Nội dung quản lý hoàn thuế GTGT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoàn thuế giá trị gia tăng tại cục thuế thành phố hà nội​ (Trang 26)

1.2.4.1. Xác định đối tượng và các trường hợp được khấu trừ thuế GTGT

Theo quy định của pháp luật về thuế GTGT hiện hành thì đối tượng sau đây sẽ được khấu trừ thuế GTGT: hiện đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, hoá đơn, chứng từ và đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế, cụ thể đối với các trường hợp sau:

- Thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng được khấu trừ toàn bộ;

- Thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hóa, dịch vụ sử dụng đồng thời cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế và không chịu thuế thì chỉ được khấu trừ số thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng.

- Thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng thì không được khấu trừ, trừ trường hợp pháp luật quy định.

- Thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ mà cơ sở kinh doanh mua vào để sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ cung cấp cho tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế để viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại quy định Luật Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ toàn bộ.

- Thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển mỏ dầu khí được khấu trừ toàn bộ.

- Thuế giá trị gia tăng đầu vào phát sinh trong tháng nào được kê khai, khấu trừ khi xác định số thuế phải nộp của tháng đó.

- Số thuế giá trị gia tăng đầu vào không được khấu trừ, cơ sở kinh doanh được hạch toán vào chi phí để tính thuế thu nhập doanh nghiệp hoặc tính vào nguyên giá của tài sản cố định.

Đối tƣợng và các trƣờng hợp đƣợc hoàn thuế

Luật thuế GTGT quy định rằng, việc hoàn thuế chỉ quyết định đối với các doanh nghiệp thực hiện nộp thuế theo phương pháp khấu trừ, không phải bất cứ doanh nghiệp nào cũng được xét hoàn thuế, mà chỉ có doanh nghiệp kê khai và nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế mới được xét hoàn thuế. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào thực hiện nộp thuế theo phương pháp khấu trừ đều được hoàn thuế, mà những doanh nghiệp có số thuế đầu vào lớn hơn số thuế đầu ra sẽ được xét hoàn thuế theo đúng quy định của luật thuế GTGT. Theo quy định của luật thuế GTGT thì các trường hợp sau sẽ được xét hoàn thuế:

- Cơ sở kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế được hoàn thuế giá trị gia tăng nếu trong ba tháng liên tục trở lên có số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ hết.

- Cơ sở kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu tư đã đăng ký kinh doanh, đăng ký nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ, hoặc dự án tìm kiếm thăm dò và phát triển mỏ dầu khí đang trong giai đoạn đầu tư, chưa đi vào hoạt động, nếu thời gian đầu tư từ 01 năm trở lên thì được hoàn thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho đầu tư theo từng năm.

- Cơ sở kinh doanh đang hoạt động (trừ các doanh nghiệp hạch toán toàn ngành) thuộc đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ có dự án đầu tư cơ sở sản xuất mới thành lập tại địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác với tỉnh, thành phố nơi đóng trụ sở chính, đang trong giai đoạn đầu tư chưa đi vào hoạt động, chưa đăng ký kinh doanh, chưa đăng ký thuế, nếu có số thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ mua vào sử dụng cho đầu tư từ 200 triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế giá trị gia tăng.

- Cơ sở kinh doanh trong tháng có hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu có số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ từ 200 triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế giá trị gia tăng theo tháng.

- Cơ sở kinh doanh quyết toán thuế khi chia, tách, giải thể, phá sản, chuyển đổi sở hữu; giao, bán, khoán, cho thuê doanh nghiệp nhà nước có số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ hết hoặc có số thuế giá trị gia tăng nộp thừa.

- Hoàn thuế giá trị gia tăng đối với các chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) không hoàn lại hoặc viện trợ không hoàn lại, viện trợ nhân đạo.

- Đối tượng được hưởng ưu đãi miễn trừ ngoại giao theo quy định của Pháp lệnh về Ưu đãi miễn trừ ngoại giao mua hàng hóa, dịch vụ tại Việt Nam

để sử dụng được hoàn thuế giá trị gia tăng đã trả ghi trên hóa đơn giá trị gia tăng hoặc trên chứng từ thanh toán ghi giá thanh toán đã có thuế giá trị gia tăng

- Cơ sở kinh doanh có quyết định xử lý hoàn thuế của cơ quan có thẩm theo quy định của pháp luật.

