Đặc điểm kinh tế xã hội thành phố Hà Nội và cơ cấu tổ chức bộ máy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoàn thuế giá trị gia tăng tại cục thuế thành phố hà nội​ (Trang 55)

2.2.2. Phương pháp thống kê, mô tả

3.1. Đặc điểm kinh tế xã hội thành phố Hà Nội và cơ cấu tổ chức bộ máy

Cục thuế Hà Nội

3.1.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội

Vị trí địa lý và dân số

Hà Nội là Thủ đô của Việt Nam, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa và khoa học công nghệ của cả nước. Với vị trí địa lý nằm chếch về phía tây bắc của trung tâm của vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng,Hà Nội có vị trí từ 20°53' đến 21°23' vĩ độ Bắc và 105°44' đến 106°02' độ kinh Đông, tiếp giáp với các tỉnh Thái Nguyên, Vĩnh Phúc ở phía Bắc, Hà Nam, Hòa Bình ở phía Nam, Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng Yên ở phía Đông, Hòa Bình, Phú Thọ ở phía Tây, Hà Nội cách cảng Hải Phòng 120 km. Hà Nội có một vị thế thuận lợi đểtrở thành nơi giao lưu thương mại trong nước và quốc tế.

Địa hình Hà Nội thấp dần theo hướng từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông với độ cao trung bình từ 5 đến 20 mét so với mực nước biển. Đồi núi tập trung ở phía bắc và phía tây thành phố. Nhờ phù sa bồi đắp, ba phần tư diện tích tự nhiên của Hà Nội là đồng bằng, nằm ở hữu ngạn sông Đà, hai bên sông Hồng và chi lưu các con sông khác. Phần diện tích đồi núi phần lớn thuộc các huyện Sóc Sơn, Ba Vì, Quốc Oai, Mỹ Đức, với các đỉnh núi cao như Ba Vì (1.281 m), Gia Dê (707 m), Chân Chim (462 m), Thanh anh (427 m), Thiên Trù (378 m)... Khu vực nội thành có một số gò đồi thấp, như gò Đống Đa, núi Nùng.

Hà Nội hiện là thành phố lớn nhất Việt Nam với diện tích 3328,9km 2 , đồng thời cũng là địa phương đứng thứ nhì về dân số với 7.742.200 người (năm 2017)

Chính trị

Hà Nội là một trong năm thành phố trực thuộc Trung ương của Việt Nam, cùng với Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng và Cần Thơ. Riêng Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh còn được xếp vào đô thị loại đặc biệt, thỏa mãn các tiêu chuẩn như tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động trên 90%, quy mô dân số trên 5 triệu, mật độ dân số bình quân từ 15.000 người/km² trở lên, cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh.

Cũng như các tỉnh và thành phố khác của Việt Nam, Hội đồng nhân dân Thành phố Hà Nội do người dân thành phố trực tiếp bầu lên, là cơ quan quyền lực nhà nước ở thành phố. Hội đồng nhân dân Hà Nội hiện nay, nhiệm kỳ 2016-2021, gồm 105 đại biểu.

Về phía Đảng ủy, Ban chấp hành Đảng bộ Thành phố Hà Nội (hay thường gọi tắt là Thành ủy Hà Nội) là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng bộ Thành phố Hà Nội giữa hai kỳ đại hội đại biểu của Đảng bộ Thành phố. Ban chấp hành Đảng bộ Hà Nội khóa XVI nhiệm kỳ 2015 - 2020 gồm có 74 người, bầu ra Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội 2015 - 2020 gồm 16 ủy viên.

Hành chính

Sau những thay đổi về địa giới và hành chính năm 2008, tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2015, Hà Nội hiện có 30 đơn vị hành chính cấp huyện – gồm 12 quận, 17 huyện, 1 thị xã – và 584 đơn vị hành chính cấp xã – gồm 386 xã, 177 phường và 21 thị trấn. 51% dân số sống ở đô thị và 49% dân số sống ở nông thôn.

Hình 3.1: Danh sách đơn vị hành chính trực thuộc thành phố Hà Nội

Kinh tế

Năm 2017, năm thứ Hai triển khai Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XVI, kế hoạch 5 năm 2016-2020, Thành phố triển khai thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội với khối lượng công việc rất lớn, nhiều khó khăn, thách thức. Với bộ máy cơ bản đã được kiện toàn, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2017 được triển khai thực hiện với tinh thần đổi mới, sáng tạo, quyết liệt. Kết quả, kinh tế Hà Nội năm 2017 tiếp tục duy trì mức tăng trưởng khá so cùng kỳ năm trước:

Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP - theo giá so sánh) tăng 8,5%; vốn đầu tư phát triển trên địa bàn (giá hiện hành) tăng 10,5%; tổng mức lưu chuyển hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng x. hội tăng 11,3%; kim ngạch xuất khẩu tăng 10,3%; Khách du lịch đến Hà Nội tăng 10%...

