Phân bố diện tích rải rác nhỏ hẹp theo hộ gia đình là diện tích cây ăn quả đƣợc trồng ở xã Vân Hòa là 391,04ha năm 2009 gồm vải, nhãn, bƣởi,… ngoài ra có trồng chè xanh và chè đắng trồng trong vƣờn nhà ở xã Yên Bài.
Ở vùng gò đồi thảm thực vật trồng chủ yếu gồm sắn, chè, dứa, keo, củ đót và một số loại cây ăn quả nhƣ vải, nhãn, táo, cam, quýt,…
Thực vật tự nhiên ở các vùng đồi trọc hiện còn có nhƣ cỏ chỉ, cỏ lau, sim, mua, cỏ tranh,… và một số cây bụi khác.
Nhìn chung, thảm thực vật ở đây chủ yếu là rừng trồng và các cây công nghiệp hàng năm. Tuy nhiên, nhiều nơi vẫn lộ trơ sỏi đá, đất bị xói mòn nghiêm trọng hình thành các khe rãnh sâu.
2.1.2 Các hoạt động nhân sinh
2.1.2.1 Các hoạt động kinh tế xã hội
Nhìn chung, cơ cấu kinh tế huyện Ba Vì chủ yếu vẫn là sản xuất nông nghiệp, những năm gần đây mới bắt đầu chú trọng phát triển các hoạt động du lịch, dịch vụ dựa trên những tiềm năng sẵn có. Vì vậy mức độ tác động của con ngƣời vào môi trƣờng đất cụ thể là các hoạt động canh tác, chăn nuôi, trồng rừng và hoạt động phát triển du lịch,… là rất lớn. Các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội ở khu vực nghiên cứu chủ yếu là các hoạt động phát triển du lịch, hoạt động trồng rừng, hoạt động xây dựng nhà máy, khu dân cƣ và các hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp nhƣ trồng trọt và chăn nuôi.
a. Hoạt động du lịch
Từ những lợi thế về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội, huyện Ba Vì có rất nhiều điểm du lịch hấp dẫn khách tham quan. Có rất nhiều cảnh quan thiên nhiên ngoạn mục với nhiều con suối bắt nguồn từ núi Ba Vì quanh năm nƣớc chảy, nhiều hồ tự nhiên và hồ nhân tạo gắn liền với nhiều di tích lịch sử nhƣ: Đền Thƣợng, đền thờ Bác Hồ của vƣờn Quốc gia Ba Vì,… Cùng với những giá trị tự nhiên, ngƣời dân ở đây đã tạo ra những giá trị văn hóa, lịch sử lâu đời đặc biệt là các giá trị văn hóa tâm linh tạo ra tiềm năng du lịch rất lớn cho huyện Ba Vì mà chúng ta cần phải khai thác sao cho hợp lý nhất.
Huyện Ba Vì phát triển rất nhiều loại hình du lịch nhƣ: Du lịch sinh thái; du lịch thể thao leo núi; du lịch văn hóa tâm linh; du lịch nghỉ dƣỡng, nghỉ cuối tuần và giải trí. Theo số liệu của phòng kinh tế hạ tầng huyện Ba Vì, trên địa bàn khu vực
nghiên cứu có một số đơn vị có diện tích đất sử dụng vào hoạt động du lịch lớn nhƣ: Chi nhánh du lịch Thiên Sơn – Suối Ngà với diện tích sử dụng là 258,6ha; công ty du lịch Khoang Xanh là 150,16ha,… tập trung chủ yếu ở phần diện tích vùng gò đồi của xã Vân Hòa, Tản Lĩnh và Ba Vì. Phát triển các khu du lịch sinh thái, nghỉ dƣỡng cuối tuần ở hồ Suối Hai, vƣờn Quốc gia Ba Vì,…
Trong những năm qua hoạt động dịch vụ, du lịch có tốc độ phát triển mạnh, thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn cho huyện Ba vì.Tốc độ phát triển bình quân hàng năm của ngành du lịch đạt 16,3%. Đến năm 2010, có 15 doanh nghiệp hoạt động du lịch trên địa bàn với tổng diện tích đất hơn 1300ha; thu hút 1,5 triệu lƣợt khách; tạo ra nhiều việc làm và thu nhập xã hội cho ngƣời dân và làm cơ sở phát triển các ngành dịch vụ khác.
Với xu thế tập trung phát triển ngành kinh tế mũi nhọn của huyện là ngành du lịch, các khu du lịch trong khu vực nghiên cứu đang ngày càng đƣợc phát triển mở rộng cả về quy mô và chất lƣợng. Hàng năm, các khu du lịch đón tiếp hàng ngàn đoàn du khách tới tham quan, học tập, nghỉ dƣỡng,… đã tác động rất lớn tới tài nguyên môi trƣờng ở đây, đặc biệt là tài nguyên nƣớc và tài nguyên đất, gây ô nhiễm môi trƣờng.
Hiện tại huyện Ba Vì có rất nhiều khu du lịch bao gồm cả du lịch sinh thái và di lịch nhân văn nhƣ các đền chùa: Đền Đá Đen, đền Thƣợng, đền Trung, đền Hạ, các làng văn hóa các dân tộc của ngƣời Dao, ngƣời Mƣờng,… các khu du lịch sinh thái phân bố ở xung quanh núi Ba Vì, nơi có các dòng khác, lƣu vực của các dòng suối bắt nguồn từ núi Ba Vì. Các khu du lịch sinh thái hồ nhân tạo và hồ tự nhiên nhƣ hồ Hóc Cua, hồ Suối Hai,…
Hoạt động kinh doanh của các đơn vị Du lịch không những đem lại lợi ích cho Nhà nƣớc, Công ty, ngƣời lao động mà còn đem lại hiệu quả lớn đối với phát triển kinh tế vùng; làm chuyển biến tích cực về nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân, thời gian qua việc phục vụ khách du lịch, nâng cao dân trí đặc biệt là tầng lớp thanh niên, thiêu niên. Tạo công ăn việc làm cho nhiều đối tƣợng lao động địa phƣơng và giảm đáng kể các tệ nạn xã hội. Tiêu thụ hàng trăm tấn hoa quả, nông sản
phẩm của bà con nông dân có giá trị kinh tế cao, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân trong vùng du lịch.[22]
Bên cạnh việc đầu tƣ phát triển du lịch, khu vực nghiên cứu cũng đã chú trọng vào công tác bảo vệ môi trƣờng sinh thái.