2.1.2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức
Sơ đồ này thể hiện sự giám sát chặt chẽ của ban lãnh đạo và điều này sẽ giúp cho mỗi phòng ban có trách nhiệm cao hơn trong công việc được giao và thể hiện tính chuyên nghiệp đối với từng lĩnh vực của mình.
2.1.2.2 Chức năng từng phòng ban
Phòng kế toán – Ngân quỹ: Thực hiện hạch toán, tổng hợp, lưu trữ hồ sơ trong lĩnh vực kinh doanh, quản lý ngân quỹ… liên quan đến hoạt động ngân hàng, xử lý chỉ tiêu hoạt động tài chính, quyết toán thu chi, quỹ tiền lương … của Agribank chi nhánh Bình Thuận.
Phòng điện toán: Thực hiện tổng hợp, thống kê và lưu trữ số liệu, thông tin của các nghiệp vụ liên quan đến hạch toán, kế toán thống kê, hạch toán nghiệp vụ, tín dụng và các hoạt động khác phục vụ cho hoạt động kinh doanh.
Phòng tín dụng: Phân tích kinh tế theo ngành nghề, kinh tế kỹ thuật, danh mục khách hàng; thẩm định dự án để lựa chọn biện pháp cho vay an toàn và đạt hiệu quả cao rồi đề xuất cho vay các dự án tín dụng. Thường xuyên phân loại dư nợ, phân tích nợ quá hạn, tìm nguyên nhân và đề xuất hướng khắc phục.
Phòng kinh doanh ngoại hối: Thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ, kiều hối và chuyển tiền, mở tài khoản khách hàng nước ngoài. Thực hiện công tác thanh toán quốc tế thông qua mạng SWIFT Agribank.
Phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ: Xây dựng chương trình công tác và sơ kết, tổng kết chuyên đề theo định kỳ hằng năm, quý phù hợp với chương trình công tác kiểm tra, kiểm soát của Agribank chi nhánh Bình Thuận. Tổ chức kiểm tra, xác minh, tham mưu cho Giám đốc giải quyết đơn thư thuộc thẩm quyền.
Phòng hành chính – Nhân sự: Xây dựng và triển khai chương trình giao ban nội bộ chi nhánh trực thuộc trên địa bàn, trực tiếp làm Thư ký tổng hợp cho Giám đốc. Trực tiếp thực hiện chế độ tiền lương, chế độ bảo hiểm, quản lý lao động, theo dõi thực hiện nội quy lao động, thỏa ước lao động tập thể.
Phòng công đoàn: Đại diện và bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của cán bộ nhân viên lao động. Tổ chức phong trào thi đua lao động trong các cấp cán bộ.
Phòng dịch vụ Marketing: Trực tiếp thực hiện nhiệm vụ tư vấn, tiếp thị, giới thiệu sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho khách hàng, tiếp nhận các ý kiến phản hồi từ khách
hàng về dịch vụ, tiếp thu, đề xuất, hướng dẫn, cải tiến nâng cao chất lượng, hiệu quả dịch vụ.
Phòng kế hoạch: Quản lý thông tin về kế hoạch và tình hình thực hiện kế hoạch, thông tin phòng ngừa rủi ro và quản lý rủi ro về lĩnh vực nguồn vốn và kinh doanh tiền tệ.
Chi nhánh loại 3: Là chi nhánh trực thuộc NHNo&PTNT chi nhánh Bình Thuận. Thực hiện huy động vốn, cho vay và cung cấp các sản phẩm dịch vụ tài chính ngân hàng.
