Phân tích doanh số thu nợ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích hiệu quả hoạt động cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP phát triển thành phố hồ chí minh chi nhánh sài gòn giai đoạn năm 2012 2014​ (Trang 52 - 56)

2.4.3.1 Theo thời hạn vay

Biểu đồ 2.4: Doanh số thu nợ doanh nghiệp theo thời hạn vay giai đoạn 2012 - 2014

(Nguồn: Báo cáo thường niên HDBank – CN Sài Gòn)

Bảng 2.7: Tình hình tăng trƣởng doanh số thu nợ doanh nghiệp theo thời hạn vay giai đoạn 2012 – 2014

Đvt: Tỷ đồng Năm Chênh lệch 2013/2012 Chênh lệch 2014/2013 Số tiền % Số tiền % 1. Ngắn hạn 258,84 17,14 345,71 19,54 2. Trung dài hạn 12,16 28,57 4,29 7,84 Tổng 271 17,45 350 19,19

(Nguồn: Tính toán từ báo cáo thường niên 2012 – 2014, HDBank – CN Sài Gòn) Cùng với sự tăng trưởng của doanh số cho vay doanh nghiệp, doanh số thu nợ doanh nghiệp cũng tăng nhanh qua các năm. Trong sự gia tăng của tổng doanh số thu nợ doanh nghiệp, doanh số thu nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao hơn và tăng trưởng nhanh.

1.510,44 1.769,28 2.114,99 42,56 54,72 59,01 0 500 1.000 1.500 2.000 2.500 2012 2013 2014 Trung dài hạn Ngắn hạn

Trong thời gian qua, công tác thu nợ ngắn hạn của doanh nghiệp có tiến triển tương đối tốt và đạt được những thành quả nhất định. Doanh số thu nợ không ngừng tăng trưởng qua mỗi năm, năm sau luôn cao hơn năm trước. Điển hình như vào năm 2013 đạt 1.769,28 tỷ đồng, tăng về số tuyệt đối là 258,84 tỷ đồng, về số tương đối là 17,14%. Đặc biệt vào năm 2014, tăng mạnh lên 2.114,99 tỷ đồng, tức tăng 345,71 tỷ đồng tương đương 19,54%. Qua biểu đồ trên, ta thấy công việc làm ăn của các doanh nghiệp đã phát triển thuận lợi và có hiệu quả nên việc thực hiện trả nợ cho ngân hàng đúng hạn. Thêm vào đó, không nên phủ định hiệu quả làm việc của công tác quản lý và thu hồi nợ của đội ngũ cán bộ tín dụng.

Doanh số cho vay trung và dài hạn doanh nghiệp chiếm tỷ trọng khá nhỏ trong cho vay doanh nghiệp nên doanh số thu nợ của nó cũng chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong tổng doanh số thu nợ doanh nghiệp. Những khoản vay trung và dài hạn thường được vay bởi các doanh nghiệp có quy mô lớn, quá trình sản xuất kinh doanh dài, do đó doanh số thu nợ thường có xu hướng tăng trưởng khá chênh lệch so với doanh số cho vay. Doanh số thu nợ trung và dài hạn từ năm 2012 đến năm 2014 tăng trưởng lần lượt là 42,56 tỷ đồng; 54,72 tỷ đồng tăng 28,57% so với năm 2012; 59,01 tỷ đồng tăng 7,84% so với năm 2013. Trong khi đó doanh số cho vay năm 2012, 2013, 2014 lần lượt là 217 tỷ đồng, 262 tỷ đồng và 296 tỷ đồng. Nguyên nhân là do các dự án đầu tư được giải ngân của các năm trước dần đi vào hoạt động và mang lại nguồn thu đáng kể cho doanh nghiệp để hoàn trả nợ vay ngân hàng từ đó làm tăng doanh số thu nợ của năm sau.

Biểu đồ 2.5: Doanh số thu nợ doanh nghiệp theo loại hình doanh nghiệp giai đoạn 2012 - 2014

(Nguồn: Báo cáo thường niên HDBank – CN Sài Gòn)

Bảng 2.8: Tình hình tăng trƣởng doanh số thu nợ doanh nghiệp theo loại hình doanh nghiệp giai đoạn 2012 - 2014

Đvt: Tỷ đồng Năm Chênh lệch 2013/2012 Chênh lệch 2014/2013 Số tiền % Số tiền % Công ty cổ phần 227,77 24,56 138,59 11,99 Công ty TNHH 95,72 36,54 106,92 29,89 Doanh nghiệp tư nhân (22,87) (9,21) 90,56 40,18 Doanh nghiệp nhà nước (23,13) (24,41) 16,81 23,47 Hợp tác xã (6,49) (31,29) (2,88) (20,21)

Tổng 271 17,45 350 19,19

(Nguồn: Tính toán từ báo cáo thường niên 2012 – 2014, HDBank – CN Sài Gòn) 927,33 1.155,10 1.293,69 261,92 357,64 464,56 248,26 225,39 315,95 94,75 71,62 88,43 20,74 14,25 11,37 0 200 400 600 800 1.000 1.200 1.400 2012 2013 2014

Công ty cổ phần Công ty TNHH Doanh nghiệp tư nhân Doanh nghiệp nhà nước Hợp tác xã

Qua biểu đồ trên, ta thấy doanh số thu nợ đối với công ty cổ phần, công ty TNHH tăng qua các năm, trong khi doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nhà nước có xu hướng tăng giảm không ổn định như vào năm 2013 có xu hướng giảm sau đó lại tăng nhẹ vào năm 2014, đối với hợp tác xã thì doanh số thu nợ giảm dần qua các năm.

