽ lại từ từ giải phóng VSV vào trong đất [32]. Các chất mang dạng gel polymer cho phép các tế bào có thể tồn tại với hoạt tính lâu dài [7].

Xử lý chiếu xạ gamma là một cách hữu hiệu để khử trùng chất mang, bởi vì quá trình này không làm thay đổi tính chất vật lý và hóa học của vật liệu. Một phương pháp khác để khử trùng chất mang là khử trùng nhiệt khô (sấy) hoặc ẩm (hấp). Tuy nhiên, hấp khử trùng có thể làm thay đổi đặc tính của một số chất mang dẫn tới gây độc cho một số chủng vi khuẩn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sản xuất phân bón vi sinh dạng hạt có khả năng kích thích sinh trưởng từ vi khuẩn bacillus megaterium vacc 118 và chất mang được xử lý chiếu xạ​ (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)