Phân tích các tỷ số lợi nhuận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty TNHH thương mại dịch vụ vận tải cẩm vân​ (Trang 41)

5. Kết cấu đề tài

2.2.5. Phân tích các tỷ số lợi nhuận

2.2.5.1. Lợi nhuận gộp trên doanh thu (ROS)

Tỷ suât lợi nhuận trên doanh thu = ợi nhuận sau thuế

doanh thu

Bảng 2.12. Lợi nhuận gộp trên doanh thu

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

ợi nhuận sau thuế tr.đồng 805 266 1.417

Doanh thu tr.đồng 20.869 19.092 17.742

hả năng sinh lời % 3,9% 1,4% 8,0%

Tỷ suất TB ngành % -3% 4% 7%

(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2012-2014 và tính toán của tác giả)

Nhận xét:

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu phản ánh khả năng sinh lời trên cơ sở doanh thu được tạo ra trong kỳ. Chỉ tiêu này cho ta biết một đồng doanh thu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng. Tỷ số này mang giá trị dương nghĩa là công ty kinh doanh có lãi; tỷ số càng lớn nghĩa là lãi càng lớn. Tỷ số mang giá trị âm nghĩa là công ty kinh doanh thua lỗ.

Ở đây chỉ số lợi nhuận trên doanh thu năm 2012 là 3,9% lớn hơn mức -3% của trung bình ngành cho thấy trong năm công ty đang hoạt động kinh doanh tốt. Năm 2013 khả năng sinh lời đạt 1,4% thấp hơn so với mức trung bình ngành là 4%, công ty giảm một lương lớn lợi nhuận vì vậy kéo tỷ suất lợi nhuận xuống thấp hơn nhiều so với trung bình ngành. Năm 2014 với mức lợi nhuận cao, công ty đã vực dậy với mức sinh lời là 8%

2.2.5.2. Lợi nhuận trên tài sản (ROA)

ROA = ợi nhuận sau thuế

Tổng tài sản

Bảng 2.13. Lợi nhuận trên tổng tài sản

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2012 2013 2014

ợi nhuận sau thuế 805 266 1.417

Tổng tài sản 21.433 20.452 21.343

ROA 3,8% 1,3% 6,6%

ROA TB ngành -2% 3% 5%

(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2012-2014 và tính toán của tác giả)

Nhận xét:

Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản phản ánh khả năng sinh lời trên cơ sở giá trị tài sản trong kỳ. Chỉ tiêu này cho ta biết một đồng tổng tài sảntạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng. Tỷ số càng lớn nghĩa là lãi càng lớn và ngược lại tỷ số càng nhỏ, lợi nhuận thu được càng ít. Tỷ số giải thích cứ 100 đồng tổng tài sản tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng.

Trong 3 năm 2012-2014 chỉ số ROA của doanh nghiệp biến động không đều. Năm 2012 ROA đạt 3,8% trong khi ROA trung bình ngành là -2% cho thấy công ty hoạt động khá ổn. Sang năm 2013 với các khoản chi phí tăng đột biến làm giảm chỉ số ROA công ty xuống còn 1,3% thấp hơn mức 3% của trung bình ngành. Năm 2014 ROA công ty đạt 6,6% và đã cao hơn so với các công ty cùng ngành khi chỉ số ROA trung bình ngành là 5%

2.2.5.3. Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu

Bảng 2.14. Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2012 2013 2014

ợi nhuận sau thuế 805 266 1.417

Vốn CSH BQ 16.375 16.397 17.007

ROE 4,9% 1,6% 8,3%

ROE TB ngành -6% 6% 12%

(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2012-2014 và tính toán của tác giả)

Nhận xét:

Tỷ số này nói lên một đồng vốn chủ sở hữu có thể kiếm bao nhiêu đồng lời. Tỷ số này càng cao thể hiện sự cạnh tranh của doanh nghiệp càng mạnh. Đây là chỉ tiêu đánh giá khái quát nhất hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Hệ số này phản ánh khả năng tự tài trợ của doanh nghiệp để tạo ra doanh thu.

Năm 2012 chỉ số ROE của công ty là 4,9% cao hơn nhiều so với tỷ số ROE âm của trung bình ngành. Năm 2013 ROE trung bình ngành là 6% nhưng lúc này chỉ số ROE của công ty chỉ đang ở mức 1,6%. Đến năm 2014 ROE công ty tăng mạnh và đạt 8,3% nhưng vẫn không theo kịp chỉ số trung bình ngành là 12%. Qua 3 năm, ta thấy chỉ có năm 2012 công ty có tỷ số lợi nhuận trên vốn CSH tốt, các năm sau đều không theo kịp trung bình ngành.

2.2.6. Phân tích Dupont

Sơ đồ 2.2. Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu

ROE

ROA

ROS AT

Trong đó:

AT: Vòng quay tài sản = Doanh thu thuần

Tổng tài sản

ROS = ợi nhuận sau thuế

Doanh thu thuần

ROA = ROS x AT DR: Tỷ số nợ = Tổng nợ Tổng tài sản ROE = ROA 1-DR = ROS x AT 1-DR

Qua sơ đồ 2.2 ta thấy: tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) chịu ảnh hưởng bởi 2 nhân tố là lợi nhuận trên tài sản (ROA) và tỷ số nợ (DR) mà ROA chịu tác động bởi 2 nhân tố là tỷ số lợi nhuận trên doanh thu (ROS) và vòng quay tài sản (AT).Do đó, các yếu tố tác động đến ROE gồm: ROS, AT và DR.