Công ty cổ phần và công ty TNHH luôn có doanh số thu nợ cao hơn các loại hình doanh nghiệp còn lại. Công ty cổ phần có doanh số thu nợ tăng liên tục nhưng không đồng đều: năm 2013 doanh số thu nợ công ty cổ phần đạt 1.155,10 tỷ đồng, tăng 227,77 tỷ đồng về số tuyệt đối tương đương tăng 24,56% so với năm trước. Qua năm 2014 đạt 1.293,69 tỷ đồng, tăng 138,59 tỷ đồng, tăng về số tương đối là 11,99% so với năm 2013. Song song với việc tăng của doanh số thu nợ công ty cổ phần, doanh số thu nợ của công ty TNHH cũng tăng lên qua các năm: năm 2012 là 261,92 tỷ đồng, năm 2013 là 357,64 tỷ đồng tăng 36,54% so với năm 2012; năm 2014 đạt 464,56 tỷ đồng tăng lên 29,89% so với năm 2013. Đạt được thành quả đó là do Ngân hàng HDBank – Chi nhánh Sài Gòn trong những năm qua đã có nhiều chính sách nhằm thu hút hai loại hình doanh nghiệp này như chủ động nguồn vốn để luôn đáp ứng kịp thời và đầy đủ nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp; áp dụng những biện pháp ưu đãi về tài sản đảm bảo; hỗ trợ lãi suất cho vay.

Không tăng trưởng trưởng ổn định như công ty cổ phần và công ty TNHH, doanh số thu nợ của doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân có sự dao động lên xuống. Cụ thể, năm 2013 doanh số thu nợ doanh nghiệp tư nhân chỉ đạt 225,39 tỷ đồng giảm 9,21% so với năm 2012 đạt 248,26 tỷ đồng; đến năm 2014 thì doanh số này lại tăng lên ở mức 40,18% so với năm 2013 tức đạt 315,95 tỷ đồng. Tương ứng với doanh nghiệp tư nhân thì doanh nghiệp nhà nước có xu hướng tương tự; năm 2013 doanh số thu nợ doanh nghiệp nhà nước đạt 71,62 tỷ đồng giảm 23,13 tỷ đồng, về số tương đối là 24,41% so với năm 2012, sang năm 2014 thì doanh số này lại tăng lên đạt 88,43 tỷ đồng, tăng về số tuyệt đối là 16,81 tỷ đồng so với năm 2013 tương đương tăng 23,47%. Nguyên nhân do doanh nghiệp tư nhân còn chịu ảnh hưởng của tình hình khó khăn của kinh tế nước ta nên doanh nghiệp có quy mô như doanh nghiệp tư nhân gặp khó khăn ở về thị trường tiêu thụ, và về vốn hơn các doanh nghiệp có quy mô lớn như công ty cổ phần. Nhiều doanh nghiệp phải thu hẹp lại sản xuất nên việc thu nợ có nhiều khó khăn. Thêm vào đó, tác động của việc thắt chặt tiền tệ, kiềm hãm lạm phát của chính phủ khiến các doanh nghiệp nhà nước tập trung vào các lĩnh vực, sản xuất có hiệu quả. Qua năm 2014, nhiều ngành kinh tế có sự chuyển biến tích cực, các doanh nghiệp tìm đến ngân hàng vay vốn một

cách chủ động hơn để kinh doanh nhằm đạt hiệu quả tốt hơn, các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực nông nghiệp, may mặc thuộc sở hữu nhà nước cũng đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh góp phần không nhỏ vào tổng kim ngạch xuất khẩu của nước ta, tất cả điều đó đã làm cho doanh số thu nợ doanh nghiệp tư nhân và nhà nước có sự chuyển biến tăng lên.

Trong 3 năm qua, doanh số thu nợ của hợp tác xã có xu hướng giảm. Năm 2013 đạt 14,25 tỷ đồng, giảm 31,29% so với năm 2012; đến năm 2014 lại tiếp tục giảm và chỉ đạt 11,37 tỷ đồng tương ứng với việc giảm 20,21% so với năm 2013. Nguyên nhân là do hợp tác xã hoạt động kém hiệu quả do gặp nhiều bất lợi về thiên nhiên như thời tiết và dịch bệnh, ngoài ra còn phải nhắc đến năng lực điều hành của bộ máy quản lý hợp tác xã còn nhiều bất cập.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích hiệu quả hoạt động cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP phát triển thành phố hồ chí minh chi nhánh sài gòn giai đoạn năm 2012 2014​ (Trang 52 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)