- Tổ chức ở Việt Nam sử dụng tiền viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại của các tổ chức, cá nhân nước ngoài để mua hàng hóa tại Việt Nam thì được hoàn lại tiền thuế GTGT đã trả ghi trên hóa đơn GTGT khi mua hàng.

1.2.4.2.Triển khai quy trình hoàn thuế GTGT

Thủ tục khấu trừ thuế GTGT đầu vào:

Điều kiện để được khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào được pháp luật hiện hành quy định như sau: Có hóa đơn giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ mua vào; Có chứng từ thanh toán qua ngân hàng đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào;

Đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, ngoài 2 điều kiện nêu trên còn phải đáp ứng đủ 2 điều kiện: Có hợp đồng bán, gia công hàng hóa xuất khẩu; Có chứng từ thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu qua ngân hàng.

Quy định về khấu trừ thuế GTGT đầu vào:

- Thuế đầu vào của hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh của hàng hóa dịch vụ chịu thuế GTGT thì được khấu trừ toàn bộ

- Thuế đầu vào của hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất kinh doanh của hàng hóa dịch vụ chịu thuế GTGT và không chịu thuế GTGT thì chỉ được khấu trừ số thuế đầu vào của hàng hóa, dịch vụ chịu VAT

- Thuế đầu vào phát sinh trong tháng nào được kê khai, khấu trừ khi xác định số thuế phải nộp của tháng đó. Riêng đối với tài sản cố định, nếu có số thuế đầu vào được khấu trừ lớn thì được khấu trừ dần hoặc được hoàn thuế theo quy định của chính phủ

- Trong trường hợp cơ sở sản xuất, chế biến mua nông, lâm, thủy sản chưa qua chế biến của người sản xuất mà không có hóa đơn GTGT thì được khấu trừ theo tỷ lệ phần trăm tính trên giá nông, lâm, thủy sản mua vào.

- Hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT mua của cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp trên GTGT có hóa đơn bán hàng

Căn cứ để xác đinh số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ là: Số thuế GTGT ghi trên hóa đơn GTGT khi mua hàng hóa, dịch vụ hoặc chứng từ nộp thuế GTGT đối với hàng hóa nhập khẩu. Đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào không có hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn không ghi khoản thuế GTGT thì không được khấu trừ

Thủ tục hoàn thuế GTGT

Doanh nghiệp xin hoàn thuế phải hoàn thành nghĩa vụ thuế của mình, đồng thời có số thuế GTGT đầu vào lớn hơn thuế GTGT đầu ra. Hàng hóa, dịch vụ bán ra phải là những hànghóa, dịch vụ chịu thuế GTGT. Điều đó có nghĩa rằng những hàng hóa, dịch vụ này phải không rơi vào một trong các trường hợp được quy định tại Điều 5 luật thuế GTGT năm 2008.

Hàng hóa, dịch vụ bán ra phải là những hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT và phải gắn liền với quá trình tạo nên hàng hóa, dịch vụ bán ra.

Hồ sơ hoàn thuế

Việc hoàn thuế GTGT là việc cơ quan thuế trả lại số tiền thuế doanh nghiệp đã nộp trước đó. Chính vì vậy, để nguồn NSNN trả lại đúng, thì các đối tượng được xét hoàn thuế đều phải lập hồ sơ xin hoàn thuế. Hồ sơ hoàn thuế được quy định như sau:

Đối với trường hợp trong ba tháng liên tục có số thuế đầu vào chưa được khấu trừ hết, hoặc đối với trường hợp đang trong giai đoạn đầu tư chưa có thuế giá trị gia tăng đầu ra, hoặc bù trừ số thuế GTGT của hàng hóa, dịch

vụ mua vào sử dụng cho dự án đầu tư: Bản kê khai thuế GTGT của hoạt động sản xuất kinh doanh; Giấy đề nghị hoàn trả khoản thu NSNN.

Hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng đối với trường hợp xuất khẩu:

Thứ nhất, trường hợp xuất khẩu thanh toán bằng tiền: Giấy đề nghị hoàn trả khoản thu NSNN; Bảng kê hồ sơ xuất nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ; Biên bản thanh lý hợp đồng hoặc Biên bản đối chiếu công nợ định kỳ; Văn bản xác nhận của bên nhận uỷ thác xuất khẩu kèm theo bảng kê chi tiết.

Thứ hai, trường hợp xuất khẩu thanh toán bằng hàng: Giấy đề nghị hoàn trả khoản thu NSNN; Bảng kê hồ sơ xuất nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ; Văn bản xác nhận của bên nhận uỷ thác xuất khẩu.

Thứ ba, trường hợp xuất khẩu tại chỗ: Giấy đề nghị hoàn trả khoản thu NSNN; Bảng kê hồ sơ xuất nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ; Văn bản xác nhận của bên nhận uỷ thác xuất khẩu.

Thứ tư, trường hợp hàng hoá gia công chuyển tiếp: Giấy đề nghị hoàn trả khoản thu NSNN; Bảng kê hồ sơ xuất nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ; Văn bản xác nhận của bên nhận uỷ thác xuất khẩu.

Thứ năm, trường hợp hàng hoá xuất khẩu để thực hiện dự án đầu tư ra nước ngoài: Giấy đề nghị hoàn trả khoản thu NSNN; Bảng kê hồ sơ xuất khẩu hàng hoá đầu tư ra nước ngoài; Văn bản xác nhận của bên nhận uỷ thác xuất khẩu.

Hoàn thuế GTGT đối với dự án ODA:

Thứ nhất, đối với Chủ dự án và Nhà thầu chính: Giấy đề nghị hoàn trả khoản thu NSNN; Bảng kê hoá đơn, chứng từ hàng hoá dịch vụ mua vào; Quyết định của cấp có thẩm quyền; Xác nhận của cơ quan chủ quản dự án ODA.

Thứ hai, đối với Văn phòng dự án ODA: Giấy đề nghị hoàn trả khoản thu NSNN; Bảng kê hoáđơn, chứng từ hàng hoá dịch vụ mua vào; Văn bản thoả thuận giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam với Nhà tài trợ.

Hoàn thuế đối với tổ chức Việt Nam sử dụng tiền viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại: Giấy đề nghị hoàn trả khoản thu NSNN; Bảng kê hoá đơn, chứng từ hàng hoá dịch vụ mua vào; Quyết định phê duyệt các khoản viện trợ; Văn bản xác nhận của Bộ Tài.

Hoàn thuế GTGT đối với đối tượng hưởng ưu đãi miễn trừ ngoại giao: Giấy đề nghị hoàn trả khoản thu NSNN; Bảng kê thuế GTGT; Bản gốc kèm theo 2 bản chụp hoá đơn GTGT.

Hoàn thuế GTGT đối với thiết bị, máy móc, phương tiện vận tải chuyên dùng: Giấy đề nghị hoàn trả khoản thu NSNN; Bảng kê hồ sơ xuất nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ.

Hóa đơn, chứng từ hoàn thuế GTGT

Theo quy định tại các Điểm 1, 2, 3, 4, 5 và 6 của Điều 15, Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ quy định:

1. Khi bán hàng hóa, dịch vụ người bán phải lập hóa đơn. Khi lập hóa đơn phải ghi đầy đủ nội dung theo quy định tại Nghị định này.

2. Hóa đơn phải được lập theo thứ tự số nhỏ đến số lớn. Bộ Tài chính quy định thứ tự lập hóa đơn đối với trường hợp nhiều cơ sở của cùng đơn vị kế toán sử dụng chung một loại hóa đơn có cùng tên, cùng ký hiệu.

3. Ngày lập hóa đơn là ngày người bán và người mua làm thủ tục ghi nhận hàng hóa, dịch vụ đã được chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng. Các trường hợp pháp luật quy định chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký thì ngày lập hóa đơn là ngày bàn giao hàng hóa.

Trường hợp giao hàng nhiều lần hoặc bàn giao từng hạng mục, công trình dịch vụ thì mỗi lần giao hàng hoặc bàn giao đều phải lập hóa đơn cho khối lượng, giá trị hàng hóa, dịch vụ được giao tương ứng.

