Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty TNHH thương mại dịch vụ vận tải cẩm vân​ (Trang 37 - 41)

5. Kết cấu đề tài

2.2.4. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động

2.2.4.1. Phân tích kết cấu nguồn vốn lưu động

Bảng 2.9.Cơ cấu nguồn vốn lưu động từ 2012-2014

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2012 Tỷ lệ (%) Năm 2013 Tỷ lệ (%) Năm 2014 Tỷ lệ (%)

1. Vốn bằng tiền 840 11,3% 1.522 18,3% 1.567 18,3%

Tiền mặt 635 8,5% 119 1,4% 408 4,8%

Tiền gửi Ngân hàng 205 2,8% 1.403 16,9% 1.159 13,5%

2. Các khoản phải thu 6.248 84,0% 6.453 77,6% 6.717 78,5%

Phải thu KH 5.129 68,9% 5.515 66,3% 5.960 69,6% Phải thu khác 1.119 15,0% 938 11,3% 757 8,8% 3. Hàng tồn kho - - - - 4. Tài sản lưu động khác 353 4,7% 343 4,1% 276 3,2% Tổng 7.441 100,0% 8.318 100,0% 8.560 100,0%

(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2012-2014 và tính toán của tác giả)

Vốn bằng tiền: Nhìn chung vốn bằng tiền của công ty qua 3 năm tăng lên, rõ rệt nhất là năm 2013 với 1.522 triệu đồng (chiếm tỷ lệ 18,3% vốn lưu động) tăng gần gấp đôi so với năm 2012 là 840 triệu đồng (chiếm 11,3% vốn lưu động). Vốn bằng tiền tăng lên nhưng tiền mặt công ty nắm giữ lại giảm cho thấy công ty thanh toán với khách hàng chủ yếu qua hệ thống ngân hàng. Năm 2014 vốn bằng tiền của công ty ít thay đổi so với năm 2013, cụ thể vốn bằng tiền là 1.567 triệu đồng (chiếm 18,3% vốn lưu động) trong đó tiền mặt là 408 triệu đồng, chiếm 4,8%, tiền gửi ngân hàng là 1.159 triệu đồng chiếm 13,5%. Vốn bằng tiền có xu hướng tăng điều này không tốt cho công ty khi nắm giữ nhiều tiền mặt mà không đầu tư vào thiết bị, dịch vụ và phương tiện vận tải nhằm tăng lợi nhuận. Vốn bằng tiền cho thấy khả năng thanh toán nhanh của công ty được đảm bảo, đặc biệt là khả năng thanh toán bằng tiền. Bên cạnh đó, công ty dự trữ một lượng tiền đủ lớn để tận dụng các cơ hội đầu tư kinh doanh trong tương lai.

Trong 3 năm qua công ty không đầu tư tài chính ngắn hạn.

Các khoản phải thu: Khoản phải thu là khoản tiền chưa thu và bị các đơn vị khác chiếm dụng. Nhiệm vụ của nhà quản trị là làm sao giảm được khoản phải thu. Năm 2012 các khoản phải thu là 6.248 triệu đồng chiếm tỷ lệ 84% vốn lưu động. Năm 2013 khoản phải thu là 6.453 triệu đồng chiếm 77,6% vốn lưu động, tăng 205 triệu đồng so với 2012 trong đó khoản phải thu khách hàng tăng mạnh ( tăng 386 triệu). Điều này cho thấy công ty quản trị khoản phải thu chưa tốt trong năm 2013, nguồn vốn của Công ty bị chiếm dụng nhiều. Năm 2014 khoản phải thu là 6.717 triệu đồng, chiếm 78,5% vốn lưu động, tiếp tục tăng so với năm 2013 và lượng tăng lại ở khoản phải thu khách hàng. Khoản phải thu tăng chứng tỏ mức rủi ro trong thu hồi nợ cao làm các khoản dự phòng của công ty cũng tăng theo. Bên cạnh đó, việc các khoản phải thu khách hàng tăng lên đồng nghĩa với việc công ty mở rộng hợp tác kinh doanh. Do đó công ty cần có biện pháp hợp lý để thu hồi vốn mà không bị ảnh hưởng đến quan hệ hợp tác lâu dài.

Vì là công ty kinh doanh dịch vụ vận tải nên công ty trong 3 năm không có hàng tồn kho.

Các khoản lưu động khác chiếm tỷ trọng nhỏ trong kết cấu vốn lưu động, cụ thể năm 2012 tài sản lưu động khác là 353 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 4,7% vốn lưu động. Năm

2013 tài sản lưu động khác là 343 chiếm 4,1% và năm 2014 là 276 triệu đồng chiếm 3,2% vốn lưu động.

