7. Cấu trúc của luận văn
2.2.2 Vẻ đẹp nội tâm thứ nhan sắc vững bền của người phụ nữ xứ Mường
Hình tượng người phụ nữ Mường hiện lên trong các truyện ngắn của Hà Thị Cẩm Anh không chỉ mang vẻ đẹp về ngoại hình với những nét mộc mạc, tự nhiên, nhưng không kém phần rực rỡ mang nét đặc trưng của người phụ nữ Mường - mà đằng sau vẻ đẹp tự nhiên ấy còn là một vẻ đẹp nội tâm - một vẻ đẹp không bị phai mờ theo thời gian, ẩn chứa trong tâm hồn, trái tim và đôi tay của người phụ nữ. Họ là những người con gái đảm đang, khéo léo, giàu lòng vị tha, hy sinh hết mình đối với những người thân yêu trong gia đình, đối với làng bản, với quê hương, rừng núi thân thương. Trong truyện ngắn Mưa bụi nhân vật chính là cô Niên: Vừa xinh đẹp, duyên dáng, rực rỡ khiến cho chàng trai trẻ đất Hà thành choáng váng, ngây ngất ngay lần gặp đầu tiên trên bãi hoa cải vàng rực bên triền sông ở Mường Dồ lại là một cô gái khéo tay, có tài muối dưa cải trong ống nứa: “Cọng dưa vừa giòn,vừa chua lại vừa ngọt, vị ngọt rấtđậm đà” và ngon tới mức: "Dù sau này có tiệc tùng, canh gà, cá rán thì cũng khó quên được vị ngon của nó" [7, tr.200]. Bao vẻ đẹp dường như hội tụ hết trong nhân vật Niên bởi cô không chỉ là một cô gái đẹp người, mà ở Niên còn sáng
lên vẻ đẹp bên trong tâm hồn và trái tim của người phụ nữ. Cô rất dũng cảm, giàu đức hy sinh, giàu lòng yêu thương và thuỷ chung hết mực trong tình yêu.Trước khi cô trở thành trung đội trưởng trung đội dân quân gái xứ Mường Dồ, cô đã nhận được giấy báo nhập học đi học trường Đại học Sư phạm. Đó là mơ ước cả đời của Niên nhưng cô lại lựa chọn ở lại quê hương vào đội dân quân trực tiếp chiến đấu vì: “Niên không nỡ bỏ lại sau lưng những bộn bề của làng quê đang nóng bỏng bom đạn mà ra đi” [7, tr.199]. Đó chính là lòng yêu nước, là tinh thần chiến đấu bảo vệ quê hương xứ sở trước bom đạn của kẻ thù; là sự thuỷ chung chờ đợi người yêu suốt hơn hai chục năm trời sau khi đất nước đã giải phóng. Nhưng nét nổi bật hơn cả có lẽ chính là lòng nhân ái, bao dung và đức hy sinh cao cả của cô khi cô đã chủ động đón người đồng độicùng đơn vị của người yêu bị thương nặng về nuôi dưỡng, chăm sóc và thầm lặng nuôi đứa con - kết quả của mối tình sâu đậm của cô với người yêu trên bãi cải vàng rực ven sông trở thành một bác sĩ giỏi sau này. Thật đúng như lời nhận xét của PGS.TS Trần Thị Việt Trung trong bài viết “Đau đáu nỗi niềm về thân phận người phụ nữ Mường trong truyện ngắn Hà Thị Cẩm Anh” về nhân vật người phụ nữ này:“Vẻ đẹp của lòng thủy chung, đức hy sinh của Niên chính là một thứ nhan sắc vững bền, rất "điển hình" cho vẻ đẹp của các cô gái Mường thời chống Mỹ cứu nước” [7, tr.256].