2.1.3 Khả năng cạnh tranh
Đây là giai đoạn phát triển nhanh của nền kinh tế Việt Nam nói chung và Bình Thuận nói riêng, đặc biệt là sau khi Việt Nam gia nhập WTO (Tổ chức Thương mại Thế giới), kéo theo nhu cầu về vốn vay và sử dụng các dịch vụ ngân hàng của các doanh nghiệp ngày càng tăng. Với sự phát triển nhanh về du lịch, Bình Thuận được nhiều NHTM cổ phần quan tâm và mở chi nhánh, phòng giao dịch nhằm tìm kiếm cơ hội kinh doanh và mở rộng mạng lưới hoạt động. Nhiều chi nhánh, phòng giao dịch trong giai đoạn này lần lượt ra đời, cho đến nay trên địa bàn tỉnh Bình Thuận có sự hiện diện của 17 NHTM, 1 NH phát triển, 1 NHCSXH, 25 quỹ tín dụng nhân dân, với 95 điểm giao dịch. Trong đó,NHNo&PTNT có 22 điểm giao dịch, cùng với sự lãnh đạo sang suốt của ban giám đốc NHNo&PTNT hội sở tỉnh Bình Thuận về chính sách huy động vốn và khuyến khích người dân và các doanh nghiệp trên toàn tỉnh vay vốn với lãi suất cố định tại thời điểm ký kết hợp đồng nên khả năng cạnh tranh của Agribank với các ngân hàng khác trong toàn tỉnh là ổn định.
Cụ thể là năm 2014, Agribank có dư nợ cho vay doanh nghiệp chiếm 32,79% trong tổng dư nợ cho vay của doanh nghiệp trong toàn tỉnh, tương đương với 2.751 tỷ đồng, do chi nhánh của Agibank có mặt hầu như khắp các huyện trong tỉnh nên chiếm lợi thế cao so với các doanh nghiệp trên cùng địa bàn. Bên cạnh đó, lượng khách hàng đến với Agribank là 401 khách hàng so với 1.157 khách hàng đi vay vốn trong tỉnh Bình Thuận, chiếm 34,66%, cho thấy lượng khách hàng trong tỉnh đến với ngân hàng là đáng kể, ngân
hàng cần có những sản phẩm dịch vụ tốt nhằm giữ lượng khách hàng tiếp tục giao dịch cũng như tiềm kiếm khách hàng tiềm năng trong tương lai.
2.1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh
NHNo&PTNT chi nhánh Bình Thuận luôn là một trong những chi nhánh hàng đầu toàn tỉnh về kết quả kinh doanh, liên tục từ năm 2000 đến nay chi nhánh đều đạt danh hiệu lá cờ đầu của tỉnh, đó là nhờ vào sự chỉ đạo đúng đắn của ban lãnh đạo ngân hàng và sự nỗ lực của tập thể nhân viên đạt được kết quả tốt nhất trong thời điểm nền kinh tế nước ta còn gặp nhiều khó khăn sau cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, kết quả kinh doanh của ngân hàng khá biến động qua các năm.
Biểu đồ 2.1.Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng qua 3 năm 2012 – 2014
Đvt: tỷ đồng
Nguồn: phòng Tín dụng của chi nhánh NHNo&PTNT Bình Thuận
- 200 400 600 800 1,000 1,200 1,400
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
1, 250 1, 038 1,061 1, 002 896 834 248 142 227 Doanh thu Chi phí Lợi nhuận
Biểu đồ 2.2.Tỷ lệ về kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng qua 3 năm 2012 – 2014
Nguồn: phòng Tín dụng của chi nhánh NHNo&PTNT Bình Thuận
Doanh thu qua có sự biến động qua các năm, cụ thể là doanh thu năm 2013 là 1.038 tỷ đồng, giảm 16,96% so với năm 2012 và doanh thu đạt 1.061 tỷ đồng năm 2014, tăng nhẹ 2,21% so với năm 2014. Chi phí giảm qua các năm cho thấy ngân hàng có những chính sách cắt giảm bớt những chi phí không đáng kể và do hoạt động quản lý của ngân hàng tốt. Chi phí của ngân hàng năm 2013 là 896 tỷ đồng, giảm đến 10,58% so với năm 2012 và năm 2014 chi phí chỉ còn 834tỷ đồng, giảm 62 tỷ đồng, tương ứng với tỷ lệ 6,95%. Từ những phân tích trên, lợi nhuận năm 2014 của NHNo&PTNT chi nhánh Bình Thuận là 227 tỷ đồng tăng 60% so với tỷ lệ giảm 42,74% vào năm 2013, cho thấy năm 2014 ngân hàng kinh doanh có hiệu quả hơn so với năm 2013. Vì vậy, ngân hàng cần phải duy trì phương án kinh doanh như năm 2014, để ngân hàng ngày một phát triển và mở rộng mạng lưới kinh doanh của ngân hàng.
