Chi nhánh Sài Gòn giai đoạn 2012 – 2014
2.5.1 Tỷ lệ nợ xấu
Đây là chỉ tiêu rất quan trọng vì nó phản ảnh nhất về hiệu quả hoạt động cho vay. Chỉ tiêu này càng thấp thì chất lượng tín dụng càng cao và ngược lại.
2.5.1.1 Theo thời hạn vay
Biểu đồ 2.10: Tỷ lệ nợ xấu cho vay doanh nghiệp theo thời hạn vay giai đoạn 2012 – 2014
(Nguồn: Tính toán từ báo cáo thường niên 2012 – 2014, HDBank – CN Sài Gòn)
1,28 1,2 1,29 1,12 1,09 1,36 0 0,2 0,4 0,6 0,8 1 1,2 1,4 1,6 2012 2013 2014 % Ngắn hạn Dài hạn
Tỷ lệ nợ xấu là chỉ tiêu cơ bản nhất trong việc đánh giá chất lượng tín dụng. Trong công tác cho vay, bất cứ ngân hàng nào cũng muốn chỉ tiêu này giảm qua mỗi năm vì nếu tăng là đồng nghĩa với việc ngân hàng yếu kém trong việc quản lý nợ.
Qua biểu đồ 2.10, ta thấy tỷ lệ nợ xấu của Ngân hàng HDBank – Chi nhánh Sài Gòn biến động không ổn định qua các năm. Cụ thể là năm 2012, tỷ lệ nợ xấu ngắn hạn là 1,28% đến năm 2013 tỷ lệ nợ xấu ngắn hạn giảm đạt 1,20% giảm xuống 0,08% so với năm 2012; sang năm 2014 tỷ lệ nợ xấu tăng lên và đạt 1,29% tăng 0,09% so với năm 2013. Còn tỷ lệ nợ xấu trung dài hạn cũng có xu hướng tăng, giảm tương tự như tỷ lệ nợ xấu ngắn hạn, năm 2013 đạt 1,09% giảm về số tương đối là 0.03% so với năm 2012 là 1,12%; đến năm 2014 thì đạt 1,36% có sự tăng mạnh so với năm 2013 tương ứng với việc tăng 0,27%. Tỷ lệ nợ xấu trung và dài hạn năm 2014 tăng mạnh hơn so với tỷ lệ nợ xấu ngắn hạn là điều dễ hiểu bởi tổng dư nợ của trung và dài hạn năm 2014 có chiều hưởng giảm trong khi tổng dư nợ ngắn hạn lại tăng. Trước hết có thể thấy, trong tình hình kinh tế có nhiều biến động phức tạp và khó lường nhưng tỷ lệ nợ xấu đạt được kết quả như vậy, nhỏ hơn quy định của NHNN là 3%. Điều này chứng tỏ hoạt động tín dụng doanh nghiệp đã đạt được hiệu quả tích cực, rủi ro tín dụng mặc dù còn tiềm ẩn nhưng trong khả năng kiểm soát của ngân hàng.
Biểu đồ 2.11: Tỷ lệ nợ xấu cho vay doanh nghiệp theo loại hình doanh nghiệp giai đoạn 2012 – 2014
(Nguồn: Tính toán từ báo cáo thường niên 2012 – 2014, HDBank – CN Sài Gòn) Qua biểu đồ trên, ta thấy tỷ lệ nợ xấu có sự dao động lên xuống không ổn định. Đầu tiên, tỷ lệ nợ xấu cao nhất ở loại hình doanh nghiệp là công ty cổ phần, năm 2013 đạt 1,46% giảm về số tương đối là 0,13% so với năm 2012 đạt 1,59%; năm 2014 tăng lên 1,57% đồng nghĩa với việc tăng 0,11% so với năm 2013. Cùng xu hướng tăng, giảm với công ty cổ phần là công ty TNHH và doanh nghiệp tư nhân, năm 2013 tỷ lệ nợ xấu của hai loại hình doanh nghiệp này giảm so với năm 2012 và đạt lần lượt là 1,11% và 0,67%; sang đến năm 2014 thì tăng lại, công ty TNHH có tỷ lệ nợ xấu tăng 0,03% trong khi doanh nghiệp tư nhân tăng 0,06%.