 Tổng sản phẩm trên địa bàn;

Ước tính năm 2017, tổng sản phẩm trên địa bàn theo giá so sánh, tăng 8,5% so cùng kỳ năm trước (Tổng cục Thống kê tính tăng 7,3%). Trong đó: Giá trị tăng thêm ngành nông lâm nghiệp thuỷ sản tăng 2% (đóng góp0,06 điểm % vào mức tăng chung của GRDP).

Thủy sản phát triển tốt do thay đổi hình thức nuôi ở trình độ kỹ thuật cao, tuân thủ theo các qui tắc kỹ thuật tác động đếnquá trình phát triển và sinh trưởng của con giống nên cho năng suất cao hơn so với phương pháp nuôi truyền thống, ước năm 2017 sản lượng thủy sản đạt 95.280 tấn, tăng 0,9% so cùng kỳ; Sản lượng gỗ khai thác tăng 46,4% so cùng kỳ.

Giá trị tăng thêm ngành công nghiệp, xây dựng tăng 8,5% (đóng góp 2,6 điểm % vào mức tăng chung). Sản xuất công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2017 vẫn còn gặp nhiều khó khăn, tuy nhiên, các cấp, các cơ quan quản lý nhà nước đã quan tâm chỉ đạo, với những giải pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh

doanh… Phía doanh nghiệp cũng đã nỗ lực rất lớn, chủ động trong sản xuất tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm để đẩy mạnh phát triển sản xuất, tiết giảm chi phí sản xuất, xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại tiêu thụ sản phẩm… Kết quả sản xuất công nghiệp đã chuyển động theo chiều hướng tích cực và đạt mức tăng trưởng khả quan, năm 2017 giá trị tăng thêm ngành công nghiệp tăng 7,3% so cùng kỳ, đóng góp 1,6 điểm % vào mức tăng chung. Các doanh nghiệp xây dựng vẫn giữ được đà phát triển, nhiều dự án phát triển hạ tầng được tập trung thi công, đặc biệt những dự án phát triển hạ tầng, phát triển đô thị đã được chủ đầu tư và các nhà thầu tập trung triển khai thi công ngay từ những ngày đầu năm, góp phần tăng trưởng ngành xây dựng, giá trị gia tăng ngành xây dựng tăng 11,4%, đóng góp 1 điểm % vào mức tăng chung.

Năm 2017, các ngành dịch vụ tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng khá, giá trị tăng thêm ngành dịch vụ tăng 8,7%, đây là nhóm ngành thế mạnh của Hà Nội, luôn có điểm đóng góp cao trong mức tăng chung (đóng góp 4,9 điểm % vào mức tăng chung).

Hình 3.2: Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) TP Hà Nội năm 2016

Nguồn: Cục thống kê Thành phố Hà Nội

Hình 3.3: Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) TP Hà Nội năm 2017

3.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy Cục Thuế Hà Nội

Thực hiện nghị quyết của quốc hội về điều chỉnh địa giới hành chínhthành phố Hà Nội và các tỉnh liên quan, Bộ Tài chính đã ban hành quyết định 1640/TC-QĐ- TCCB ngày 28/07/2008 thành lập Cục thuế TP Hà Nội mới. Vịtrí, chức năng của Cục thuế Hà Nội được quy định cụ thể tại quyết định số108/2010/QĐ-BTC ngày 14 tháng 1 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Hiện nay, Cục thuế Hà Nội có trụ sở tại 187 Giảng Võ – Ba Đình – Hà Nội và G23 Thành Công – Đống Đa – Hà Nội.

Điện thoại: (04)38515469 Fax: (04) 38516033

Website: http://hanoi.gdt.gov.vn

Cục Thuế thành phố Hà Nội là cơ quan hành chính Nhà nước trực thuộc Tổng cục Thuế, có chức năng tổ chức thực hiện công tác quản lý thuế,

phí, lệ phí và các khoản thu khác của Ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố Hà Nội theo quy định của pháp luật. Cục Thuế thành phố Hà Nội thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm theo quy định của Luật quản lý thuế, các luật thuế, các quy định pháp luật có liên quan khác và các nhiệm vụ quyền hạn cụ thể (được quy định tại điều 2 Quyết định số 108/QĐ-BTC ngày

14/01/2010 của Bộ trưởng Bộ Tài chính).