-16.96% 2.21% -10.58% -6.95% -42.74% 60% Năm 2013 Năm 2014 % Lợi nhuận Chi phí Doanh thu
2.2 Phân tích tình hình huy động vốn và cho vay
Bảng 2.1. Tình hình huy động vốn và cho vay của ngân hàng qua 3 năm 2012 – 2014 ĐVT: tỷ đồng Năm Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 So sánh (%) 2013/2012 2014/2013 Tổng vốn huy động 5.266 6.139 7.154 16,58% 16,53%
Doanh số cho vay 9.902 12.090 13.208 22,10% 9,25%
Doanh số thu nợ 8.709 10.404 11.975 19,46% 15,10%
Tổng dư nợ 6.542 8.240 9.168 25.96% 11,26%
Nợ xấu 58 60 65 3,45% 8,33%
Nguồn: phòng Tín dụng của chi nhánh NHNo&PTNT Bình Thuận
Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy được nguồn vốn huy động tăng đều qua các năm. Cụ thể là từ 5.266 tỷ đồng năm 2012 tăng lên 6.139 tỷ đồng năm 2013, tương ứng với tỷ lệ 16,58% và nguồn vốn huy động năm 2014 đạt 7.154 tỷ đồng, tăng 16,53% so với năm 2013. Nhờ đó, mà doanh số cho vay được tính lũy kế cộng dồn qua các năm tăng cao. Doanh số cho vay năm 2013 đạt 9.902 tỷ đồng, tăng 2.188 tỷ đồng so với năm 2012, và năm 2014 doanh số cho vay là 13.208 tỷ đồng, tăng 9,25% so với năm 2013. Đó là nhờ vào ngân hàng có những chính sách hỗ trợ khách hàng vay vốn để sản xuất nông nghiệp, thủy sản, và khuyến khích các doanh nghiệp trong toàn tỉnh sản xuất công nghiệp và cung cấp các sản phẩm thương mại và dịch vụ.
Bên cạnh đó, doanh số thu nợ trên địa bàn liên tục tăng qua các năm. Doanh số thu nợ của Agribank chi nhánh Bình Thuận năm 2012 là 8.709 tỷ đồng, tăng lên 10.404 tỷ đồng vào năm 2013, tương ứng với tỷ lệ là 19,46%. Năm 2014 doanh số tiếp tục tăng lên 1.571tỷ đồng, tương ứng với tỷ lệ là 15,10%, doanh số thu nợ đạt ở mức 11.975 triệu
đồng, cho thấy công tác thu hồi nợ của ngân hàng đạt hiệu quả cao, góp phần làm giảm rủi ro tìm ẩn trong tương lai và nâng cao chất lượng tín dụng.
Biểu đồ 2.3.Tình hình huy động vốn và cho vay của ngân hàng qua 3 năm 2012 – 2014
Đvt: tỷ đồng
Nguồn: phòng Tín dụng của chi nhánh NHNo&PTNT Bình Thuận
Ngoài ra, tổng dư nợ cho vay qua các năm đều tăng qua các năm. Cụ thể là năm
0 2,000 4,000 6,000 8,000 10,000 12,000 14,000 Tổng vốn
huy động Doanh số cho vay Doanh số thu nợ Tổng dư
nợ Nợ xấu 5, 266 9, 902 8, 709 6, 542 58 6, 139 12, 090 10, 404 8, 240 60 7, 154 13, 208 11, 975 9, 168 65 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
2014 đạt 9.168 tỷ đồng, tăng 928 tỷ đồng so với năm 2013, từ đó cho thấy công tác quản lý tín dụng của ngân hàng khá tốt.