Bằng tình yêu và sự gắn bó sâu sắc với mảnh đất, con người xứ Mường này tác giả Hà Thị Cẩm Anh đã thấu hiểu được hết vẻ đẹp bên trong của những người phụ nữ nơi đây. Qua những trang viết của bà, người đọc không khỏi xúc động trước những tình người, trước lòng vị tha, trước những nỗi đau đớn, oan ức... của những người phụ nữ. Mỗi nhân vật trong sáng tác của Hà Thị Cẩm Anh đều có mỗi số phận, cuộc đời riêng, nhưng ở họ luôn có một nét đẹp chung là lòng vị tha và đức hy sinh cao cả. Đó là tấm lòng vị tha của Cầm trong Bài xường ru từ núi: Cô bị người yêu phụ bạc, đã có thai với anh ta, nhưng mẹ anh ngăn cản không cho hai người lấy nhau nên chị đành mang tiếng xấu là “chửa hoang”, bị cả bản làng và gia đình xua đuổi. Một mình chị lặng lẽ sinh con trong rừng rồi chịu bao nỗi khó khăn, vất vả cực nhọc nuôi con: “Chị phải gắng gượng để sống. Bị tống lên nhà bù rẫy, chị chỉ có một mình. Một mình chị sinh nở. Một mình chị nuôi con. Nhưng năm tháng thằng Sáng
còn nhỏ cả hai mẹ con rất cơ cực. Thằng bé luôn luôn bị đói cơm khát sữa. Nó giống như một viếng rẻ rách vắt trên vai mẹ” [7, tr.248]. Cuộc sống của hai mẹ con với bao cay đắng, nhọc nhằn, cơ cực, bao buồn tủi... chị đã gửi vào lời ru qua những câu Xường. Tiếng Xường của chị vọng vào vách đá, hoà vào tiếng gió, tiếng mưa, tạo thành âm thanh u buồn nức nở của tiếng hát ru đẫm nước mắt:“Lêu…lêu…lằng lôộc…lôộc…Mế phải làm gì cho bụng con được no...Mế phải làm sao cho miệng con khỏi khát...mế muốn có mềnh cho đêm co được ấm muốn cómột mái nhà để con che nắng che mưa...” [7, tr.248]. Nhưng sau bao mất mát, đau khổ - Cầm đã dũng cảm đứng lên đấu tranh chống lại những hủ tục với chính những người thân yêu trong gia đình. Đó là người cha, người anh trai cổ hủ, tham lam của cô và cái nhìn của bản mường để đòi quyền sống cho hai mẹ con như bao người bình thường trong Mường, trong bản để nuôi con ăn học, xây dựng cuộc sống đầy đủ, tốt đẹp. Sau này khi gặp lại mẹ con Lâm, những tưởng chị sẽ không bao giờ tha thứ cho họ vì đã bỏ rơi mẹ con chị trong lúc chị cần có những người giúp đỡ, chia sẻ nhất - nhưng bằng lòng vị tha cao cả và trái tim yêu thương giàu tình nghĩa chị đã thương cảm, xót xa và chăm sóc “bà mẹ chồng” và “người chồng đáng thương”, bỏ qua tất cả và tha thứ lỗi lầm của cả hai mẹ con Lâm. Đến chuyện Mẹ tôi người đọc thật sự cảm động trước sự hy sinh cao cả của người phụ nữ tên Sam. Sam là một cô gái xinh đẹp, nết na, một cô dâu thảo hiền hết lòng chăm sóc cho mẹ chồng để chồng yên tâm đi bộ đội mà đánh giặc :
“Nàng Sam là người con dâu mà làng Chiềng và cả Mường Ca Da không tiếc lời khen ngợi. Nàng sam đã đẹp người lại tốt nết. Mẹ chồng nàng muốn ăn chén mật ong. Sam vào núi tìm mật ông rừng. Mẹ chồng thèm bát canh chua Sam xuống hón xuống suối xúc cá, vào rừng hái lá chu mon. Có con dâu trong nhà mẹ chồng không phải chịu rét mùa Đông, không phải nóng bức mùa Hè. Mẹ không phải thiếu cái đệm, cái chăn cũng không phải thiếu cơm lạt cá.” [7, tr.331]. Thời gian cứ thế trôi đi những tưởng nàng Sam sẽ được sống trong hạnh phúc khi người lính từ mặt trận trở về nhìn thấy một thiếu nữ xinh đẹp ở trong nhà mình, nhà cửa gọn gàng, mẹ già khoẻ mạnh. Chàng cảm động và “cảm ơn trời đất linh thiêng đã gửi cho chàng một cô tấm thảo hiền của đời nay về làm vợ chàng, làm con của mẹ khi chàng đi mặt trận vắng nhà”
Nhưng cũng bất hạnh bao nhiêu khi nàng Sam sinh ra một đứa con quái thai. Sam bị đuổi ra khỏi nhà, bị dẫn vào thung lũng Mụ Dạ Dần “với đứa con dị dạng đỏ hỏn trên tay” không có một hạt gạo, hạt muối để sinh sống. Nhưng bằng ý chí, nghị lực phi thường và niềm tin của một người phụ nữ cô đã vượt qua tất cả xây dựng cuộc sống ngay trong thung lũng Mụ Dạ Dần ấy. Một mình cô nuôi hai đứa con bị vứt bỏ nơi rừng sâu vì đẻ non, thiếu tháng và bị di chứng chất độc da cam. Hơn hai mươi năm sống một mình trong thung lũng hoang vu ấy, cô đã gây dựng cho mình một “cơ đồ” khiến cả Mường Ca Da và làng Chiềng nể trọng. Cô được mời đi dự Đại hội: “Những người làm kinh tế giỏi” ở tỉnh để báo cáo về mô hình kinh tế rừng và tình nguyện
“xin góp vào quỹ đền ơn của Mường Ca Da một trăm triệu đồng” để hỗ trợ cho cuộc sống của những đứa trẻ bị nhiễm chất độc màu da cam.