4. Trường hợp bán hàng qua điện thoại, qua mạng; bán hàng hóa, dịch vụ cùng lúc cho nhiều người tiêu dùng, khi lập hóa đơn người bán hoặc người mua không phải ký tên theo quy định của Bộ Tài chính.

5. Hóa đơn điện tử được lập xong sau khi người bán và người mua đã ký xác nhận giao dịch đã được thực hiện theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.

6. Bộ Tài chính quy định việc lập hóa đơn đối với các trường hợp cụ thể khác".

Quy trình và thời hạn giải quyết hoàn thuế GTGT

Nhằm thống nhất thủ tục hành chính trong các quy định của pháp luật thuế, Luật quản lý thuế về hoàn thuế, ngày 14/10/2009, Tổng cục Thuế đã ban hành Quyết định số 1458/QĐ-TCT về Quy trình hoàn thuế áp dụng giải quyết đối với hoàn thuế GTGT theo quy định của Luật thuế GTGT bao gồm công việc cụ thể gồm:

1. Đối tượng nộp thuế lập và gửi hồ sơ đề nghị hoàn thuế:

Đối tượng nộp thuế lập hồ sơ theo quy định để đề nghị hoàn thuế và gửi đến cơ quan thuế trực tiếp quản lý thu. Phòng quản lý thu sẽ có trách nhiệm giải đáp các vướng mắc về thủ tục lập hồ sơ đề nghị hoàn thuế

2. Tiếp nhận hồ sơ:

- Phòng hành chính tiếp nhận hồ sơ và ghi sổ, đóng dấu theo quy định - Chuyển hồ sơ về phòng quản lý thu ( kê khai )

3. Kiểm tra hồ sơ, xác định số thuế được hoàn - Phòng quản lý thu tiến hành kiểm tra hồ sơ:

+ Hồ sơ hoàn thuế đầy đủ theo quy định

+ Chỉ tiêu trong hồ sơ đầy đủ và đúng quy định + Đúng đối tượng và trường hợp được hoàn thuế

- Kiểm tra, xác định số thuế hoàn trả: đối với trường hợp hoàn thuế có đầy đủ hồ sơ, đầy đủ căn cứ pháp lý, xác định số thuế được hoàn căn cứ vào các tài liệu sau:

+ Kiểm tra số liệu hoàn thuế

+ Đối chiếu trong hồ sơ với số liệu cơ quan thuế đang quản lý về các chỉ tiêu kê khai tháng có liên quan, số thuế đã nộp, số thuế còn phải nộp

+ Kiểm tra, tính toán cụ thể số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ

- Sau khi xác định số thuế được hoàn, lập phiếu trình lãnh đạo về hoàn thuế cho doanh nghiệp với nội dung

+ Hoàn thuế cho đối tượng nào + Số thuế đơn vị đề nghị hoàn

+ Số thuế hoàn trả cho đơn vị theo kết quả kiểm tra dự thảo quyết định kèm theo phiếu trình lãnh đạo cục thuế

4. ãnh đạo duyệt:

ãnh đạo xem xét, duyệt các trường hợp được hoàn và ký quyết định hoàn thuế

5. Gửi và lưu các quyết định hoàn thuế

Phòng hành chính sao chép quyết định hoàn thuế thành 3 bản, đóng dấu, lấy số công văn và gửi:

+ 1 bản cho đối tượng nộp thuế. + 1 bản cho kho bạc tỉnh, thành phố

+ 1 bản gửi phòng kê khai – kế toán thuế để theo dõi việc thực hiện hoàn thuế. Sau đó lưu vào hồ sơ đối tượng nộp thuế. Thời hạn giải quyết hoàn thuế khi nhận hồ sơ của đối tượng nộp thuế là 15 ngày

6. Lập danh sách đối tượng nộp thuế được hoàn thuế

Sau khi có quyết định hoàn thuế, phải lập mẫu 08 chuyển danh sách kết quả hoàn thuế cho phòng kế hoạch

7. Kho bạc hoàn thuế

Trong thời hạn 05 ngày, kể từ khi nhận quyết định hoàn thuế của cơ quan thuế, kho bạc thực hiện thủ tục hoàn thuế, lập chứng từ và gửi bản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoàn thuế giá trị gia tăng tại cục thuế thành phố hà nội​ (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)