Tiếp đến là doanh nghiệp nhà nước và hợp tác xã khi có tỷ lệ nợ xấu tăng liên tục trong 3 năm. Cụ thể, năm 2013 tỷ lệ nợ xấu của doanh nghiệp nhà nước đạt 0,68% tăng 0,14% so với với năm trước đó trong khi hợp tác xã có tỷ lệ nợ xấu năm 2013 đạt 0,8% tăng 0,32%; sang năm 2014 tỷ nợ xấu của 2 loại hình doanh nghiệp này tiếp tục tăng và đạt lần lượt là 1,09% và 1,3%.
Nhìn chung thì tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng HDBank – Chi nhánh Sài Gòn không cao, còn nằm trong sự kiểm soát của ngân hàng. Tuy nhiên không phải vì thế mà ngân hàng
1,59 1,46 1,57 1,19 1,11 1,14 0,75 0,67 0,73 0,54 0,68 1,09 0,48 0,8 1,3 0 0,2 0,4 0,6 0,8 1 1,2 1,4 1,6 1,8 2012 2013 2014 %
Công ty cổ phần Công ty TNHH Doanh nghiệp tư nhân Doanh Nghiệp nhà nước Hợp tác xã
cho là hoạt động tín dụng của ngân hàng mình đang rất an toàn và hiệu quả mà không quan tâm đúng mực đến các biện pháp phòng ngừa rủi ro nữa, bởi lẽ qua các năm chỉ tiêu này có xu hướng không ổn định, nếu không được quản lý tốt thì rủi ro sẽ có khả năng tăng cao và vượt ra ngoài sự kiểm soát của ngân hàng. Do đó, Ngân hàng HDBank – Chi nhánh Sài Gòn cần phải luôn chú trọng đến các biện pháp phòng ngừa rủi ro để đưa ngân hàng không ngừng phát triển, khẳng định vị trí bản thân trên thị trường.
2.5.2 Vòng quay vốn tín dụng 2.5.2.1 Theo thời hạn vay
Biểu đồ 2.12: Vòng quay vốn tín dụng trong cho vay doanh nghiệp theo thời hạn vay giai đoạn 2012 – 2014
(Nguồn: Tính toán từ báo cáo thường niên 2012 – 2014, HDBank – CN Sài Gòn) Vòng quay vốn tín dụng trong cho vay doanh nghiệp giúp ta đánh giá hiệu quả hoạt động của đồng vốn tín dụng cho doanh nghiệp qua tính luân chuyển của nó. Đồng vốn quay vòng càng nhanh càng có hiệu quả, đem lại lợi nhuận cho ngân hàng vì thu nhập từ lãi suất, đồng thời cũng giảm bớt rủi ro phát sinh các khoản nợ quá hạn.
Qua biểu đồ 2.12 thì vòng quay vốn tín dụng doanh nghiệp ngắn hạn trong 3 năm gần đây luôn ở mức cao theo tiến sĩ Lê Xuân Nghĩa (2012) “ Trong điều kiện bình thường của nền kinh tế, vòng quay tiền trung bình vào khoảng 2,5 lần/năm”. Cụ thể, năm 2012 là 3,03 vòng/năm, năm 2013 là 2,71 vòng/năm, năm 2014 là 2,61 vòng/năm. Hay nói cách khác với một đồng dư nợ cho vay doanh nghiệp thì trong năm 2012 mất khoảng 4 tháng
3,03 2,71 2,61 0,34 0,37 0,38 0 0,5 1 1,5 2 2,5 3 3,5 2012 2013 2014 Vòng Ngắn hạn Trung, dài hạn
để thu hồi, qua các năm sau thì mất khoảng 6 tháng để thu hồi. Những số liệu tính toán này cho thấy rằng vòng quay vốn tín dụng cho vay doanh nghiệp là khá tốt. Song cần cẩn thận hơn để giữ được tình trạng này. Ngân hàng cần có biện pháp để gia tăng vòng quay vốn tín dụng. Vì vậy, để ngân hàng hoạt động bền vững và có hiệu quả hơn đòi hỏi ngân hàng phải có biện pháp tăng doanh số cho vay, và tăng dư nợ đồng thời tăng doanh số thu nợ.