Hình tượng người phụ nữ Mường trong các truyện ngắn của Hà Thị Cẩm Anh không những nổi bật với vẻ đẹp của lòng nhân ái, vị tha và đức hy sinh mà vẻ đẹp thuỷ chung trong tình yêu cũng là một nét đẹp trong tâm hồn tính cách của người phụ nữ Mường. Nói về tình yêu của những người phụ nữ ấy nhà văn đã khắc hoạ những nét phẩm chất đáng quý, đáng trân trọng ở họ... Khiến cho người đọc cảm động: Họ yêu say đắm, mãnh liệt và sống thật mình, hết mình với tình yêu và điểm nổi bật nhất ở họ là sự thuỷ chung trong tình yêu. Sự thuỷ chung ấy là niềm tin, điểm tựa để người phụ nữ Mường vượt qua bao chông gai, thử thách để tiếp tục sống và vươn lên. Cho dù phải chờ đợi bao nhiêu lâu đi chăng nữa thì người phụ ấy vẫn không dễ thay lòng đổi dạ với người yêu, với người chồng của mình. Người phụ nữ trong Đêm tháng tám có hoàn cảnh trớ trêu: Chồng hy sinh khi chị còn rất trẻ, nhưng chị đã ở vậy suốt mười tám năm nuôi con một mình mà không đi bước nữa. Khi cậu con trai (Hào) vì quá thấu hiểu sự hy sinh và cô đơn của mẹ nên đã sắp xếp vun vén cho chị với một người đàn ông tên Vũ - người bạn thân thiết nhất ở cùng đơn vị với chồng chị trước đây: “Chị không nói gì mà cứ khóc lặng lẽ. Chị không trách mắng con nhưng cũng không gật đầu đồng ý” [7, tr.157]. Có lẽ, do lòng chung thuỷ với người chồng đã mất và tình yêu thương con đã khiến chị quên đi hạnh phúc của riêng mình. Tấm lòng thuỷ chung trong tình yêu dường như thấm sâu vào tâm hồn người phụ nữ Mường của thung lũng Si Dồ này. Truyện ngắn Mưa bụi với nhân vật Niên một cô gái xinh đẹp,
giỏi giang khéo tay và chung thuỷ trong tình yêu. Cô có một tình yêu đẹp với chàng trai (Đán) thuộc đơn vị Pháo cao xạ đang đóng quần ở Mường Dồ. Cả hai đều có nhiều kỷ niệm đẹp ở bãi hoa cải vàng bên sông và đây cùng là nơi họ hẹn gặp nhau sau ngày đất nước giải phóng. Vì thế, dù phải chờ đợi người yêu hơn hai mươi năm nhưng cô vẫn có một niềm tin mãnh liệt chắc chắn Đán sẽ quay trở lại và cô nhất định chờ: “Vâng! Em sẽ chờ. Em sẽ đợi anh! Em chờ đợi anh bao lâu cũng được. Nhưng anh à! Nhất định anh phải trở về Mường Dồ, về bãi sông này để gặp em” [7, tr.202]. Tình yêu chung thuỷ của Niên khiến ta thật cảm phục, tình yêu ấy là sức mạnh, là niềm tin để cô chủ động đến với tình yêu có thể sống chết vì tình yêu. Trong truyện ngắn Quả còn người phụ nữ Mường có số phận bất hạnh dù chỉ gặp anh có một lần nhưng: “Dù chỉ, đủ thời gian để anh nắm bàn tay chị một lần, để hai người đối đáp với nhau vài câu Xường ngắn ngủi nhưng suốt những năm tháng đắng cay nhọc nhằn nhất cuộc đời, chị đã nương tựa vào hình bóng của anh, nụ cười và những câu Xường của anh mà sống và với lời hứa Em à! Hết giặc rồi anh sẽ về tìm em” [7, tr.280]. Thế cũng đủ để chị nhớ thương anh và chờ đợi hình bóng người con trai mà chị ấp ủ trong lòng: “Chị chỉ chờ, chỉ đợi, chỉ thuỷ chung với hình bóng người con trai duy nhất ấy mà thôi! Mùa xuân đến rồi đi. Chị vẫn đau đáu chờ” [7, tr.282]. Với niềm tin và sự chờ đợi chung thuỷ ấy, hạnh phúc thực sự đã đến với chị khi chị gặp lại anh trong khu rừng mà hằng ngày chị vẫn thường bầu bạn với lũ khỉ lông vàng, với đàn bướm trắng và chim muông cỏ cây. Đến với truyện ngắn Cha mẹ và tôi...và không chỉ khiến cho ta xót thương mà còn cảm phục trước tình yêu thuỷ chung của nhân vật bà Lời. Một người phụ nữ xinh đẹp, dũng cảm sống hết mình trong tình yêu dù cho gia đình có ngăn cấm vẫn một