Đây là giai đoạn phát triển nhanh của nền kinh tế Việt Nam nói chung và Bình Thuận nói riêng, đặc biệt là sau khi Việt Nam gia nhập WTO (Tổ chức Thương mại Thế giới), kéo theo nhu cầu về vốn vay và sử dụng các dịch vụ ngân hàng của các doanh nghiệp ngày càng tăng. Với sự phát triển nhanh về du lịch, Bình Thuận được nhiều NHTM cổ phần quan tâm và mở chi nhánh, phòng giao dịch nhằm tìm kiếm cơ hội kinh doanh và mở rộng mạng lưới hoạt động. Nhiều chi nhánh, phòng giao dịch trong giai đoạn này lần lượt ra đời, cho đến nay trên địa bàn tỉnh Bình Thuận có sự hiện diện của 17 NHTM, 1 NH phát triển, 1 NHCSXH, 25 quỹ tín dụng nhân dân, với 95 điểm giao dịch. Trong đó,NHNo&PTNT có 22 điểm giao dịch, cùng với sự lãnh đạo sang suốt của ban giám đốc NHNo&PTNT hội sở tỉnh Bình Thuận về chính sách huy động vốn và khuyến khích người dân và các doanh nghiệp trên toàn tỉnh vay vốn với lãi suất cố định tại thời điểm ký kết hợp đồng nên khả năng cạnh tranh của Agribank với các ngân hàng khác trong toàn tỉnh là ổn định.
Cụ thể là năm 2014, Agribank có dư nợ cho vay doanh nghiệp chiếm 32,79% trong tổng dư nợ cho vay của doanh nghiệp trong toàn tỉnh, tương đương với 2.751 tỷ đồng, do chi nhánh của Agibank có mặt hầu như khắp các huyện trong tỉnh nên chiếm lợi thế cao so với các doanh nghiệp trên cùng địa bàn. Bên cạnh đó, lượng khách hàng đến với Agribank là 401 khách hàng so với 1.157 khách hàng đi vay vốn trong tỉnh Bình Thuận, chiếm 34,66%, cho thấy lượng khách hàng trong tỉnh đến với ngân hàng là đáng kể, ngân
hàng cần có những sản phẩm dịch vụ tốt nhằm giữ lượng khách hàng tiếp tục giao dịch cũng như tiềm kiếm khách hàng tiềm năng trong tương lai.