Những quy định chủ yếu về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng tại dự án xây dựng tuyến đường đông khê 2, thành phố hải phòng​ (Trang 30 - 77)

LĐĐ 2013 có các quy định cụ thể về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất, cụ thể là các Điều 76 đến Điều 82:

+ Bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại khi Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng

+ Bồi thường về đất, chi phí đầu tư vào đất còn lại khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân

+ Bồi thường về đất, chi phí đầu tư vào đất còn lại khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp của tổ chức kinh tế, tổ chức sự nghiệp công lập tự chủ tài chính, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo

+ Bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất ở

+ Bồi thường về đất, chi phí đầu tư vào đất còn lại khi Nhà nước thu hồi đất phi nông nghiệp không phải là đất ở của hộ gia đình, cá nhân

+ Bồi thường về đất, chi phí đầu tư vào đất còn lại khi Nhà nước thu hồi đất phi nông nghiệp không phải là đất ở của tổ chức kinh tế, tổ chức sự nghiệp công lập tự chủ tài chính, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Trong đó, vấn đề bồi thường về đất, chi phí đầu tư vào đất còn lại khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân được quy định tại Điều 77. Diện tích đất nông nghiệp được bồi thường bao gồm diện tích trong hạn mức và diện tích đất do được nhận thừa kế. Đối với diện tích đất nông nghiệp vượt hạn mức thì không được bồi thường về đất nhưng được bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại. Diện tích đất nông nghiệp do nhận chuyển quyền sử dụng đất vượt hạn mức trước ngày LĐĐ 2013 có hiệu lực thì việc bồi thường, hỗ trợ được thực hiện theo quy định pháp luật. Đặc biệt, đối với đất nông nghiệp sử dụng trước ngày 01/7/2004 mà hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp nhưng không có Giấy chứng nhận hoặc không đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì được bồi thường đối với diện tích đất thực tế đang sử dụng, diện tích được bồi thường không vượt quá hạn mức giao đất nông nghiệp.

Khi Nhà nước thu hồi đất ở, việc bồi thường về đất phải đúng theo quy định tại Điều 79 LĐĐ2013. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ở, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đang sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất tại Việt Nam hay tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang sử dụng đất để thực hiện dự án xây dựng nhà ở khi Nhà nước thu hồi đất mà có đủ điều kiện thì được bồi thường về đất. Đối với trường hợp không còn đất ở, nhà ở nào khác trong địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất thu hồi thì được bồi thường bằng đất ở hoặc nhà ở; nếu không có nhu cầu bồi thường bằng đất ở hoặc nhà ở thì Nhà nước bồi thường bằng tiền. Ngược lại, trường hợp còn đất ở, nhà ở thì được bồi thường bằng tiền, nếu địa phương có điều kiện về quỹ đất ở thì được xem xét để bồi thường bằng đất ở. Nếu không có chỗ ở nào khác thì được Nhà nước bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở hoặc giao đất ở có thu tiền sử dụng đất.

Bồi thường về đất, chi phí đầu tư vào đất còn lại khi Nhà nước thu hồi đất phi nông nghiệp không phải là đất ở của hộ gia đình, cá nhân thực hiện theo quy định tại Điều 80 LĐĐ 2013. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất phi nông nghiệp không phải là đất ở khi Nhà nước thu hồi đất, nếu có đủ điều kiện thì được bồi

còn lại đối với đất sử dụng có thời hạn. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất phi nông nghiệp không phải là đất ở được Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm; cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê nhưng được miễn tiền thuê đất, khi Nhà nước thu hồi đất thì không được bồi thường về đất nhưng được bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại, trừ trường hợp hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất do thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng.

* Bồi thường thiệt hại về tài sản

Theo Điều 88 đến Điều 92 LĐĐ 2013 có các quy định về bồi thường hỗ trợ về tài sản trên đất khi Nhà nước thu hồi như sau:

+ Nguyên tắc bồi thường thiệt hại về tài sản, ngừng sản xuất, kinh doanh khi Nhà nước thu hồi đất ; Bồi thường thiệt hại về nhà, công trình xây dựng trên đất khi Nhà nước thu hồi đất

+ Bồi thường đối với cây trồng, vật nuôi; Bồi thường chi phí di chuyển khi Nhà nước thu hồi đất ;Quy định về các trường hợp không được bồi thường tài sản gắn liền với đất. Trong đó, Điều 88 LĐĐ 2013 quy định cụ thể về nguyên tắc bồi thường thiệt hại về tài sản, ngừng sản xuất, kinh doanh khi Nhà nước thu hồi đất là tài sản gắn liền với đất phải hợp pháp. Các đối tượng như tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mà có thiệt hại thì được bồi thường. Việc bồi thường thiệt hại về nhà, công trình xây dựng trên đất khi Nhà nước thu hồi đất được thực hiện theo quy định tại Điều 89 LĐĐ 2013. Đối với nhà ở, công trình phục vụ sinh hoạt gắn liền với đất của hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài khi Nhà nước thu hồi đất phải tháo dỡ toàn bộ hoặc một phần mà phần còn lại không bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định của pháp luật thì chủ sở hữu nhà ở, công trình đó được bồi thường bằng giá trị xây dựng mới của nhà ở, công trình có tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương.Trường hợp phần còn lại của nhà ở, công trình vẫn bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định của pháp luật thì bồi thường theo thiệt hại thực tế. Đối với công trình HTKT, hạ tầng xã hội gắn liền với đất đang sử dụng không thuộc trường hợp trên thì mức bồi thường tính bằng giá trị xây dựng mới của công trình có tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương theo quy định của pháp luật chuyên ngành.

