2. Theo tính chất công việc
2.3.2. Tình hình tài sản và nguồn vốn
Tình hình tài sản và nguồn vốn của siêu thị Thuận Thành được minh họa qua bảng sau:
Bảng 2.2: Bảng tổng tài sản và nguồn vốn của siêu thị qua 02 năm
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu 2008 2009 2009/2008 Giá trị % Giá trị % Gia tăng % TỔNG TÀI SẢN 17.808,060 100 29.368,358 100 11.560,298 64.92 1.Tài sản lưu động 15.145,009 85.05 22.189,650 75.56 7.044,640 46.52 2.Tài sản dài hạn 2.663,051 14.95 7.178,708 24.44 4.515,657 169.57 TỔNG NGUỒN VỐN 17.808,060 100 29.368,358 100 11.560,298 64.92 1.Nợ phải trả 13.102,656 73.58 22.415,894 76.33 9.313,238 71.088 2.Nguồn vốn chủ sở hữu 4.705,404 36.42 6.952,464 23.67 2.247,060 47.75 (Nguồn: Phòng kế toán)
Tình hình biến động tài sản của siêu thị
Từ bảng phân tích biến động tài sản và nguồn vốn, chúng ta nhận thấy trong năm 2008 tổng tài sản của siêu thị là 17.808,060 triệuđồng đến năm 2009 là 29.368,357triệuđồng tăng 11.560,298triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 64.92%. Nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng này là do: đến năm 2009 nhằm mở rộng quy mô kinh doanh, chiếm lĩnh thị trường và gia tăng doanh số, lợi nhuận. Siêu thị đã đưa vào hoạt động thêm 02 siêu thị 01 là đường Bà Triệu và 01 là trong trường Đại học y Dược Huế.
Cũng từ bản phân tích trên ta thấy cơ cấu hàng tồn kho trên tổng tài sản của siêu thị khá lớn, năm 2008 là 40.53% và năm 2009 là 35.38%, đều này được xem là tất yếu vì siêu thị là đơn vị kinh doanh trong lịch vực thương mại dịch vụ, do vậy cần dự trữ một lương lớn hàng tồn kho để phục vụ nhu cầu kinh doanh của mình, nhưng bên cạnh đó tỷ lệ nợ thu khách hàng chiếm tỷ lệ tương đối cao, năm 2008 là 26.21% và năm 2009 là 16.53%, điều này cho thấy nguy cơ tiềm ẩn mà đơn vị có thể mắt phải như: bị ứng động vốn, mất vốn do khách hàng trả chậm nó có thể làm cho siêu thị mất đi một số chi phí cơ hội.
Tình hình biến động vốn của siêu thị:
Từ bảng số liệu trên, tổng nguồn vốn của siêu thị Thuận Thành qua các năm có sự tăng trưởng tốt. Năm 2008 tổng nguồn vốn của siêu thị là 17.808,060triệu đồng và năm 2009 là 29.368,358triệu đồng tăng 11.560,298triệu đồng chiếm 64.92%. Sự gia tăng này là do: Trong các năm qua quy mô kinh doanh của siêu thị đã đi vay làm cho các khoản vay ngắn hạn gia tăng đột biến. Bên cạnh việc đi vay làm gia tăng các khoản nợ thì nguồn vốn chủ sở hữu cũng tăng lên, năm 2008 tăng 516.558triệu đồng chiếm tỷ lệ 12.33% (so với năm 2007) và năm 2009 tăng 2.247,060triệu đồng tăng 47.75% so với năm 2008.