Kết quả tách chiết bằng phương pháp PrepFiler ứng dụng vào mẫu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số phương pháp tách chiết ADN từ dấu vết máu trên các vật mang là vải sau khi bị giặt bằng xà phòng trong các vụ án hình sự phục vụ công tác giám định ADN​ (Trang 64)

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.1.4. Kết quả tách chiết bằng phương pháp PrepFiler ứng dụng vào mẫu

vụ án thực tế

Sau quá trình thực nghiệm tách chiết bằng phương pháp PrepFiler chúng tôi tiến hành thử lại kết quả trên mẫu lấy từ những vụ án đã rõ.

Số lượng mẫu là 8 mẫu máu người trên quần áo đã bị giặt trong các vụ án thực tế.

Áp dụng phương pháp tách chiết bằng bộ kít PrepFiler vào mẫu án của những vụ án có mẫu là mẫu máu người trên quần áo đã bị giặt gửi trưng cầu giám định tại Viện Khoa học hình sự, cho kết quả như bảng 3.1 thể hiện. Phân tích thấy: nồng độ ADN thu được thấp nhất là 0,13 ng/µl, cao nhất là 2,2 ng/µl, với hiệu quả tách như vậy đủ để thực hiện phản ứng PCR và lưu mẫu theo nguyên tắc bảo toàn dấu vết hình sự.

Bảng 3.1. Kết quả định lượng ADN với mẫu máu trên vải đã bị giặt

trong vụ án cụ thể

STT Tên mẫu Nồng độ ADN (ng/µl)

1 MA1.1 2,20 2 MA1.2 1.22 3 MA2.1 0,15 4 MA2.2 0,13 5 MA3.1 1,67 6 MA3.2 1.42 7 MA4.1 2,00 8 MA4.2 1.20

Luận văn cao học Đặng Thị Thu Giang

Sau quá trình định lượng, tiến hành PCR và chạy điện di phân tích kết quả trên máy giải trình tự gen để đánh giá chất lượng ADN thu được bằng phương pháp tách chiết dùng bộ kít PrepFiler với các chỉ số: số lượng locus bị mất alen, chiều cao TB peak, tỷ lệ peak bị lỗi, kết quả thể hiện ở bảng 3.2.

Hình thái peak sau khi điện di thể hiện chất lượng ADN thu được sau khi tách chiết và PCR, cho thấy chất lượng ADN khá tốt, kiểu gen của các mẫu có rất ít locus bị mất alen, chiều cao peak từ 370 đến 2330 (rfu), tỷ lệ peak bị lỗi không đáng kể từ 3,5% đến 7,0%. Như vậy, kiểu gen thu được từ dấu vết máu người trên các vật mang là vải của một số vụ án sau khi tách chiết bằng bộ kít PrepFiler cho kết quả tốt, đủ để sử dụng truy nguyên cá thể, làm bằng chứng có độ tin cậy cao, thuyết phục, giúp ích cho công tác điều tra phá án.

Bảng 3.2: Chất lượng ADN thu được từ dấu vết máu đã bị giặt trong

các vụ án cụ thể

STT

Tên mẫu Số lƣợng locus

bị mất alen

Chiều cao TB peak (RFU) Tỷ lệ peak bị lỗi (%) 1 MA1.1 0 2330 0 2 MA1.2 0 1324 0 3 MA2.1 1 370 7,0 4 MA2.2 0 450 3,5 5 MA3.1 0 1260 0 6 MA3.2 0 1189 0 7 MA4.1 0 1250 0 8 MA4.2 0 600 0

Luận văn cao học Đặng Thị Thu Giang

1.5. Hình ảnh điện di một số mẫu thực nghiệm, mẫu án thực tế

Sau đây là hình ảnh điện di một số mẫu thực nghiệm và một số mẫu trong các vụ án thực tế. Sau khi được tách chiết bằng bộ kít PrepFiler, nhân bội bằng bộ kít Identifiler Direct (hãng ABI, Mỹ) và chạy điện di trên máy phân tích gen ABI – 3130, phân tích kết quả theo hệ Identifiler bằng phần mềm GeneMapper ID v3.2.