Tuy nhiên, nợ xấu tăng nhẹ từ 58 tỷ đồng năm 2012 lên 60 tỷ đồng vào năm 2013 và tiếp tục tăng vào năm 2014 đến 65 tỷ đồng, tỷ lệ tăng tương ứng là 3,45% năm 2013 và tăng lên 8,33% năm 2014. Nguyên nhân là do trong năm 2013 và 2014 tình hình nông nghiệp ở địa phương vẫn còn chịu sự tác động của suy thoái kinh tế, làm ảnh hưởng đến đời sống nông dân Bình Thuận, nên công tác thu hồi nợ gặp khó khăn theo. Năm 2012 – 2014 tỷ lệ nợ xấu tại ngân hàng luôn duy trì trong khoảng 0,70% đến 0,89%, từ đó làm giảm rủi ro tín dụng tại ngân hàng.
2.3 Phân tích hoạt động tín dụng doanh nghiệp
2.3.1 Phân tích hoạt động tín dụng doanh nghiệp 2.3.1.1 Tín dụng doanh nghiệp theo thời gian 2.3.1.1 Tín dụng doanh nghiệp theo thời gian
Bảng 2.2. Tình hình hoạt động tín dụng doanh nghiệp theo thời gian của ngân hàng qua 3 năm 2012 – 2014 ĐVT: tỷ đồng Năm Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 So sánh (%) 2013/2012 2014/2013 Ngắn hạn 1.697 2.157 2.340 27,11% 8,48% Trung và dài hạn 585 715 412 22,22% -42,38% Tổng 2.282 2.872 2.752 25,85% -4,18% Nguồn: phòng Tín dụng của chi nhánh NHNo&PTNT Bình Thuận
Qua bảng số liệu ta thấy tình hình hoạt động tín dụng doanh nghiệp không ổn định, cụ thể năm 2013 tổng dư nợ cho vay của doanh nghiệp là 2.872 tỷ đồng, tăng 1,26 lần so với năm 2012. Dư nợ cho vay ngắn hạn của ngân hàng đạt 2.157 tỷ đồng, tăng 27,11% so với năm 2012. Dư nợ cho vay trung và dài hạn tăng từ 585 tỷ đồng năm 2012 lên 715 tỷ đồng năm 2013 với tỷ lệ là 22,22%, Trong đó, vay ngắn hạn năm 2013 chiếm tỷ trọng
75,10% trong tổng dư nợ cho vay của doanh nghiệp, cho vay trung và dài hạn chỉ chiếm 24.90%.
Biểu đồ 2.4.Tỷ trọng cơ cấu dư nợ tín dụng doanh nghiệp của ngân hàng theo thời hạn qua 3 năm 2012 – 2014
Nguồn: phòng Tín dụng của chi nhánh NHNo&PTNT Bình Thuận
Đây là một tỷ trọng an toàn vì cho vay ngắn hạn có rủi ro thấp hơn cho vay trung và dài hạn.Kết quả này chứng tỏ ngân hàng có các chính sách khuyến khích các doanh nghiệp trong tỉnh đến vay vốn để phát triển và mở rộng hoạt động kinh doanh. Cụ thể là tình hình lãi suất trong giai đoạn 2012-2014 có xu hướng giảm, cụ thể là năm 2012 lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa là 13%, đến năm 2013 ngân hàng Nhà nước quy định áp trở
74.36% 25.64% Năm 2012 75.10% 24.90% Năm 2013 85.03% 14.97% Năm 2014 Ngắn hạn Trung và dài hạn
lại trần lãi suất cho vay ngắn hạn đối đa của của tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với 5 lĩnh vực ưu tiên: nông nghiệp, nông thôn; xuất khẩu; công nghiệp hỗ trợ; doanh nghiệp nhỏ và vừa; doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao giảm 11%/năm xuống 10%/năm. So với cuối năm 2012, lãi suất cho vay trung và dài hạn của các TCTD trên địa bàn giảm từ 2-3% nên dư nợ cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp trung và dài hạn tăng 22,22%.
