Các quá trình địa mạo hiện đại và tai biến thiên nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu địa hình và một số quá trình bề mặt phục vụ công tác quy hoạch sử dụng đất khu vực huyện ba vì hà nội​ (Trang 74 - 75)

Ba Vì nằm trong khu khí hậu nhiệt đới gió mùa với nền nhiệt khá cao tạo điều kiện cho các quá trình phong hóa đá xảy ra mạnh cho một lớp thổ nhƣỡng khá dày. Mặt khác khu vực lại có một hệ thống sông suối phong phú cùng với các hoạt động sản xuất của ngƣời dân đã làm cho các quá trình ngoại sinh phát triển mạnh. Điển hình nhất là quá trình xâm thực - bóc mòn.

Quá trình xâm thực bóc mòn: xảy ra do tác động của các dòng chảy tạm thời, thƣờng vào mùa mƣa. Nó xảy ra ở nơi có địa hình đồi và đồng bằng xen đồi, gây ra hiện tƣợng đất bị cắt cụt, bào mòn trở thành bãi đất bị xói mòn trơ xỏi đá nhiều nơi bị bóc đi hoàn toàn làm cho tầng đá ong trực tiếp lộ ra ngoài mặt đất, tạo nên các bề mặt bị laterit hóa. Nguyên nhân chính ở đây là con ngƣời đã tàn phá thảm thực vật rừng tự nhiên, mặt đất bị mất tấm lá chắn bảo vệ. Hiệu ứng xói mòn rửa trôi bề mặt ở đây lại đƣợc nhân lên bởi khí hậu có sự xen kẽ của mùa mƣa cƣờng độ mạnh và một mùa khô nhiều khi kéo dài tới 7 tháng, bởi tính chất vật lí của đất chủ yếu có thành phần cơ giới nhẹ và bởi quá trình nâng chung tân kiến tạo (Đào Đình Bắc,1982). Có thể nói ở đâu đất đai càng đƣợc khai thác sớm thì độ trơ sỏi đá càng cao hơn.

Quá trình tích tụ: quá trình này thƣờng đi đôi với quá trình xâm thực – bào mòn. Vật liệu đƣợc mang đi nơi này bởi quá trình xâm thực – bào mòn sẽ đƣợc tích

tụ ở chỗ khác bởi quá trình tích tụ, thƣờng là ngay phía dƣới chân sƣờn xâm thực tạo nên các nón phóng vật. Trong khi khu vực nghiên cứu các nón phóng vật phân bố ở ven các núi chủ yếu là ở ven khối núi Ba Vì. Đây là dạng địa hình rất có khả năng tìm kiếm khai thác vàng sa khoáng.

Quá trình trượt lở: quá trình này chỉ xảy ra trên các sƣờn có độ dốc lớn từ 30º trở lên, đất đá có sự gắn kết yếu, lớp phủ deluvi mỏng, hiện tƣợng này phát triển mạnh trên các sƣờn núi Ba Vì nơi có độ dốc lớn (thƣờng > 30º), tạo ra vô số nón đá lở, trƣợt đất. Các dòng chảy cũng chuyển tải nhiều sản phẩm vụn tạo ra các nón phóng vật là các đám tích tụ aluvi trong đáy thung lũng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu địa hình và một số quá trình bề mặt phục vụ công tác quy hoạch sử dụng đất khu vực huyện ba vì hà nội​ (Trang 74 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)