1.2 Nghiên cứu địa hình phục vụ công tác quản lý đất đai
1.2.4 Nghiên cứu địa hình và các quá trình bề mặt cho quy hoạch sử dụng đất
đất đai
Quy hoạch sử dụng đất đƣợc xem là công việc rất phức tạp giải quyết các vấn đề nhƣ sử dụng đất và bảo vệ đất, giảm thiểu các tai biến thiên nhiên một cách tối ƣu hƣớng tới phát triển bền vững ở từng địa phƣơng và từng thời điểm nhất định.
Theo Pierre Merlin, quy hoạch nói chung là sự can thiệp cố ý, nghĩa là những hành động đƣợc thực hiện có thỏa thuận nhằm bố trí, sắp đặt có trật tự đối với các khu dân cƣ, các hoạt động kinh tế,các công trình xây dựng, các thiết bị, cơ sở hạ tầng và các hoạt động truyền thông. Để đảm bảo quy hoạch lãnh thổ đạt hiệu quả tốt, việc quy hoạch cần phải đạt đƣợc 3 yêu cầu sau:
+ Sử dụng và có hiệu quả cao nhất các tài nguyên lãnh thổ
+ Giảm bớt sự phát triển bất cân đối trong sự phát triển các lãnh thổ
+ Tiên đoán để có sự phát triển tốt hơn về mặt lãnh thổ, đảm bảo ổn định môi trƣờng tự nhiên và xã hội.
Các yêu cầu này chỉ đạt đƣợc khi công tác quy hoạch lãnh thổ đi theo con đƣờng hòa hợp với thiên nhiên, tức là phải theo quan điểm sinh thái môi trƣờng. Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc quy hoạch nói chung đã khẳng định để đạt đƣợc các mục tiêu kinh tế, chính trị của công tác này thì các nhiệm vụ chuyên môn – nghiên cứu các điều kiện tự nhiên trong đó việc nghiên cứu địa mạo vô cùng quan trọng và hết sức cần thiết.
Nghiên cứu địa hình và các quá trình bề mặt đóng vai trò quan trọng trong việc chọn và đánh giá mặt bằng xây dựng, xác định các điều kiện đặt nền móng cho các công trình, xác định quy luật phát triển theo thời gian và không gian của các quá trình động lực ngoại sinh quyết định đến sự ổn định địa hình các công trình xây dựng lên nó. Các tài liệu địa mạo còn có ý nghĩa lớn đối với việc tìm kiếm và xác định các quy luật thành tạo, phân bố các khoáng sản ngoại sinh, đặc biệt là vật liệu xây dựng. Việc nghiên cứu, tìm hiểu những đặc trƣng địa mạo khu vực, đặc biệt là động lực của các quá trình ngoại sinh là đối tƣợng không thể thiếu đƣợc trong quy hoạch sử dụng đất đai.
Kết quả cuối cùng của mỗi cuộc nghiên cứu địa mạo trên bất kỳ lãnh thổ nào thƣờng là việc xây dựng bản đồ địa mạo lãnh thổ nào đó. Bản đồ này biểu thị sự mô tả cụ thể sự phân bố về mặt không gian theo lãnh thổ hay các dạng địa hình cơ bản riêng biệt nào phụ thuộc vào nguồn gốc phát sinh này hay nguồn gốc phát sinh khác, hay các thể tổng hợp của chúng (kiểu địa hình) tùy thuộc vào tỷ lệ bản đồ.