Về vòng quay vốn tín dụng trong cho vay doanh nghiệp trong trung và dài hạn thì có số vòng khá thấp và thấp hơn nhiều so với vòng quay vốn tín dụng trong cho vay doanh nghiệp ngắn hạn, như là vào năm 2012 có số vòng quay chỉ đạt 0,34 vòng/năm sang năm 2013 thì tăng lên và đạt 0,37 vòng/năm tương đương tăng 0,03 vòng so với năm 2012; đến năm 2014 lại tiếp tục tăng và đạt 0,38 vòng/năm tương ứng tăng 0,01 vòng so với năm 2013. Có thể thấy số vòng quay này là khá thấp do doanh số thu nợ trung và dài hạn không cao, nguyên nhân là do các dự án đầu tư là dài hạn phải mất một khoản thời gian dài thì doanh nghiệp mới có thể hoàn trả nợ vay ngân hàng từ đó mới làm tăng doanh số thu nợ được.
2.5.2.2 Theo loại hình doanh nghiệp
Biểu đồ 2.13: Vòng quay vốn tín dụng trong cho vay doanh nghiệp theo thời loại hình doanh nghiệp giai đoạn 2012 – 2014
(Nguồn: Tính toán từ báo cáo thường niên 2012 – 2014, HDBank – CN Sài Gòn)
2,91 3,04 2,73 1,36 1,52 1,66 2,88 1,99 2,23 1,54 1,13 1,41 2,17 1,34 1,17 0 0,5 1 1,5 2 2,5 3 3,5 2012 2013 2014 Vòng
Công ty cổ phần Công ty TNHH Doanh nghiệp tư nhân Doanh nghiệp nhà nước Hợp tác xã
Qua biểu đồ trên, ta có thể thấy rằng vòng quay vốn tín dụng ở loại hình doanh nghiệp thì công ty cổ phần có số vòng quay vốn tín dụng cao hơn các loại hình doanh nghiệp khác. Tuy nhiên, vòng quay vốn tín dụng công ty cổ phần lại có xu hướng không ổn định qua các năm, như là năm 2012 đạt là 2,91 vòng/năm song đến năm 2013 tăng và đạt đỉnh điểm 3,04 vòng/năm, sang năm 2014 lại giảm về số tương đối là 0,31 vòng so với năm 2013. Xu hướng giảm này có thể lý giải là mặc dù doanh số thu nợ công ty cổ phần tăng nhưng dư nợ bình quân cũng tăng theo tương đối. Trái ngược với xu hướng công ty cổ phần là doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nhà nước, năm 2012 doanh nghiệp tư nhân có số vòng quay tín dụng khá tốt đạt 2,88 vòng/năm thì đến năm sau lại giảm mạnh và đạt 1,99 vòng/năm, qua năm 2014 tăng lại và đạt 2,23 vòng/năm tăng về số tuyệt đối là 0,24 vòng so với năm 2013. Tương tự như doanh nghiệp tư nhân vòng quay vốn tín dụng năm 2012 của doanh nghiệp nhà nước đạt 1,54 vòng/năm đến năm 2013 thì giảm đạt 1,13 vòng/năm , sang năm 2014 thì tăng lại đạt 1,41 vòng/năm.
Trong 3 năm qua, công ty TNHH có số vòng quay vốn tín dụng tăng liên tục. Cụ thể, năm 2012 số vòng quay vốn tín dụng công ty TNHH đạt 1,36 vòng/năm đến năm 2013 tiếp tục tăng đạt 1,52 vòng/năm tăng về số tương đối là 0,16 vòng so với năm 2012; sang năm 2014 lại tăng lên 1,66 vòng/năm. Trong khi công ty TNHH tăng liên tục thì hợp tác xã lại có xu hướng giảm liên tục. Số vòng quay vốn tín dụng năm 2012 khá tốt đạt 2,17 vòng/năm thì sang năm 2013 giảm mạnh khi chỉ đạt 1,34 vòng/năm so với năm 2012; năm 2014 thì lại tiếp tục giảm và đạt 1,17 vòng/năm.
