Về quản lý và sử dụng đất đai trong những năm qua đã đƣợc cấp ủy Đảng, chính quyền của huyện cũng nhƣ Tỉnh quan tâm, thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các nội dung, nhiệm vụ quản lý Nhà nƣớc về đất đai theo Luật Đất Đai 2003 quy định. Tuy nhiên việc thực hiện vẫn còn nhiều bất cập và tồn tại nhƣ: công tác giải phóng mặt bằng còn triển khai chậm, công tác thanh tra giải quyết không kịp thời, tình trạng lấn chiếm, tranh chấp đất đai vẫn còn. Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất triển khai còn chậm, tính khả thi không cao, phải điều chỉnh nhiều trong quá trình thực hiện, việc khai thác sử dụng các tài liều đã đƣợc phê duyệt còn ít.
Về hiện trạng sử dụng đất: diện tích đất đã đƣợc đƣa vào khai thác sử dụng cho các mục đích chiếm tỷ lệ lớn, trong đó:
Diện tích đất sản xuất nông nghiệp: nhìn từ góc độ kinh tế thì sản xuất nông nghiệp đang thu hút khoảng 65% lao động và tạo ra trên 46% giá trị tổng sản phẩm hàng năm của Huyện. Diện tích đất SXNN phần lớn đã đƣợc giao cho các hộ nông dân, các tổ chức… và đang dần đƣợc sử dụng theo hƣớng sản xuất hàng hóa. Một số địa bàn, bƣớc đầu đã xác định đƣợc các loại cây, con chủ lực và hình thành nên Huyện sản xuất chuyên canh tập trung, kết hợp với các biện pháp kỹ thuật hợp lý vừa có tác dụng bảo vệ đất, vừa phát huy đƣợc khả năng lao động, vốn đầu tƣ nên năng suất, sản lƣợng cây trồng vật nuôi ngày càng tăng.
Đất chuyên dùng trong những năm qua liên tục tăng, hệ thống công trình phục vụ sản xuất, công trình phúc lợi công cộng mấy năm gần đây đƣợc đầu tƣ đáng kể, thể hiện quan điểm đầu tƣ cho mục đích phát triển công nghiệp của Huyện trogn thời gian tới.
Nhìn chung biến động về đất đai của Huyện đang theo xu hƣớng thuận. Đất nông nghiệp giảm, đất phi nông nghiệp tăng, đất chƣa sử dụng giảm dần là dấu hiệu tốt trong vấn đề khai thác sử dụng tài nguyên đất đai của huyện. Tuy nhiên, hiện nay thực trạng môi trƣờng đất của huyện đang bị xói mòn, rửa trôi làm mất dần đất màu, tình trạng ô nhiễm đất do chất thải, do thuốc trừ sâu…,lớp phủ thổ nhƣỡng chịu ảnh hƣởng và bị biến đổi bởi các quá trình xói mòn, rửa trôi, laterit hóa. Quá
trình xói mòn đất vận chuyển các vật chất từ trên xuống lòng hồ, sông suối dẫn tới tình trạng lầy hóa và thiếu nƣớc cho sản xuất. Mặt khác, biến đổi khí hậu gây rối loạn chế độ mƣa nắng, nguy cơ nắng nóng nhiều hơn, lƣợng mƣa thay đổi, lƣợng dinh dƣỡng trong đất bị mất cao hơn trong suốt các đợt mƣa dài, gây ra hiện tƣợng xói mòn nhiều hơn ở các vùng đất dốc dẫn đến hiệu quả canh tác những vùng này bị ảnh hƣởng rất lớn, dần mất đi diện tích đất canh tác, đất đai bị bạc màu, năng suất nông nghiệp giảm sút.
Vì vậy, trong quy hoạch sử dụng đất, trên quan điểm định hƣớng và đánh giá tiềm năng đất đai của huyện đến năm 2030 sẽ tính toán, cân đối cụ thể việc chu chuyển các loại đất đai để đƣa vào sử dụng có hiểu quả, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Việc khai thác sử dụng đất đòi hỏi không chỉ đầu tƣ đáng kể về vốn mà còn chú trọng tới những biện pháp kỹ thuật nhằm đảm bảo hiệu quả sử dụng đất cả về kinh tế lẫn môi truờng sinh thái, đƣa ra những biện pháp hữu ích để giảm thiểu tai biến thiên nhiên, chống xói mòn, sạt lở đất.
CHƢƠNG 3
PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN ĐỊA MẠO CHO CÔNG TÁC QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT HUYỆN BA VÌ