Bản đồ địa mạo thật ra là cơ sở để đặt kế hoạch và lập dự án cho các biện pháp và công trình xây dựng đòi hỏi phải nghiên cứu sơ bộ địa hình, và cũng là theo yêu cầu của công tác đó mà bản đồ đã đƣợc thành lập một cách thích hợp. Có thể định nghĩa “bản đồ địa mạo là sản phẩm của công trình nghiên cứu địa hình bề mặt Trái Đất về các mặt hình thái, nguồn gốc, lịch sử phát triển và những thay đổi hiện tại của nó”
Bản đồ địa mạo phải nêu đặc tính của các thành phần địa hình đó về mặt nguồn gốc phát sinh trong mối liên hệ về cấu trúc bên trong của chúng, thí dụ có thể thể hiện dải đất cao có sƣờn không đối xứng nhƣ là một địa hình dạng đơn nghiêng có sƣờn dốc là bậc đoạn tầng có sự xen kẽ những lớp thạch nham có độ cứng không đồng nhất hoặc ít thể hiện những dãy, cồn cát đƣợc thành tạo do hoạt động của gió.
Trên cơ sở bản đồ địa mạo hiện nay của một lãnh thổ nào đó, có thể dựng lại đƣợc với một mức độ chính xác nhiều hay ít của địa hình lãnh thổ trong quá khứ và cũng có làm dự đoán sự phát triển trong tƣơng lai của địa hình lãnh thổ đó. Thông qua bản đồ địa mạo có thể hiểu đƣợc đến chừng mực nào đó lịch sử phát triển của địa hình lãnh thổ vẽ trên bản đồ. Bản đồ địa mạo không chỉ có ý nghĩa về mặt khoa học mà rất quan trọng đối với việc lập kế hoạch xây dựng các công trình, quy hoạch đô thị góp phần cảnh báo các tai biến thiên nhiên sẽ xảy ra trong tƣơng lại. Việc thành lập bản đồ địa mạo bắt đầu cho việc xác định các đơn vị cơ bản hình thành cảnh quan.
Nội dung quan trọng nhất trong việc nghiên cứu địa mạo phục vụ quy hoạch sử dụng đất là việc xây dựng bản đồ phân vùng địa mạo. Thành lập bản đồ phân vùng địa mạo theo nguồn gốc phát sinh và theo nguồn gốc hình thái nhằm mục đích vạch các giới hạn địa hình, thể hiện đƣợc mối quan hệ giữa các nhân tố hình thành địa hình và có thể nhận đƣợc khái niệm rõ rệt về địa hình.
Các bản đồ địa mạo đƣợc thành lập theo nguyên tắc nguồn gốc hình thái, trên bản đồ phản ánh các kiểu địa hình, hình dáng địa hình, phản ánh cấu trúc địa chất của cảnh quan. Trên bản đồ địa mạo thành lập theo nguyên tắc này các kiểu địa hình đƣợc thể hiện với các tên gọi: núi kiến tạo – xâm thực, núi bóc mòn – xâm thực, đồng bằng bóc mòn – tích tụ, đồng bằng tích tụ… Nguyên tắc này sử dụng trong
việc thành lập bản đồ địa mạo tỷ lệ trung bình và tỷ lệ nhỏ, nội dung phản ánh một cách đặc trƣng chung.
Do đó bản đồ địa mạo chi tiết có thể đƣợc sử dụng thiết thực cho nhiều ngành trong xã hội ngày nay. Trong dự án kỹ thuật sử dụng bản đồ địa mạo ở giai đoạn thăm dò có thể cung cấp nhiều thông tin và tiết kiệm nguồn tài chính. Quản lý các thông tin địa mạo có ích nhƣ một công cụ cho mục đích lập kế hoạch và các dự án công nghệ thông tin là một công cụ cho mục đích lập kế hoạch và các dự án công nghệ thông tin là một công cụ tốt để bổ sung cho bản đồ địa chất. Các thông tin đƣợc trình bày trong bản đồ là mối quan tâm lớn trong các dự án cho nông nghiệp, khu dân cƣ, truyền thông, du lịch, giải trí và quản lý các nguồn tài nguyên.
Hiện nay bản đồ địa mạo chƣa có nguyên tắc thành lập nào cụ thể. Dựa vào đối tƣợng của bản đồ địa mạo ngƣời ta chia ra 4 nguyên tắc thành lập bản đồ địa mạo khác nhau và đƣợc sử dụng một cách có hiệu quả:
- Nguyên tắc nguồn gốc – hình thái phản ánh lên bản đồ các kiểu địa hình và nhóm kiểu địa hình.
