3. Đề tài đạt chất lƣợng theo yêu cầ u:
3.2.2. Giải pháp tài chính
Quản lý nợ, chi tiết từng đơn vị, khách hàng, công ty nên lựa chọn những khách hàng uy tín và có khả năng thanh toán tốt để chấp nhận cho thanh toán trả chậm, cần phải theo dõi chặt chẽ các khoản chi trả của khách hàng, áp dụng các hình thức thanh toán tiện lợi hơn, khuyến khích khách hàng thanh toán trƣớc hạn với những khoản thanh toán hợp lý để nhanh chóng quay vòng đồng vốn, đem lại hiệu quả sử dụng vốn cao hơn.
Tối ƣu hóa chi phí đầu vào, đầu ra. Để thực hiện giảm chi phí kinh doanh thì hàng tháng hay quý ta cần phân tích tình hình thực hiện chi phí so với định mức đề ra để thấy đƣợc việc thực hiện định mức chi phí có tốt hay không, có chỗ nào chƣa phù hợp.
Để kiểm soát chi phí kinh doanh một cách chính xác hơn thì phải hạch toán chi phí theo từng nhóm sản phẩm. Bên cạnh đó công ty cần xây dựng định mức tiêu hao hợp lý và tiến bộ hơn nhằm tránh tình trạng hao hụt hàng hóa, cải thiện công tác mua và bảo quản hàng hóa nhằm giảm chi phí mua hàng và giảm thiểu tối đa hóa hàng hóa hƣ hỏng trong quá trình vận chuyển và bảo quản. Xử lý kịp thời trƣờng hợp mất cân đối giữa bán hàng và thu tiền. Tiết kiệm tối đa chi phí văn phòng tiếp khách, công tác, phƣơng tiện.
Công ty cũng cần xem xét việc tiết kiệm chi phí trong quản lý, chấp hành nghiêm chỉnh dự toán chi phí về quản lý hành chính. Ngoài ra công ty cũng cần cải tiến phƣơng pháp làm việc để nâng cao hiệu quả của công tác quản lý.
Khả năng tài chính của công ty chƣa ổn định, đây là vấn đề cần khắc phục ngay, công ty cần có biện pháp kêu gọi thêm các nhà đầu tƣ để tăng nguồn vốn kinh doanh, mở rộng quy mô hoạt động. Chuyển tài sản nhận thế chấp bằng tiền, bù đắp nguồn vốn.