Cục Thuế thành phố Hà Nội được thành lập theo Quyết định số 314 TC/QĐ ngày 21/08/1990 của Bộ Tài chính. Căn cứ Nghị quyết số 15/2008/NQ-QH12 ngày 29/05/2008 của Quốc Hội khóa XII, kỳ họp thứ 3 về việc điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Hà Nội và một số tỉnh liên quan, Bộ Tài chính ban hành Quyết định số 1640/QĐ-BTC ngày 28/7/2008 về việc thành lập Cục Thuế thành phố Hà Nội trực thuộc Tổng cục Thuế trên cơ sở hợp nhất Cục Thuế TP Hà Nội (cũ), Cục Thuế Hà Tây (cũ) và Chi cục Thuế huyện Mê inh.

Qua hơn 28 năm xây dựng và phát triển, Cục Thuế thành phố Hà Nội đã không ngừng vươn lên, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thu ngân sách và là một trong hai Cục Thuế có số thu hàng năm lớn nhất cả nước. Những đóng góp của Cục Thuế thành phố Hà Nội đã góp phần đắc lực vào thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô cũng như của cả nước.

Để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, Cục Thuế thành phố Hà Nội đã không ngừng củng cố và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức và bộ máy tổ chức để luôn là một tập thể đoàn kết, thống nhất. Với những nỗ lực phấn đấu của các thế hệ cán bộ, công chức Cục Thuế thành phố Hà Nội, sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Thành ủy, Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân Thành phố, Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế cùng với sự phối hợp tích cực của các cấp, các ngành và sự ủng hộ của nhân dân, Cục Thuế thành phố Hà Nội đã được đánh giá là đơn vị tiêu biểu đi đầu trong công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế; dẫn đầu trong cải cách hiện đại hóa, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong công tác quản lý Thuế …

Ghi nhận những đóng góp của Cục Thuế thành phố Hà Nội trong sự nghiệp đổi mới, nhiều tập thể, cá nhân đã được Đảng, Nhà nước phong tặng các danh hiệu cao quý. Tiêu biểu là Cục Thuế được Nhà nước tặng Huân chương Độc lập hạng Ba (năm 2010), Huân chương ao động hạng Nhất (năm 2005), hạng Nhì (năm 2000), hạng Ba (năm 1995) và thủ tướng Chính phủ tặng 02 Cờ thi đua (năm 2010, năm 2011) … vinh dự lớn nhất là năm 2015 – nhân kỷ niệm 25 năm thành lập, Cục Thuế TP Hà Nội được Chủ tịch Nước tặng thưởng danh hiệu Anh hùng ao động vì đã lập thành tích đặc biệt xuất sắc trong 10 năm đổi mới (2006-2015), góp phần vào sự nghiệp xây dựng CNXH và bảo vệ tổ quốc.

Mô hình bộ máy tổ chức Cục thuế thành phố Hà Nội có thể hình dung qua sơ đồ sau:

Hình 3.4: Mô hình bộ máy tổ chức Cục thuế thành phố Hà Nội

Nguồn: Cục Thuế Thành phố Hà Nội

ãnh đạo Cục Thuế Phòng Quản lý nợ và Cưỡng chế nợ thuế Phòng Quản lý thuế TNCN Phòng Tổng hợp nghiệp vụ dự toán Phòng Kiểm tra nội bộ Phòng Tổ chức cán bộ

Phòng Pháp chế Phòng Hành chính lưu trữ Phòng Quản trị - Tài vụ Phòng Quản lý Ấn chỉ Phòng Tin học Một số phòng kiểm tra thuế Một số phòng thanh tra thuế Phòng Tuyên truyền – Hồ trợ người nộp thuế Phòng Kê khai và Kế toán thuế

3.1.3. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Cục Thuế Thành phố Hà Nội Thành phố Hà Nội

Cục Thuế thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm theo quy định của Luật Quản lý thuế, các luật thuế, các quy định pháp luật có liên quan khác và các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:

1. Tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn và triển khai thực hiện thống nhất các văn bản quy phạm pháp luật về thuế, quy trình nghiệp vụ quản lý thuế trên địa bàn thành phố Hà Nội

2. Phân tích, tổng hợp, đánh giá công tác quản lý thuế; tham mưu với cấp uỷ, chính quyền địa phương về lập dự toán thu ngân sách Nhà nước, về công tác quản lý thuế trên địa bàn; phối hợp chặt chẽ với các ngành, cơ quan, đơn vị liên quan để thực hiện nhiệm vụ được giao.

3. Tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý thuế đối với người nộp thuế thuộc phạm vi quản lý của Cục Thuế Hà Nội: đăng ký thuế, cấp mã số thuế, xử lý hồ sơ khai thuế, tính thuế, nộp thuế, miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế, xoá nợ thuế, tiền phạt, lập sổ thuế,thông báo thuế, phát hành các lệnh thu thuế và thu khác theo quy định của pháp luật thuế; đôn đốc người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ nộp thuế đầy đủ, kịp thời vào ngân sách nhà nước.

4. Quản lý thông tin về người nộp thuế; xây dựng hệ thống dữ liệu thông tin về người nộp thuế.

5. Thực hiện nhiệm vụ cải cách hệ thống thuế theo mục tiêu nâng cao chất lượng hoạt động, công khai hoá thủ tục, cải tiến quy trình nghiệp vụ quản lý thuế và cung cấp thông tin để tạo thuận lợi phục vụ cho người nộp thuế thực hiện chính sách, pháp luật về thuế.

6. Tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, hướng dẫn, giải thích chính sách thuế của Nhà nước; hỗ trợ người nộp thuế trên địa bàn Hà Nội thực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo đúng quy định của pháp luật.

7. Tổ chức thực hiện dự toán thu thuế hàng năm được giao, các biện pháp nghiệp vụ quản lý thuế; trực tiếp thực hiện việc quản lý thuế đối với người nộp thuế thuộc phạm vi quản lý của Cục Thuế Thành phố Hà Nội theo quy định của pháp luật và các quy định, quy trình, biện pháp nghiệp vụ của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế.

8. Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra các Chi cục Thuế thuộc Cục Thuế Hà Nội trong việc tổ chức triển khai nhiệm vụ quản lý thuế.

9. Trực tiếp thanh tra, kiểm tra, giám sát việc kê khai thuế, hoàn thuế, miễn, giảm thuế, nộp thuế, quyết toán thuế và chấp hành chính sách, pháp luật về thuế đối với người nộp thuế, tổ chức và cá nhân quản lý thu thuế, tổ chức được uỷ nhiệm thu thuế thuộc thẩm quyền quản lý của Cục trưởng Cục Thuế Thành phố Hà Nội

10. Tổ chức thực hiện kiểm tra việc chấp hành nhiệm vụ, công vụ của cơ quan thuế, của công chức thuế thuộc thẩm quyền quản lý của Cục trưởng Cục Thuế Hà Nội.

11. Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế, khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc chấp hành trách nhiệm công vụ của cơ quan thuế, công chức thuế thuộc quyền quản lý của Cục trưởng Cục thuế Hà Nội theo quy định của pháp luật; xử lý vi phạm hành chính về thuế, lập hồ sơ đề nghị cơ quan có thẩm quyền khởi tố các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về thuế.

12. Tổ chức thực hiện thống kê, kế toán thuế, quản lý biên lai, ấn chỉ thuế; lập báo cáo về tình hình kết quả thu thuế và báo cáo khác phục vụ cho việc chỉ đạo, điều hành của cơ quan cấp trên, của Uỷ ban nhân dân đồng cấp và các cơ quan có liên quan; tổng kết, đánh giá tình hình và kết quả công tác của Cục Thuế Hà Nội

13. Kiến nghị với Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế những vấn đề vướng mắc cần sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về thuế, các quy định của Tổng cục Thuế về chuyên môn nghiệp vụ và quản lý nội bộ; kịp

thời báo cáo với Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế về những vướng mắc phát sinh, những vấn đề vượt quá thẩm quyền giải quyết của Cục Thuế.

14. Quyết định hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định miễn, giảm, hoàn thuế, gia hạn thời hạn khai thuế, gia hạn thời hạn nộp tiền thuế, truy thu tiền thuế, xoá nợ tiền thuế, miễn xử phạt tiền thuế theo quy định của pháp luật.

15. Được yêu cầu người nộp thuế, các cơ quan Nhà nước, các tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp kịp thời các thông tin cần thiết cho việc quản lý thu thuế; đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các tổ chức, cá nhân không thực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoàn thuế giá trị gia tăng tại cục thuế thành phố hà nội​ (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)