- Nguyên tắc nguồn gốc phản ánh các bề mặt sơ đẳng đồng nhất về nguồn gốc – hình thái nhƣ kiểu địa hình núi, kiểu địa hình đồng bằng…
- Nguyên tắc nguồn gốc – lịch sử phản ánh các bề mặt đồng nhất hình thái – nguồn gốc và cùng tuổi.
- Nguyên tắc kiến trúc – hình thái và chạm trổ hình thái hay còn gọi là nguyên tắc địa mạo cấu trúc. Nguyên tắc này phản ánh các kiểu kiến trúc hình thái, các đơn vị kiến trúc - hình thái (là những thể sơn văn – địa chất trong đó hình thái bên ngoài có đƣờng ranh giới phù hợp với cấu trúc bên dƣới và các chạm trổ hình thái (trên bề mặt bị chia nhỏ, phức tạp.
Với mục đích thành lập bản đồ địa mạo phục vụ trong phân vùng, quy hoạch và quản lý sử dụng hợp lý lãnh thổ thƣờng phải sử dụng nguyên tắc 1, tuy nhiên nếu phục vụ vấn đề sử dụng đất cụ thể yêu cầu bản đồ địa mạo phản ánh nguồn gốc và tuổi địa hình. Đối với bản đồ địa mạo tỷ lệ lớn 1:25000 thể hiện các dạng địa hình
và các thành phần địa hình khác ở cấp nhỏ hơn. Trên bản đồ còn biểu hiện thành phần đất đá của lớp phủ.
Quy hoạch sử dụng đất là sử dụng từng dạng địa hình vì vậy trên bản đồ địa hình phải thể hiện cấu trúc địa chất, qua đó phản ánh các kiểu địa hình, và ngƣợc lại, liên quan nguồn gốc hình thái của địa hình. Đồng thời trên mỗi kiểu địa hình xảy ra những quá trình địa mạo khác nhau. Vì vậy trên bản đồ địa mạo phải thể hiện đƣợc các dạng địa hình cụ thể phản ánh kiến trúc hình thái và chạm trổ hình thái.
Do đó với mục đích quản lý và sử dụng lãnh thổ nội dung nghiên cứu địa mạo là nghiên cứu hình thái và trắc lƣợng hình thái địa hình để phân ra các cùng lãnh thổ, ứng với mỗi kiểu địa hình có những cách sử dụng và quản lý khác nhau. Địa hình vùng núi cần phải có những biện pháp bảo vệ và trồng rừng, có các biện pháp canh tác hợp lý trên đất dốc. Vùng đồng bằng thuận lợi cho nông nghiệp phát triển, tuy nhiên phải chú ý đến việc tiêu thoát nƣớc tránh ngập lụt. Vùng gò đồi có địa hình cao hơn không bị ngập lụt, tuy nhiên xảy ra quá trình bóc mòn sƣờn do hoạt động xói mòn của dòng chảy, vì vậy cần có những biện pháp sử dụng sao cho hợp lý nhất. Những vùng trũng thấp ở các thung lũng xen đồi sót có thể phát triển hệ thống các ao hồ vừa có diện tích nuôi trồng thủy sản vừa tạo cảnh quan đẹp, thoáng mát.
Nghiên cứu hình thái địa hình giúp cho việc sơ bộ vạch ra các kế hoạch sử dụng đất đai; nghiên cứu nguồn gốc và lịch sử phát triển địa hình giúp cho việc sử dụng từng dạng địa hình cụ thể hơn, có thể thấy đƣợc các giai đoạn phát triển của địa hình đã trải qua, đang tồn tại và sẽ trải qua trong tƣơng lai để có những biện pháp giảm thiểu các tai biến có thể xảy ra. Vì vậy, bản đồ địa mạo chung đƣợc thành lập theo nguyên tắc nguồn gốc hình thái.