Như vậy, trong quá trình sử dụng và quản lý vốn lưu động, công ty đầu tư nhiều vào khoản phải thu nên công ty cần phải xúc tiến nhanh công tác thu hồi nợ để góp phần nâng cao vòng quay vốn cho công ty.

2.2.4.2. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Trong sản xuất kinh doanh, vốn lưu động không ngừng vận động. Một chu kỳ vận động của vốn lưu động đươc xác định từ lúc bỏ tiền ra mua nguyên vật liệu và các yếu tố sản xuất khác cho đến khi toàn bộ vốn đó được thu hồi lại bằng tiền do bán hàng hóa, dịch vụ. Do vậy phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động là phân tích các tỷ số dưới đây.

2.2.4.2.1. Tốc độ luân chuyển vốn:

Số lần luân chuyển vốn lưu động = Doanh thu thần

Vốn lưu động bình quân

Kỳ luân chuyển bình quân = 365

Số lần luân chuyển vốn lưu động Trong đó: Vốn lưu động bình quân = ( Số đầu năm số cuối năm)/2

Bảng 2.10. Tốc độ luân chuyển vốn lưu động từ 2012-2014

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Chênh lệch 2013/2012 % 2014/2013 %

Doanh thu thuần tr.đồng 20.869 19.092 17.742 -1.777 -8,5% -1.350 -7,1%

Nguồn vốn lưu động bình quân tr.đồng 7.441 7.880 8.439 439 5,9% 560 7,1% Tốc độ lưu chuyển vốn lưu động Vòng 2,80 2,42 2,10 0 -13,6% -0,3 - 13,2% ỳ lưu chuyển bình

quân vốn lưu động Ngày 130 151 174 20 15,7% 23 15,3%

Tốc độ lưu chuyển vốn lưu động giảm xuống thì số ngày bình quân cần thiết để vốn lưu động hoàn thành một vòng quay tăng lên. Năm 2012 tốc độ lưu chuyển vốn lưu động là 2,8 vòng, năm 2013 là 2,42 vòng và năm 2014 là 2,1 vòng. Nhìn chung tốc độ lưu chuyển vốn lưu động giảm dần là do trong 3 năm doanh thu thuần mà công ty thu về liên tục giảm (từ 20.869 triệu đồng năm 2012 xuống còn 17.742 triệu đồng) trong khi nguồn vốn lưu động bình quân tăng (từ 7.441 năm 2012 lên 8.439 năm 2014). Điều này cho thấy cứ 1 đồng vốn lưu động bỏ ra trong 1 năm sẽ thu về được 2,8 đồng (năm 2012), 2,42 đồng (năm 2013) và 2,1 đồng (năm 2014). Tốc độ luân chuyển vốn lưu động giảm thì chu kỳ luân chuyển vốn lưu động tăng. Năm 2012 là 130 ngày, năm 2013 là 151 ngày và 174 ngày vào năm 2014. Với chu kỳ tăng dần thì chắc chắn là biểu hiện không tốt cho công ty. Cần phải có biện pháp khắc phục.

2.2.4.2.2. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Bảng 2.11. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động từ 2012-2014

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Chênh lệch 2013/2012 % 2014/2013 % ợi nhuận tr.đồng 885 389 1.823 -496 -56,0% 1.434 368,6% Nguồn vốn lưu động tr.đồng 7.441 7.880 8.439 439 5,9% 560 7,1% Hiệu quả sử dụng vốn lưu động % 11,9% 4,9% 21,6% -0,1 -58,5% 0,2 337,6% (Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2012-2014 và tính toán của tác giả)

Nhận xét:

Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty có chiều hướng giảm, đây là biểu hiện không tốt vì công ty đã sử dụng vốn chưa hiệu quảm, cụ thể:

Năm 2012, hiệu quả sử dụng vốn lưu động đạt 11,9% tức là cứ 100 đồng vốn thì thu về được 11,9 đồng lợi nhuận thuần. Năm 2013 hiệu quả sử dụng vốn lưu động là 4,9% giảm so với mức hiệu quả năm 2012 58,5%. Sang năm 2014 chỉ số này là 21,6%

tăng 337,6% so với năm trước tương đương với việc tăng 16,7 đồng lợi nhuận trên 100 đồng vốn lưu động bình quân.

Tóm lại, qua phân tích tình hình hiệu quả vốn lưu động cho thấy công ty hoạt động đạt hiệu suất và hiệu quả không ổn định, năm 2013 là thấp đột biến. Điều này là do công ty mở rộng mạng lưới khách hàng và sử dụng các chính sách ưu đãi cho khách hàng nợ nhiều hơn, kết hợp với việc lợi nhuận biến động thất thường. Thế nên công ty cần phải có biện pháp khắc phục và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty TNHH thương mại dịch vụ vận tải cẩm vân​ (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)