Những số liệu tính toán này cho thấy rằng vòng quay vốn tín dụng trong cho vay doanh nghiệp ở các loại hình doanh nghiệp là chưa ổn định và có xu hướng giảm ở một số loại hình doanh nghiệp. Như vậy, mặc dù doanh số thu nợ có tăng song dư nợ bình quân cũng tăng nên dẫn đến vòng quay vốn tín dụng trong cho vay doanh nghiệp ở các loại hình doanh nghiệp bị tác động. Ngân hàng cần có biện pháp để gia tăng vòng quay vốn tín dụng. Vì vậy, để ngân hàng hoạt động bền vững và có hiệu quả hơn đòi hỏi ngân hàng phải có biện pháp tăng doanh số cho vay, và tăng dư nợ đồng thời tăng doanh số thu nợ.
2.5.3 Hệ số thu nợ
Biểu đồ 2.14: Hệ số thu nợ cho vay doanh nghiệp theo thời hạn vay giai đoạn 2012 – 2014
(Nguồn: Tính toán từ báo cáo thường niên 2012 – 2014, HDBank – CN Sài Gòn) Qua biểu đồ trên, ta thấy hệ số thu nợ cho vay doanh nghiệp của Ngân hàng HDBank – Chi nhánh Sài Gòn trong ngắn hạn khá cao (trên 80%) nhưng lại có xu hướng tăng giảm không ổn định qua các năm. Cụ thể là năm 2012, hệ số thu nợ cho vay doanh nghiệp ngắn hạn là 87,61% đến năm 2013 hệ số thu nợ cho vay doanh nghiệp ngắn hạn giảm đạt 83,26% giảm xuống 4,35% so với năm 2012; sang năm 2014 hệ số thu nợ cho vay doanh nghiệp tăng lên và đạt 85,87% tăng 2,61% so với năm 2013. Còn hệ số thu nợ cho vay doanh nghiệp trung dài hạn có xu hướng tăng, giảm ngược lại với hệ số thu nợ cho vay doanh nghiệp ngắn hạn, năm 2013 đạt 20,88% tăng về số tương đối là 1,27% so với năm 2012 là 19,61%; đến năm 2014 thì đạt 19,94% có sự giảm nhẹ so với năm 2013 tương ứng với việc giảm 0,94%. Hệ số thu nợ cho vay doanh nghiệp trung và dài hạn có xu hướng khác với hệ số thu nợ cho vay doanh nghiệp ngắn hạn là điều dễ hiểu bởi những khoản vay trung và dài hạn thường được vay bởi các doanh nghiệp có quy mô lớn, quá trình sản xuất kinh doanh dài, do đó doanh số thu nợ thường có xu hướng tăng trưởng khá chênh lệch so với doanh số cho vay khác hẳn với sự tăng trưởng đồng đều hơn ở các khoản cho vay ngắn hạn.
Tóm lại, muốn đạt được hệ số thu nợ cho vay doanh nghiệp cao và ổn định thì ngân hàng HDBank – Chi nhánh Sài Gòn cần duy trì sự tăng trưởng cân đối giữa doanh số cho
87,61 83,26 85,87 19,61 20,88 19,94 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 2012 2013 2014 % Ngắn hạn Trung, dài hạn
vay và doanh số thu nợ. Ngoài ra, cần tránh thời điểm giải ngân tập trung vào quý 4 vì sẽ dẫn đến hệ số thu nợ cho vay doanh nghiệp sẽ giảm.
2.5.3.2 Theo loại hình doanh nghiệp
Biểu đồ 2.15: Hệ số thu nợ cho vay doanh nghiệp theo loại hình doanh nghiệp giai đoạn 2012 – 2014
(Nguồn: Tính toán từ báo cáo thường niên 2012 – 2014, HDBank – CN Sài Gòn) Qua biểu đồ trên, ta thấy hệ số thu nợ cho vay doanh nghiệp đối với công ty cổ phần, công ty TNHH luôn chiếm tỷ trọng cao hơn các loại hình doanh nghiệp khác qua các năm.
