Phân tích nợ quá hạn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích hiệu quả hoạt động cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP phát triển thành phố hồ chí minh chi nhánh sài gòn giai đoạn năm 2012 2014​ (Trang 60 - 64)

2.4.5.1 Theo thời hạn vay

Biểu đồ 2.8: Tình hình nợ quá hạn doanh nghiệp theo thời hạn vay giai đoạn 2012 - 2014

(Nguồn: Báo cáo thường niên HDBank – CN Sài Gòn)

Bảng 2.11: Tình hình tăng trƣởng nợ quá hạn doanh nghiệp theo thời hạn vay giai đoạn 2012 - 2014

Đvt: Tỷ đồng

Năm Chênh lệch 2013/2012 Chênh lệch 2014/2013

Số tiền % Số tiền %

1. Ngắn hạn 1,98 11,98 2,32 12,54 2. Trung dài hạn 1,16 18,86 2,35 32,15

Tổng 3,14 13,85 4,67 18,09

(Nguồn: Tính toán từ báo cáo thường niên 2012 – 2014, HDBank – CN Sài Gòn) 16,52 18,50 20,82 6,15 7,31 9,66 0 5 10 15 20 25 30 35 2012 2013 2014 Dài hạn Ngắn hạn

Qua 3 năm, ta thấy nợ quá hạn cho vay ngắn hạn doanh nghiệp khá ổn định có xu hướng tăng qua các năm. Trong năm 2012, mức nợ quá hạn ngắn hạn cho vay doanh nghiệp là 16,52 tỷ đồng, đến năm 2013 là 18,50 tỷ đồng; tăng 1,98 tỷ đồng, với tỷ lệ tăng tương ứng là 11,98%. Bước qua năm 2014, mức nợ quá hạn ngắn hạn cho vay doanh nghiệp là 20,82 tỷ đồng; tăng 2,32 tỷ đồng, còn xem xét về số tương đối là tăng 12,54% so với năm 2013. Khách hàng mới ngày càng nhiều thêm vào đó trong 3 năm qua thị trường luôn có sự biến động mạnh làm cho giá cả nguyên liệu, nhiên liệu không ngừng tăng, điều kiện thiên nhiên bất lợi đã ảnh hưởng phần nào đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị kinh doanh. Các doanh nghiệp không thể nào lường hết được những rủi ro cho nên việc thu hồi vốn chậm dẫn đến việc không thể trả lãi và vốn đúng hạn chính vì thế đã làm cho nợ quá hạn của ngân hàng có sự gia tăng trong những năm qua, song nếu so với doanh số cho vay thì có thể thấy mức nợ quá hạn như vậy là không cao, hợp lý.

Đối với nợ quá hạn cho vay trung và dài hạn doanh nghiệp cũng có xu hướng tăng như nợ quá hạn ngắn hạn doanh nghiệp. Cụ thể, năm 2013 có mức nợ quá hạn là 7,31 tỷ đồng tăng về số tuyệt đối là 1,16 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ 18,86% so với năm 2012. Và đến năm 2014, nợ quá hạn tăng lên tới 9,66 tỷ đồng, xét về số tuyệt đối là 2,35 tỷ đồng còn về số tương đối là 32,15% so với năm trước đó. Mặc dù nợ quá hạn trung và dài hạn cho vay doanh nghiệp dù tăng nhưng vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nợ quá hạn và thấp hơn rất nhiều so với nợ quá hạn ngắn hạn cho vay doanh nghiệp. Tình hình nợ quá hạn trung và dài hạn tuy tăng nhưng không ảnh hưởng quá xấu đến kết quả kinh doanh do ngân hàng có chính sách hạn mức cho từng thời kỳ. Tuy vậy, dù sao khi đã tiến hành cấp tín dụng cho khách hàng thì đều mong thu hồi được vốn và lãi đúng hạn. Để giảm bớt khả năng phát sinh nợ quá hạn thì ngoài việc ngân hàng cẩn trọng trong việc thẩm định cần phải kiểm soát chặt chẻ quá trình sử dụng vốn trong và sau khi cho vay cùng công tác thu nợ.

Biểu đồ 2.9: Tình hình nợ quá hạn cho vay doanh nghiệp theo loại hình doanh nghiệp giai đoạn 2012 - 2014

(Nguồn: Báo cáo thường niên HDBank – CN Sài Gòn)

Bảng 2.12: Tình hình tăng trƣởng nợ quá hạn cho vay doanh nghiệp theo loại hình doanh nghiệp giai đoạn 2012 - 2014

Đvt: Tỷ đồng Năm Chênh lệch 2013/2012 Chênh lệch 2014/2013 Số tiền % Số tiền % Công ty cổ phần 1,28 9,78 2,86 19,91 Công ty TNHH 0,77 17,87 0,97 19,09 Doanh nghiệp tư nhân 0,78 20,86 0,61 13,49 Doanh nghiệp nhà nước 0,22 17,05 0,15 9,93 Hợp tác xã 0,09 36,00 0,08 23,53