các Điều 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25 và Nghị định số 47/2014/NĐ-CP của Chính phủ, các quy định cụ thể gồm:

- Hỗ trợ di chuyển: Hộ gia đình, cá nhân khi Nhà nước thu hồi đất mà phải di

chuyển chỗ ở thì được hỗ trợ kinh phí để di chuyển. Tổ chức được Nhà nước giao đất, cho thuê đất hoặc đang sử dụng đất hợp pháp khi Nhà nước thu hồi mà phải di chuyển cơ sở sản xuất, kinh doanh thì được hỗ trợ kinh phí để tháo dỡ, di chuyển và lắp đặt.

- Hỗ trợ tái định cư: Nhà ở, đất ở tái định cư được thực hiện theo nhiều cấp

nhà, nhiều mức diện tích khác nhau phù hợp với mức bồi thường và khả năng chi trả của người được tái đinh cư. Đối với hộ gia đình, cá nhân khi Nhà nước thu hồi đất ở mà không có chỗ ở nào khác thì được giao đất ở hoặc nhà ở tái định cư. Quy định về bố trí tái định cư cho người có đất ở thu hồi mà phải di chuyển chỗ ở tại Điều 86 LĐĐ 2013.

- Hỗ trợ ổn định đời sống và ổn định sản xuất: Hỗ trợ đối với nhân khẩu có

tên trong sổ hộ khẩu và thực tế ăn ở trong hộ gia đình có đất ở thu hồi tại thời điểm có quyết định thu hồi đất được hỗ trợ 3.000.000 đồng/khẩu. Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp thì được hỗ trợ ổn định đời sống: Thu hồi từ 30% đến 70% diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng thì được hỗ trợ ổn định đời sống trong thời gian 6 - 24 tháng, thu hồi trên 70% diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng thì được hỗ trợ ổn định đời sống trong thời gian 12 - 36 tháng theo mức 30kg gạo trong 01 tháng.

Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm: Hộ gia đình, cá nhân trực

tiếp sản xuất nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp mà không có đất để bồi thường thì ngoài việc được bồi thường bằng tiền còn được hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, tạo việc làm bằng tiền từ 1,5 đến 5 lần giá đất nông nghiệp đối với toàn bộ diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi hoặc hỗ trợ một lần bằng một suất đất ở hoặc một căn hộ chung cư hoặc một suất đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp (LĐĐ năm 2003); Hỗ trợ bằng tiền không quá 5 lần giá đất nông nghiệp cùng loại trong bảng giá đất của địa phương đối với toàn bộ diện tích đất nông nghiệp thu hồi, diện tích được hỗ trợ không vượt quá hạn mức giao đất nông nghiệp tại địa phương

2013 và hướng dẫn thi hành tại Điều 26 Nghị định 47/2014/NĐ-CP: UBND cấp tỉnh, UBND cấp huyện có trách nhiệm tổ chức lập và thực hiện dự án tái định cư trước khi thu hồi đất. Khu tái định cư tập trung phải xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ, bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng, phù hợp với điều kiện, phong tục, tập quán của từng vùng, miền. Việc thu hồi đất ở chỉ được thực hiện sau khi hoàn thành xây dựng nhà ở hoặc cơ sở hạ tầng của khu tái định cư.

Quy định về bố trí TĐC cho người có đất ở thu hồi mà phải di chuyển chỗ ở tại Điều 86 LĐĐ 2013: Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, GPMB được UBND cấp tỉnh, UBND cấp huyện giao trách nhiệm bố trí TĐC phải thông báo cho người có đất ở thu hồi thuộc đối tượng phải di chuyển chỗ ở về dự kiến phương án bố trí TĐC và niêm yết công khai ít nhất là 15 ngày tại trụ sở UBND cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi và tại nơi tái định cư trước khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt phương án bố trí TĐC. Nội dung thông báo gồm địa điểm, quy mô quỹ đất, quỹ nhà TĐC, thiết kế, diện tích từng lô đất, căn hộ, giá đất, giá nhà TĐC; dự kiến bố trí TĐC cho người có đất thu hồi.

