CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍN DỤNG
2.3 Đánh giá hoạt động tín dụng cá nhân tại Techcombank
2.3.2.1 Phân tích tỷ lệ nợ quá hạn
Bảng 2.11 : Tỷ lệ nợ quá hạn của Techcombank năm 2012 - 2014
Tỷ lệ nợ quá hạn 2012 2013 2014
Tín dụng cá nhân 2,98% 6,20% 3,62%
Toàn hoạt động tín dụng 5,54% 7,60% 4,41%
(Nguồn: Báo cáo hoạt động nội bộ Techcombank năm 2012 - 2014)
Nhìn từ bảng số liệu trên, ta có thể thấy tỷ lệ nợ quá hạn của Techcombank có sự tăng giảm thất thường nhưng con số ở cuối năm 2014 đã có sức khả quan hơn nhiều. Nhìn chung thì tỷ lệ nợ quá hạn cá nhân cao hơn doanh nghiệp và chiếm phần lớn dù quy mô nhỏ hơn, tuy nhiên thì tỷ lệ này vẫn ở ngưỡng cho phép và cho thấy mức độ an toàn trong công tác thẩm định và thu hồi nợ.
Nhưng tại sao tỷ lệ này lại tăng một cách nhanh chóng vào năm 2013 và giảm mạnh vào năm 2014. Theo nhận xét từ quan điểm cá nhân thì ngành tín dụng ở Việt Nam đang trong thời kỳ “khát nước” – tức cần khách hàng. Các cán bộ tín dụng luôn tìm cách lôi kéo khách hàng, ngân hàng mở các gói tín dụng ưu đãi, tỷ lệ lãi vay được Nhà nước quy định giảm xuống chỉ còn ở mức 10%- 12%/năm đối với KH có điểm tín dụng cao (KH loại A). Điều này dẫn đến việc thiếu thận trọng trong khâu thẩm định khách hàng, đặc biệt là khách hàng cá
nhân, đã dẫn đến tỷ lệ nợ quá hạn ở cuối năm 2013 tăng vọt từ mức 2,98% ở cuối năm 2012 lên thành 6,2%. Giáng một hồi chuông thức tỉnh cho Techcombank và các ngân hàng khác (khoảng những năm này ngành ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu và nợ quá hạn liên tục gia tăng bởi nhiều nguyên nhân) sâu sát hơn trong công tác tín dụng từ việc tiếp nhận hồ sơ, thẩm định cho đến khi ra quyết định và kiểm soát khoản vay. Điều này đã giúp cho Techcombank thận trọng hơn và cung cấp các khoản cho vay an toàn hơn, thúc đẩy việc thu hồi nợ, hỗ trợ khách hàng đã làm giảm tỷ lệ nợ quá xuống còn 3,62% ở mảng tín dụng cá nhân và 4,41% ở mảng toàn tín dụng.