mực gắn bó với nhà chồng: “Bà phải làm tròn bổn phận của một người ở hậu phương giúp cho người ra mặt trận yên lòng đánh giặc. Nếu cứ nhất quyết bắt bà phải xa ngôi nhà của người lính, xa bà mẹ chồng mù loà bà sẽ ăn lá ngón chết ngay” [7, tr.296]. Ngay cả khi bị cả bản mường xa lánh vì họ cho rằng chị đã lấy một kẻ phản bội, một kẻ theo giặc làm chồng, chị vẫn hết lòng chăm sóc cho mẹ chồng. Nhưng đối với người Mường thì tội phản làng, phản nước là tội nặng vì họ đã từng thề như dao chém đá: “Thà chết một đống còn hơn sống một đứa mà phản Mường phản nước”, chính vì thế mà một kẻ : “Rắp tâm theo giặc không bao giờ
được dung tha” [7, tr.292]. Đứa con gái của chị cũng vì tiếng xấu đó mà không được đi học, không lấy được chồng. Chị không những bị chịu tiếng oan mà còn bị những kẻ xấu ở Mường Vang quấy nhiễu, làm nhục. Nhưng chính niềm tin và lòng chung thuỷ đã nuôi dưỡng tia hy vọng giúp chị vượt lên tất cả: “Mế tôi không bao giờ tin cha tôi là người xấu. Là người phản bội Tổ quốc mình. Tình yêu mà!” [7, tr.303]. Và cũng chính vì nỗi đau và niềm tin ấy mà chị bỗng hoá câm. Bởi tình yêu và nỗi đau chị phải gánh chịu không biết giãi bày, san sẻ cùng ai trong suốt ba mươi năm. Rồi thật bất ngờ - người đàn ông chị hằng tin tưởng và mong nhớ một ngày kia cũng đã trở về. Chị đang câm bỗng lại cất lên lời - những lời nói giản dị nhưng chất chứa bao nỗi niềm, bao tình yêu thương dồn nén: “Không sao đâu anh! Em chịu được mà. Em chịu được vì em tin rằng anh sẽ trở về. Nhất định anh sẽ sống để trở về bên em và con gái chúng ta” [7, tr.303].
Đọc truyện ngắn của Hà Thị Cẩm Anh ta thấy trong nhiều trường hợp người phụ nữ tuy rơi vào cảnh ngộ éo le, đau khổ nhưng họ vẫn cố gắng vượt lên số phận, vượt lên đau thương để tiếp tục sống. Khát vọng vươn lên, vượt qua khỏi mọi hoàn cảnh khắc nghiệt của các nhân vật nữ trong truyện ngắn của Hà Thị Cẩm Anh được thể hiện ở nhiều phương diện. Có người mang khát vọng thay đổi cuộc sống hiện tại để vươn tới tương lai tươi sáng hơn tốt đẹp hơn; có người lại khát vọng về tình yêu đắm say, chung thuỷ; có những người khát vọng có một hạnh phúc lứa đôi thực sự... Những khát vọng, những mong muốn chính đáng đó được thể hiện một cách sinh động và cảm động qua những số phận không may mắn của những nhân vật nữ trong truyện ngắn: Suối lạnh, Chuyện xưa, Cây gội già tàn tật, Đêm tháng tám, Bài xường ru từ núi, Cuộc đời bị đánh cắp, Mẹ tôi, Một nửa của người đàn bà, Giải vía, Bình minh xanh… Nhưng người đọc không chỉ xót xa cho số phận bất hạnh của những người phụ nữ ấy mà hơn thế nữa còn phải cảm phục trước một sức sống mãnh liệt, dẻo dai của họ. Bởi cho dù có rơi vào hoàn cảnh bất hạnh, đau khổ như thế nào thì họ vẫn đứng dậy được bằng chính sức mạnh của niềm tin, hy vọng và tình yêu của chính mình.
Có thể thấy vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ Mường được nhà văn miêu tả khắc hoạ sâu sắc trên từng trang viết của mình. Điều ấy, khiến cho người đọc càng thêm yêu
quý, trân trọng khi cảm nhận một cách trọn vẹn về vẻ đẹp của người phụ nữ Mường từ hình thức đến tâm hồn, đến phẩm chất cao quý của họ - đúng như lời khẳng định của một nhà nghiên cứu: “Đây là một đóng góp đáng kể của Hà Thị Cẩm Anh trong việc xây dựng hình tượng người phụ nữ dân tộc thiểu số Việt Nam với những vẻ đẹp vừa mang những nét chung, vừa có những nét riêng, mang đậm bản sắc Mường, vừa có tính truyền