Người có đất thu hồi được bố trí TĐC tại chỗ nếu tại khu vực thu hồi đất có dự án TĐC hoặc có điều kiện bố trí TĐC. Ưu tiên vị trí thuận lợi cho người có đất thu hồi sớm bàn giao mặt bằng, người có đất thu hồi là người có công với cách mạng. Phương án bố trí TĐC đã được phê duyệt phải được công bố công khai tại trụ sở UBND cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi và tại nơi TĐC.

1.5. Các văn bản pháp lý của thành phố Hải Phòng về thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng và tình hình thực hiện công tác này trong những năm gần đây

1.5.1 Các văn bản pháp lý của thành phố thực hiện Luật đất đai 2013 đến nay

- Giai đoạn từ 2013 đến nay

Quyết định số 2680/2014/QĐ-UBND ngày 03/12/2014 của UBND thành phố Hải Phòng Ban hành quy định chi tiết một số nội dung về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hải Phòng;

Quyết định số 324/2015/QĐ-UBND ngày 05/02/2015 của UBND thành phố Hải Phòng về việc ban hành Bộ đơn giá vật kiến trúc phục vụ công tác bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hải Phòng;

Quyết định số 2970/2014/QĐ-UBND ngày 25/12/2014 của UBND thành phố Hải Phòng Ban hành quy định về bảng giá đất thành phố Hải Phòng 05 năm (2015- 2019);

Công văn số 1649/UBND-ĐC1 ngày 29/3/2016 của UBND thành phố Hải Phòng về giá đất cụ thể để tính tiền bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất đối với đất nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hải Phòng;

1.5.2.Khái quát tình hình thực hiện công tác thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng của thành phố Hải Phòng trong những năm gần đây

Công tác thu hồi đất, bồi thường, GPMB của thành phố Hải Phòng đã đảm bảo công khai, minh bạch và quyền lợi của người có đất thu hồi đồng thời khắc phục một cách có hiệu quả những trường hợp thu hồi đất mà không đưa vào sử dụng, gây lãng phí, tạo nên các dư luận xấu trong xã hội. Đồng thời, UBND thành phố cũng quy định rõ ràng về những trường hợp thật cần thiết phải thu hồi; quy định giá đất bồi thường không áp dụng theo bảng giá đất mà áp dụng giá đất cụ thể do UBND cấp thành phố quyết định tại thời điểm quyết định thu hồi đất. Viê ̣c định giá đất phải theo mục đích sử dụng đất hợp pháp tại thời điểm định giá, theo thời hạn sử dụng đất; Bảng giá đất chỉ áp dụng đối với một số trường hợp thay cho việc áp dụng cho tất cả các mục đích.

Công tác thu hồi đất, bồi thường, GPMB của thành phố Hải Phòng đã sửa đổi, bổ sung lần này đã bổ sung các quy định mới về hệ thống thông tin, hệ thống giám sát, theo dõi, đánh giá một cách công khai, minh bạch và đảm bảo dân chủ, đã xây dựng hệ thống thông tin đất đai, cơ sở dữ liệu đất đai, đảm bảo quyền tiếp cận thông tin đất đai của mọi người dân.

Việc thực hiện các chính sách về bồi thường, hỗ trợ GPMB khi Nhà nước thu hồi đất về cơ bản đã thực hiện đúng hệ thống văn bản pháp luật do Thành phố ban hành. Bên cạnh đó thể chế các chủ trương chính sách, ý kiến chỉ đạo của HĐND, UBND thành phố đã có nhiều văn bản hướng dẫn chỉ đạo mang tính quyết định trong quá trình xây dựng và phát triển các dự án trên địa bàn. Các văn bản được ban

tế nên đã tạo một bước phát triển mới trong công tác quản lý Nhà nước về thu hồi và GPMB.

Quyền lợi hợp pháp của người sử dụng đất bị thu hồi được đảm bảo, quá trình thực hiện công tác BTHT&TĐC công khai minh bạch, công bằng, dân chủ, thống nhất ý chí trong chỉ đạo của thành phố, đã làm hạn chế việc khiếu nại, tố cáo của nhân dân đồng thời nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước trong lĩnh vực quản lý đất đai.

Phối hợp có hiệu quả giữa các cấp các ngành, quận huyện, chủ đầu tư, cơ quan chuyên môn với tổ chức chính trị - xã hội và sự ủng hộ, đồng thuận của nhân dân. Tuân thủ nguyên tắc trong quá trình GPMB là: công khai - dân chủ - công bằng - đúng pháp luật. Thực hiện tuyên truyền, vận động, thuyết phục là chính, kết hợp với các biện pháp kinh tế, hành chính, pháp luật.

Tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ chuyên trách làm công tác GPMB, là đầu mối tham mưu cho lãnh đạo Thành phố trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành nhiệm vụ giải phóng mặt bằng, [38]. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc như:

Về chính sách bồi thường về đất và tài sản gắn liền với đất: Chế độ bồi thường về đất và tài sản gắn liền với đất thường xuyên thay đổi, đặc biệt là các văn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng tại dự án xây dựng tuyến đường đông khê 2, thành phố hải phòng​ (Trang 30 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)