Đến năm 2014 thì tổng dư nợ cho vay của doanh nghiệp giảm còn 4,18% so với năm 2013, đạt 2.752 tỷ đồng, trong đó cho vay ngắn hạn đạt 2.340tỷ đồng tăng 8,48%, dư nợ cho doanh nghiệp vay trung và dài hạn chỉ đạt 412 tỷ đồng, giảm mạnh 42,38% so với năm 2013. Tỷ trọng dư nợ cho doanh nghiệp vay trung và dài hạn giảm xuống còn 14,97%, và vay ngắn hạn chiếm 85,03%. Do trong năm 2014, NHNN tiếp tục giảm lãi suất cho vay bằng đồng Việt Nam. Lãi suất cho vay ngắn hạn của năm 2014 tối đa là 7%, vì vậy dư nợ cho vay ngắn hạn tăng 8,48%. Lãi suất cho vay trung và dài hạn từ 8,5%/năm – 10%/ năm, tuy nhiên do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế vẫn còn tác động đến các doanh nghiệp của địa phương làm các doanh nghiệp thu hẹp quy mô sản xuất, chỉ đầu tư đầu tư các dự án nhỏ, ngắn hạn, hạn chế các dự án lớn nhằm tránh tổn thất lớn cho công ty. Nên tỷ lệ cho vay trung và dài hạn giảm 8,48% so với năm 2013.
2.3.1.2. Tín dụng doanh nghiệp theo loại hình doanh nghiệp
Công ty trách nhiệm hữu hạn có dư nợcho vay chiếm tỷ trong cao nhất trong các loại hình doanh nghiệp mà ngân hàng cho vay, năm 2012 công ty TNHH chiếm 64,85% trong tổng dư nợ cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp. Dư nợ cho vay của công ty TNHH là 1.706 tỷ đồng vào năm 2013, tăng 226 tỷ đồng so với năm 2012, nhưng tỷ trọng giảm xuống còn 59,40%. Đến năm 2014 tỷ trọng của loại hình doanh nghiệp này giảm xuống tiếp còn 59,38%, và dư nợ cho vay đạt 1.634 tỷ đồng, giảm 4.22% so với năm 2013. Đây là loại hình doanh nghiệp phổ biến tại địa phương, nên trong năm 2013 ngân hàng có nhiều chính sách duy trì công tác tín dụng với các công ty TNHH, vì vậy tỷ lệ này tăng 15,27% so với năm 2012. Nhưng đến năm 2014, tình hình kinh tế địa phương khó khăn, các công ty giảm quy mô hoạt động lại, ít vay của ngân hàng nên tỷ lệ này giảm xuống.
Bảng 2.3. Tình hình hoạt động tín dụng doanh nghiệp theo loại hình doanh nghiệp của ngân hàng qua 3 năm 2012 – 2014
ĐVT: tỷ đồng Năm Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 So sánh (%) 2013/2012 2014/2013 Công ty cổ phần 359 665 617 85,24% -7,22% Công ty TNHH 1.480 1.706 1.634 15,27% -4,22%
Doanh nghiệp tư nhân 434 491 492 13,13% 0,20%
Doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài 9 10 9 11,11% -10,00%
Tổng 2.282 2.872 2.752 25,85% -4,18% Nguồn: phòng Tín dụng của chi nhánh NHNo&PTNT Bình Thuận
Biểu đồ 2.5.Tỷ trọng cơ cấu dư nợ tín dụng doanh nghiệp của ngân hàng theo loại hình doanh nghiệpqua 3 năm 2012 – 2014
15.73% 64.86% 19.02% 0.39% Năm 2012 23.15% 59.40% 17.10% 0.35% Năm 2013
Nguồn: phòng Tín dụng của chi nhánh NHNo&PTNT Bình Thuận
Doanh nghiệp tư nhân có tình hình vay vốn khá ổn định. Năm 2014, dư nợcho vay của DNTN là 492 tỷ đồng, tăng nhẹ 0,20% so với dư nợ đạt 491 tỷ đồng vào năm 2013, trong khi đó, dư nợ cho vay năm 2013 tăng 13,13% so với 2012, tương ứng với khoản dư nợ tăng 57 tỷ đồng. Cơ cấu tỷ trọng của DNTN qua 3 năm lần lượt là 19,02% vào năm 2012, 17,10% vào năm 2013 và năm 2014 là 17,87%. Hầu như các DNTN trong địa