Công ty cổ phần và công ty TNHH luôn có hệ số thu nợ cao hơn các loại hình doanh nghiệp còn lại. Hệ số thu nợ cho vay doanh nghiệp của công ty cổ phần có xu hướng giảm: năm 2013 hệ số thu nợ cho vay doanh nghiệp công ty cổ phần đạt 81,01%; giảm 2,06% về số tương đối so với năm trước. Qua năm 2014 đạt 79,40%; giảm 1,61% so với
83,07 81,01 79,4 71,28 74,23 81,75 86,73 63,36 76,06 67,79 69,65 71,52 66,54 68,64 50,58 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 2012 2013 2014 %
Công ty cổ phần Công ty TNHH Doanh nghiệp tư nhân Doanh nghiệp nhà nước Hợp tác xã
năm 2013. Sau công ty cổ phần, hệ số thu nợ cho vay doanh nghiệp của công ty TNHH tăng lên qua các năm: năm 2012 là 71,28%; năm 2013 là 74,23% tăng 2,95% so với năm 2012; năm 2014 đạt 81,75% tăng lên 7,52% so với năm 2013. Đạt được thành quả đó là do Ngân hàng HDBank – Chi nhánh Sài Gòn trong những năm qua đã có nhiều chính sách nhằm thu hút hai loại hình doanh nghiệp này. Song song với xu hướng công ty TNHH thì doanh nghiệp nhà nước cũng có hệ số thu nợ tăng, vào năm 2013 đạt 69,65% so với năm 2012 đạt 67,79%; năm 2014 thì tăng mạnh và đạt cao nhất trong 3 năm đạt 76,06%.
Không có xu hướng ổn định như công ty cổ phần và công ty TNHH, hệ số thu nợ cho vay doanh nghiệp của doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nhà nước có sự dao động lên xuống. Cụ thể, năm 2013 hệ số thu nợ cho vay doanh nghiệp tư nhân đạt thấp nhất chỉ đạt 63,36%; giảm 23,37% so với năm 2012 đạt 86,73%; đến năm 2014 thì hệ số này lại tăng lên ở mức 76,06% so với năm 2013. Trái ngược với xu hướng tăng giảm của doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nhà nước là hợp tác xã. Năm 2012, hợp tác xã có hệ số thu nợ cho vay doanh nghiệp đạt 66,54%, đến nằm 2013 thì tăng lên và đạt 68,64%, qua năm 2014 thì giảm mạnh xuống chỉ còn 50,58%.
Muốn hoạt động cho vay doanh nghiệp phát triển bền vững thì hệ số thu nợ cho vay doanh nghiệp phải cao. Việc này đòi hỏi bộ phận tín dụng cần tăng cường công tác tổ chức, theo dõi việc quản lý, thu hồi nợ, thường xuyên nhắc nhở, đôn đốc khách hàng trả nợ theo đúng thỏa thuận hợp đồng tín dụng để không ngừng nâng cao hệ số thu nợ, đảm bảo an toàn vốn.
2.5.4 Hiệu quả sử dụng vốn 2.5.4.1 Theo thời hạn vay 2.5.4.1 Theo thời hạn vay
Biểu đồ 2.16: Hiệu quả sử dụng vốn cho vay doanh nghiệp theo thời hạn vay giai đoạn 2012 – 2014
(Nguồn: Tính toán từ báo cáo thường niên 2012 – 2014, HDBank – CN Sài Gòn) Chỉ tiêu này cho thấy khả năng đáp ứng nhu cầu cho vay bằng nguồn vốn huy động của bản thân ngân hàng, thêm vào đó nó giúp đánh giá tỷ lệ tham gia của vốn huy động vào dư nợ. Chỉ tiêu này quá cao hoặc quá thấp đều không tốt, vì nếu quá cao thì công tác huy động vốn chưa tốt, còn nếu quá thấp thể hiện việc sử dụng vốn huy động chưa hiệu quả, còn thừa vốn.
Qua biểu đồ trên, ta thấy hiệu quả sử dụng vốn cho vay doanh nghiệp của Ngân hàng HDBank – Chi nhánh Sài Gòn trong ngắn hạn cao hơn trong trung và dài hạn. Tuy nhiên chỉ tiêu này trong ngắn hạn không cao, ở mức thấp hơn 1 nhưng có xu hướng tăng ổn