Tổng 3,14 13,85 4,67 18,09

(Nguồn: Tính toán từ báo cáo thường niên 2012 – 2014, HDBank – CN Sài Gòn) 13,08 14,36 17,22 4,31 5,08 6,05 3,74 4,52 5,13 1,29 1,51 1,66 0,25 0,34 0,42 0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 2012 2013 2014

Công ty cổ phần Công ty TNHH Doanh nghiệp tư nhân Doanh nghiệp nhà nước Hợp tác xã

Từ biểu đồ và số liệu trên, ta có thể dễ dàng nhận thấy nợ quá hạn công ty cổ phần luôn có mức nợ quá hạn cao hơn các loại hình doanh nghiệp còn lại, tiếp đến là công ty TNHH. Công ty cổ phần có mức nợ quá hạn tăng liên tục nhưng không đồng đều: năm 2013 mức nợ quá hạn công ty cổ phần đạt 14,36 tỷ đồng; tăng 1,28 tỷ đồng về số tuyệt đối tương đương tăng 9,78% so với năm trước. Qua năm 2014 đạt 17,22 tỷ đồng; tăng 2,86 tỷ đồng, tăng về số tương đối là 19,91% so với năm 2013. Song song với việc tăng của nợ quá hạn công ty cổ phần, thì mức nợ quá hạn của công ty TNHH cũng tăng lên qua các năm: năm 2012 là 4,31 tỷ đồng; năm 2013 là 5,08 tỷ đồng tăng 17,87% so với năm 2012; năm 2014 đạt 6,05 tỷ đồng tăng lên 19,09% so với năm 2013. Nguyên nhân làm nợ quá hạn loại hình doanh nghiệp này tăng cao do nền kinh tế có một số biến động như xăng dầu tăng giá ảnh hưởng đến vận tải, chi phí nguyên vật liệu đầu vào. Một số doanh nghiệp có năng lực tài chính kém, không có khả năng cạnh tranh trên thị trường dẫn đến việc làm ăn thua lỗ không có năng trả nợ cho ngân hàng khi đến hạn từ đó sinh ra nợ quá hạn.

Cùng xu hướng như công ty cổ phần và công ty TNHH, nợ quá hạn của doanh nghiệp tư nhân cũng có xu hướng tăng. Cụ thể, năm 2013 mức nợ quá hạn doanh nghiệp tư nhân đạt 4,52 tỷ đồng tăng 20,86% so với năm 2012 chỉ đạt 3,74 tỷ đồng; đến năm 2014 thì doanh số này tiếp tục tăng lên ở mức 13,49% so với năm 2013 tức đạt 5,13 tỷ đồng. Nguyên nhân do doanh nghiệp tư nhân còn chịu ảnh hưởng của tình hình khó khăn của kinh tế nước ta, lạm phát nên doanh nghiệp có quy mô như doanh nghiệp tư nhân gặp khó khăn ở việc tìm đầu ra cho thành phẩm, và về vốn hơn các loại hình doanh nghiệp khác. Nhiều doanh nghiệp phải thu hẹp lại sản xuất nên việc trả nợ có nhiều khó khăn dẫn đến nợ quá hạn.

Tiếp theo là doanh nghiệp nhà nước. Theo tình hình phát triển của khu vực hiện nay thì có thể thấy rõ doanh nghiệp nhà nước chưa bắt được nhịp với sự phát triển chung dẫn đến tình trạng nợ tồn đọng ở loại hình doanh nghiệp này rất cao. Kết quả là nợ quá hạn tăng qua các năm; năm 2013 đạt 1,51 tỷ đồng tăng 0,22 tỷ đồng tương ứng với 17,05% so với năm 2012; sang năm 2014 đạt 1,66 tỷ đồng tăng 0,15 tỷ đồng bằng với 9,93% so với năm trước đó.

Trong các loại hình doanh nghiệp thì hợp tác xã có nợ quá hạn thấp nhất. Năm 2013 đạt 0,34 tỷ đồng, tăng 36,00% so với năm 2012; đến năm 2014 thì tăng tiếp tục và đạt 0,42 tỷ đồng tương ứng với việc tăng 23,53% so với năm 2013.

Nhìn vào tổng thể thì tình trạng nợ quá hạn của Ngân hàng HDBank – Chi nhánh Sài Gòn tăng qua 3 năm, nhưng nếu so sánh với doanh số cho vay và doanh số thu nợ thì nợ quá hạn không phải là vấn đề đáng lo ngại. Song nếu cứ để tình trạng này gia tăng sẽ rất nguy hiểm do nợ quá hạn ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng tín dụng, nợ quá hạn càng tăng thì vòng quay vốn càng giảm, khả năng thanh toán của ngân hàng sẽ dần bị mất đi, vị thế của ngân hàng sẽ bị tổn hại. Vì vậy, ngân hàng cần phải thận trọng trong việc thẩm định tín dụng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích hiệu quả hoạt động cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP phát triển thành phố hồ chí minh chi nhánh sài gòn giai đoạn năm 2012 2014​ (Trang 60 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)