Bảng 2.4. Tình hình hoạt động tín dụng doanh nghiệp theo mục đích cho vay của ngân hàng qua 3 năm 2012 – 2014
ĐVT: tỷ đồng Năm Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh (%) 2012/2011 2013/2012
Nông, lâm, ngư nghiệp 245 327 356 33,47% 8,87%
Công nghiệp 834 955 1.024 14,51% 7,23%
Xây dựng 101 144 183 42,57% 27,08%
Dịch vụ, thương mại 880 1.407 1.185 59,89% -15,78%
Các ngành nghề khác 222 39 4 -82,43% -89,74%
Tổng 2.282 2.872 2.752 25,85% -4,18% Nguồn:phòng Tín dụng của chi nhánh NHNo&PTNT Bình Thuận
Qua bảng số liệu, ta thấy dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp theo mục đích cho vay đều tăng trưởng ổn định và ít biến động qua 3 năm. Về nông, lâm, ngư nghiệp, năm 2011 dư nợ cho vay là 245 tỷ đồng, chiếm 10,74% tổng dư nợ cho doanh nghiệp vay. Năm 2012, dư nợ cho vay của doanh nghiệp thuộc nhóm nông, lâm, ngư nghiệp đạt 327 tỷ đồng, tăng 33,47% so với năm 2011, mặc dù tỷ trọng của chỉ tiêu này chỉ chiếm 11,39%. Đến năm 2014, tỷ trọng này tăng lên 12,94% nhưng so với năm 2013
tỷ lệ tăng trưởng chỉ tăng 8,87%, tương ứng với là 356 tỷ đồng. Agribank là ngân hàng của Nhà nước chuyên hỗ trợ các hộ nông dân cũng như các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, vì vậy Agibank luôn có các chính sách ưu đãi hỗ trợ cho các doanh nghiệp hoạt động trong ngành nông, lâm, ngư nghiệp. Do đó, dư nợ cho vay của nhóm khách hàng này luôn tăng qua các năm.
Biểu đồ 2.6.Tỷ trọng cơ cấu dư nợ tín dụng doanh nghiệp của ngân hàng theo mục đích cho vayqua 3 năm 2012 – 2014
Nguồn:phòng Tín dụng của chi nhánh NHNo&PTNT Bình Thuận
Dư nợ cho vay ngành công nghiệp chiếm một tỷ lệ khá cao trong tổng dư nợ cho vay của doanh nghiệp và tăng khá ổn định qua các năm. Cụ thể là, năm 2013 tỷ trọng của
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
10.74% 11.39% 12.94% 36.55% 33.25% 37.21% 4.43% 5.01% 6.65% 38.56% 48.99% 43.06% 9.72% 1.36% 0.14% % Các ngành nghề khác Dịch vụ, thương mại Xây dựng Công nghiệp
chỉ tiêu này chiếm một tỷ lệ là 33,25% và tăng lên 37,21% vào năm 2014. Trong đó, dư nợ cho vay là 955 tỷ đồng vào năm 2013, tăng 14,51% so với năm 2012 và đạt 1.024 tỷ đồng vào năm 2014, tương ứng tăng một khoản 69 tỷ đồng. Nhờ vào các chính sách của UBND tỉnh Bình Thuận ban hành các chính sách khuyến khích đầu tư, giải quyết nhanh các thủ tục cho nhà đầu tư, cấp đất, giao đất hạn chế khó khăn về năng lực tài chính, công nghệ lạc hậu, mặt bằng lãi suất lớn… mở rộng KCN Hàm Kiệm và xây dựng thêm KCN Tuy Phong, Hàm Tân, Sơn Mỹ… Vì vậy, dư nợ cho vay ngành công nghiệp chiếm một tỷ trọng ổn định qua các năm.
Bên cạnh đó, dư nợ cho vay của nghành xây dựng chỉ chiếm một phần nhỏ trong cơ cấu dư nợ cho vay của ngân hàng, nhưng tỷ lệ cho vay ở nhóm ngành xây dựng tăng cao và ổn định qua các năm. Cụ thể là từ 101 tỷ đồng năm 2012 và tăng lên 144 tỷ đồng vào năm 2013, trong vòng một năm mà dư nợ cho vay tăng 43 tỷ đồng, tương ứng tăng 1,43 lần. Năm 2014 dư nợ cho vay là 183 tỷ đồng, tăng 27,08% so với năm 2013 và chiếm tỷ trọng là 6,65% trong tổng dư nợ cho vay doanh nghiệp ngành xây dựng.
Dịch vụ, thương mại là ngành nghề chiếm tỷ trọng cao nhất trong các loại nghành kinh doanh mà ngân hàng cho vay. Năm 2013, dư nợ cho vay là 1.407 tỷ đồng, tăng 59,89% so với năm 2012 và chiếm 38,56% trong tổng dư nợ cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp. Đến năm 2014, tỷ trọng này giảm xuống còn 43,06% nhưng nhóm dịch vụ, thương mại vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất ngành, dư nợ cho vay là 1.185 tỷ đồng, giảm 15,78% so với năm 2013.
Các ngành nghề khác có dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp khách hàng ngày càng giảm và chiếm một tỷ trọng thấp trong cơ cấu nghành. Dư nợ cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp là 222 tỷ đồng vào năm 2012 rồi giảm xuống còn 39 tỷ đồng vào năm 2013, tương ứng với tỷ lệ giảm 82,43%. Năm 2014, tỷ lệ này giảm tiếp tục 89,74% với dư nợ cho vay đạt 4 tỷ đồng. Tỷ trọng của dư nợ cho vay của các ngành nghề khác giảm qua các năm, cụ thể là năm 2012 tỷ trọng là 9,72%, rồi giảm còn 1,36% vào năm 2013 và tiếp tục giảm còn 0,14% vào năm 2014.