Luận văn cao học Đặng Thị Thu Giang

Luận văn cao học Đặng Thị Thu Giang

Luận văn cao học Đặng Thị Thu Giang

Luận văn cao học Đặng Thị Thu Giang

Luận văn cao học Đặng Thị Thu Giang

Luận văn cao học Đặng Thị Thu Giang

Luận văn cao học Đặng Thị Thu Giang

Luận văn cao học Đặng Thị Thu Giang

2. Thảo luận kết quả nghiên cứu

Đề tài được tiến hành nghiên cứu thực nghiê ̣m trên cơ sở các trang thiết bị phòng thí nghiệm tại Trung tâm giám định Sinh học pháp lý , Viện Khoa học hình sự - Bô ̣ Công an . Đề tài đã định hướng áp dụng thêm mô ̣t phương pháp tách chiết dấu vết máu phục vụ việc giám định đó là phương pháp dùng bộ kít PrepFiler. Để tạo ra quy trình giám định chuẩn và phù hợp với điều kiê ̣n hiện có của phòng thí nghiệm.

So sánh với phương pháp tách chiết ADN từ dấu vết máu thông thường là dùng chelex 5% chúng tôi nhận thấy:

- Nếu sử du ̣ng phươ ng pháp tách chiết bằng bộ kít PrepFiler tách chiết mẫu máu trên vật mang là vải đã bị giặt bằng xà phòng tạo ra bằng thực nghiệm và thử lại trên mẫu trong các vụ án cụ thể đều cho kết quả rất tốt (nồng độ thấp nhất là 0,13 ng/µl, cao nhất là 2,2 ng/µl), lượng ADN thu được hoàn toàn đủ để thực hiện các bước t iếp theo : Định lượng và PCR, lượng ADN còn lại đủ lưu để có thể thực hiện lặp lại, kiểm tra đối chiếu kết quả.

- Hình ảnh điện di c ho thấy vớ i các mẫu tạo ra bằng thực nghiệm và một số mẫu trong các vụ án được trưng cầu tại Viện Khoa học hình sự, chất lượng ADN thu được từ tách chiết bằng bộ kít PrepFiler không bị mất alen ở các locus gen, cân bằng peak giữa các alen trong locus và giữa các locus với nhau, tỷ lệ peak lỗi không có hoặc không đáng kể. Kết quả thu được đáng tin cậy, đủ để truy nguyên cá thể làm bằng chứng trong các vụ án hình sự.

Kết quả nghiên cứu đề tài góp phần giải quyết nhanh chóng, chính xác và kịp thời yêu cầu thực tiễn đă ̣t ra với công tác giám đi ̣nh ADN ta ̣i Viê ̣n Khoa học hình sự - Bộ Công an, viê ̣c đưa ra quy trình giám đi ̣nh chi tiết cho tách chiết ADN từ dấu vết máu trên vật mang là vải đã bị giặt bằng xà phòng và quy trình đã được ứng du ̣ng trực tiếp giám đi ̣nh các vu ̣ án thực tế cho thấy đề tài đã hoàn thành tốt mục tiêu đề ra và ứng dụng trực tiếp vào thực tiễn tại phòng thí nghiệm Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an.

Luận văn cao học Đặng Thị Thu Giang

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Sau khi đề tài nghiên cứu hoàn thiện có thể rút ra một số kết luận như sau:

Xác định được phương pháp tách chiết ADN là tối ưu nhất từ dấu vết máu người trên vật mang là vải đã bị giặt bằng xà phòng phù hợp với điều kiện giám định hiện có tại Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an đó là phương pháp tách chiết sử dụng bộ kít PrepFiler.

Từ kết quả nghiên cứu của đề tài, góp phần rút ngắn thời gian, tiết kiệm chi phí và tách chiết được lượng ADN hiệu quả nhất nhờ lựa chọn đúng phương pháp phù hợp đối với dấu vết máu trên các vật mang là vải sau khi bị giặt bằng xà phòng trong các vụ án hình sự.

Ứng dụng phương pháp tách chiết phù hợp để tách chiết thành công ADN đối với các dấu vết máu trên các vật mang là vải sau khi bị giặt bằng xà phòng trong các vụ án hình sự. Giúp truy nguyên được cá thể, có căn cứ để xác định tội phạm, là nguồn chứng cứ để giải quyết các vụ án hình sự.

Hoàn thiện quy trình tách chiết ADN từ dấu vết máu người trên vật mang là vải đã bị giặt bằng xà phòng thường gặp trong các vụ án hình sự.

