Nợ xấu tín dụng doanh nghiệp theo loại hình doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích tình hình hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh bình thuận giai đoạn 2012 2014​ (Trang 49 - 51)

Bảng 2.6. Tình hình nợ xấu tín dụng doanh nghiệp theo loại hình doanh nghiệp của ngân hàng qua 3 năm 2012 – 2014

ĐVT: tỷ đồng Năm Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 So sánh (%) 2013/2012 2014/2013 Công ty cổ phần 0 0 7,7 0% 100% Công ty TNHH 28,0 27,2 3,4 -2,86% -87,50%

Doanh nghiệp tư nhân 1,8 11,4 3,5 533,33% -69,30%

DN có vốn Đ.T N.Ngoài 0 0 0 0% 0%

Tổng 29,8 38,6 14,6 29,53% -62,18% Nguồn: phòng Tín dụng của chi nhánh NHNo&PTNT Bình Thuận

Qua bảng số liệu ta thấy nợ xấu tín dụng doanh nghiệp theo loại hình doanh nghiệp qua các năm không ổn định. Công ty cổ phần không có nợ xấu vào hai năm 2012 và 2013, nhưng đến năm 2014 nợ xấu là 7,7 tỷ đồng, chiếm 52,74% trong cơ cấu nợ xấu tín dụng doanh nghiệp. Công ty cổ phần có nguồn vốn khá ổn định từ việc phát hành cổ phần củ công ty, vì vậy CTCP có nguồn trả nợ từ khoản mục lợi nhuận giữ lại nên ít khi để cho vốn vay của ngân hàng chuyển sang nợ xấu, do đó năm 2012 và 2013, các công ty này không có nợ xấu. Tuy nhiên, đến năm 2014 hoạt động kinh doanh các công ty này chịu ảnh hưởng nhiều của cuộc khủng hoảng kinh tế, các CTCP giảm đi vay lại và nợ xấu cũng tăng lên.

Biểu đồ 2.8.Tỷ trọng cơ cấu nợ xấu tín dụng doanh nghiệp của ngân hàng theo loại hình doanh nghiệp qua 3 năm 2012 – 2014

Nguồn: phòng Tín dụng của chi nhánh NHNo&PTNT Bình Thuận

Công ty TNHH có nợ xấu giảm dần qua các năm, đây cũng là loại hình doanh nghiệp chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu nợ xấu tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng. Cụ thể là năm 2012 nợ xấu là 28 tỷ đồng, chiếm đến 93,96% trong tổng nợ xấu đối với doanh nghiệp, đó là do dư nợ cho vay của công ty TNHH có tỷ trọng cao nên tỷ trọng nợ xấu cũng cao theo. Nhưng đến năm 2013 nợ xấu còn 27,2 tỷ đồng, giảm 2,86% so với năm 2012, chiếm tỷ trọng là 70,47%, mặc dù dư nợ cho vay của công ty TNHH tăng nhưng nợ xấu lại giảm là do các công ty TNHH dần ổn định hoạt động kinh doanh và sản xuất có lợi nhuận trở lại, nên trả được nợ cho ngân hàng, giảm nợ xấu còn tồn đọng trong năm trước. Nợ xấu năm 2014 của công ty TNHH là 3,4 tỷ đồng, giảm 87,50% so với năm 2013, trong đó tỷ trọng cơ cấu nợ xấu chỉ còn chiếm 23,29% trong cơ cấu nợ xấu tín

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 0% 0% 52.74% 93.96% 70.47% 23.29% 6.04% 29.53% 23.97% 0% 0% 0% % DN có 100% vốn Đ.T N.Ngoài DNTN Công ty TNHH Công ty CP

dụng doanh nghiệp, tất cả là nhờ vào ban giám đốc của công ty TNHH tiếp tục duy trì tình hình hoạt động của công ty như năm 2013.

Doanh nghiệp tư nhân có tình hình nợ xấu không ổn định qua các năm. Nợ xấu năm 2013 là 11,4 tỷ đồng, tăng gấp 6,33 lần so với năm 2012, nhưng chỉ chiếm tỷ trọng là 29,53% trong cơ cấu nợ xấu tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp. Nguyên nhân là do cuộc suy thoái kinh tế thế giới vẫn còn ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tại địa phương nên nợ xấu tăng mạnh. Sang năm 2014, nợ xấu của DNTN là 3,5 tỷ đồng, giảm 69,30% so với năm 2013. Do nợ xấu tăng quá nhiều vào năm 2013, nên trong năm 2014 hầu như các DNTN hạn chế đi vay thêm và cố gắng hoàn trả khoản nợ đã chuyển thành nợ xấu vào năm 2013. Nhờ vào nỗ lực rất lớn của giám đốc các DNTN mà tỷ lệ nợ xấu năm 2014 giảm đi đáng kể, tỷ trọng nợ xấu cũng giảm còn 23,97%.

Nợ xấu của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài qua các năm đều không có là nhờ vào chính sách hỗ trợ của công ty mẹ, trụ sở chính đặt tại nước ngoài. Ngoài ra, trước khi thâm nhập và quyết định hoạt động tại Việt Nam, các công ty nước ngoài đã tìm hiểu và nghiên cứu thị trường trong nước nên các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hầu như không có nợ xấu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích tình hình hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh bình thuận giai đoạn 2012 2014​ (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)