Tạo tiền đề để tiến hành thực nghiệm tách chiết đối với các mẫu sinh học khác phục vụ công tác giám định gen hình sự.

2. Kiến nghị

Sau khi thực hiện đề tài chúng tôi có kiến nghị như sau:

Vật mang dấu vết cũng là một trong những yếu tố có tác động rất lớn tới chất lượng của dấu vết máu do đó cần có những nghiên cứu tác động của một số vật mang tiêu biểu lên chất lượng của dấu vết phục vụ giám định sinh học, đặc biệt là giám định gen ở điều kiện Việt Nam.

Luận văn cao học Đặng Thị Thu Giang

Nên đầu tư kinh phí để có thể nghiên cứu tối ưu hóa các phương pháp tách chiết, tinh sạch đối với các loại mẫu sinh học khác như thân tóc, tổ chức cơ thể người đã biến tính, bị ngâm trong foocmol, cũng như tối ưu hóa phương pháp PCR. Để hoàn thiện quy trình giám định ADN đối với các loại mẫu có chất lượng kém.

Luận văn cao học Đặng Thị Thu Giang

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu Tiếng Việt

1. Đặng Đức Trạch, Nguyễn Đình Hương, Phạm Mạnh Hùng, Ponsmand K.W, Wrigt P.E. (1987), Miễn dịch học, Nhà xuất bản Khoa học Kỹ thuật. 2. Đỗ Đình Rãng (2012), Hóa học hữu cơ 2, Nhà xuất bản Giáo dục.

3. Hà Quốc Khanh, Nguyễn Văn Hà (2007), Giáo trình giám định ADN, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an.

4. Hồ Huỳnh Thùy Dương (2001), Sinh học phân tử. Nhà xuất bản Y học. 5. Lê Đình Lương, Phan Cự Nhân (2003), Cơ sở di truyền học, Nhà xuất bản Giáo dục.

6. Lê Như Lĩnh (1999), Nghiên cứu tách chiết ADN từ tế bào máu và tế bào thể dùng cho giám định sinh học hình sự, Đề tài khoa học cấp bộ.

7. Ngô Tiến Quý (2008), Bảo vệ và khám nghiệm hiện trường, Nhà xuất bản Công an Nhân dân.

8. Ngô Tiến Quý (2013), Phát hiện, thu, bảo quản, nghiên cứu và giám định dấu vết sinh vật, Nhà xuất bản Công an Nhân dân.

9. Nguyễn Văn Hà (2011), Nghiên cứu tối ưu hóa phương pháp tách chiết và tinh sạch ADN ti thể từ răng, xương người phục vụ giám định ADN ti thể trong điều kiện Việt Nam, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ.

10. Trịnh Tuấn Toàn (2011), Nghiên cứu và ứng dụng phương pháp giám định định hướng dấu vết máu bằng dung dịch phenolphthalein tại Việt Nam, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ.

11. Võ Thị Thương Lan (2011), Sinh học phân tử tế bào và ứng dụng, Nhà xuất bản Giáo dục.

Luận văn cao học Đặng Thị Thu Giang

Tài liệu Tiếng Anh

12. Gill P, Whitaker J, Flaxman C, Brown N, Buckleton J: An investigation of the rigor of interpretation rules for STRs derived from less than 100 pg of DNA. Forensic Sci Int 2000, 112:17-40.

13. Gilbert N: Science in court: DNA’s identity crisis. Nature 2010, 464:347-348. 14. Kloosterman AD, Kersbergen P: Efficacy and limits of genotyping low copy number (LCN) DNA samples by multiplex PCR of STR loci. J Soc Biol 2003, 197:351-359.

15. Gaines ML, Wojtkiewicz PW, Valentine JA, Brown CL: Reduced volume PCR amplification reactions using the AmpFlSTR Profiler Plus kit. J Forensic Sci 2002, 47:1224-1237.

16. Smith PJ, Ballantyne J: Simplified low-copy-number DNA analysis by post-PCR purifiaction. J Forensic Sci 2007, 52:820-829.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số phương pháp tách chiết ADN từ dấu vết máu trên các vật mang là vải sau khi bị giặt bằng xà phòng trong các vụ án hình sự phục vụ công tác giám định ADN​ (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)