2.2.6.1. Phân tích tỷ suất sinh lợi trên doanh thu (ROS)

Sơ đồ 2.3. Lợi nhuận trên tổng doanh thu

ROS

Lợi nhuận sau thuế

Doanh thu thuần Tổng chi phí và thuế

Giá vốn hàng bán không gồm KH Chi phí bán hàng không gồm KH Chi phí quản lý không gồm KH Khấu hao Lãi vay Thuế thu nhập doanh nghiệp Trừ lợi nhuận khác Doanh thu thuần

Bảng 2.15. Các nhân tố ảnh hưởng đến ROS

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 2013/2012 2014/2013

Doanh thu 20.869 19.092 17.742 -1.777 -1.350 Chi phí và thuế 4.291 4.675 4.597 384 -78 Giá vốn hàng bán 16.856 14.895 13.536 -1.961 -1.359 Chi phí bán hàng 587 756 589 169 -167 Chi phí quản lý DN 3.231 3.700 3.266 469 -434 Chi phí tài chính 393 97 54 -296 -43 Thuế TNDN 80 122 405 42 283

(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2012-2014 và tính toán của tác giả)

Nhận xét:

 Doanh thu thuần:

Năm 2012 doanh thu đạt 20.869 triệu đồng, đến năm 2013 doanh thu giảm đi 1.777 triệu đồng, đạt 19.092 triệu đồng. Năm 2014 doanh thu đạt 17.742 triệu đồng, giảm 1.350 triệu đồng so với năm 2013.

Doanh thu giảm là dấu hiệu không tốt cho tình hình kinh doanh của công ty.

 Chi phí và thuế:

Chi phí và thuế ảnh hưởng trực tiếp bởi các yếu tố: Giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí tài chính và thuế TNDN cụ thể như sau:

Giá vốn hàng bán: Trong năm 2012 giá vốn hàng bán là 16.856 triệu đồng, sang năm 2013 giá vốn là 14.895triệu đồng, giảm 1.961 triệu đồng so với 2012. Năm 2014 giá vốn tiếp tục giảm 1.359 triệu đồng còn 13.536 triệu đồng. Giá vốn giảm qua các năm cho thấy công ty đã tạo ra ít sản phẩm hơn các năm trước.

589 triệu đồng, giảm 167 triệu đồng so với năm 2013. Chi phí bán hàng năm 2013 tăng hơn hai năm còn lại cũng là một phần nguyên nhân làm giảm lợi nhuận của công ty.

Chi phí quản lý doanh nghiệp: Năm 2012 chi phí quản lí doanh nghiệp là 3.231 triệu đồng, năm 2013 là 3700 triệu đồng, tăng 469 triệu đồng. Năm 2014 chi phí quản lý doanh nghiệp được giảm đi 434 triệu đồng còn 3.266 triệu đồng. Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng mạnh trong năm 2013 trong khi doanh thu giảm. Đây là vấn đề công ty cần giải quyết để nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Chi phí tài chính: Năm 2012 chi phí tài chính là 393 triệu đồng, năm 2013 là 97 triệu đồng, năm 2014 là 337 triệu. Trong 3 năm chi phí hoạt động tài chính mà chính là chi phí lãi vay của công ty giảm dần, công ty đang giảm các khoản nợ. Thuế TNDN: Thuế năm 2012 công ty phải nộp là 80 triệu, năm 2013 khoản thuế phải nộp là 122 triệu đồng và năm 2014 thuế là 405 triệu. Các khoản thuế tăng dần qua các năm và phụ thuộc vào lợi nhuận trước thuế. Năm 2013 lợi nhuận thấp nhưng vẫn có mức thuế cao là vì nhà nước truy thu thuế do các khoản chi phí bị loại trừ.

Tổng hợp các phân tích ở trên ta thấy ROS giảm trong năm 2013 là vì các khoản chi phí tăng lên đáng kể, thuế suất cũng rất cao so với lợi nhuận. Năm 2014 các khoản chi phí đã được điều phối thích hợp hơn nhưng các khoản chi phí vẫn còn lớn trong khi doanh thu giảm. Vì vậy để cải thiện tỉ số này ta cần phải chú trọng vào vấn đề quản lý các loại chi phí của doanh nghiệp, và cải thiện hiệu quả kinh doanh.

2.2.6.2. Phân tích vòng quay tài sản AT

AT = Doanh thu thuần

Tài sản

Bảng 2.16. Vòng quay tài sản (AT)

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Doanh thu thuần Triệu đồng

20.869 19.092 17.742 Tổng tài sản Triệu đồng 21.433 20.453 21.343

Vòng quay tài sản (AT) Vòng 0,97 0,93 0,83

(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2012-2014 và tính toán của tác giả)

Nhận xét:

Vòng quay tài sản giảm liên tục trong 3 năm chứng tỏ đồng vốn của doanh nghiệp sử dụng có hiệu quả thấp.

Nếu muốn tiếp tục gia tăng vòng quay tài sản thì phụ thuộc vào 2 yếu tố là doanh thu

thuần và tài sản. Doanh thu và tài sản cố định ta đã phân tích ở trên, vậy ta phân tích yếu tố tài sản lưu động ảnh hưởng như thế nào đến vòng quay tài sản.

Tiền (bao gồm tiền mặt và tiền gửi ngân hàng): Khoản tiền năm 2012 của công ty là 840 triệu đồng, năm 2013 là 1.522 triệu đồng và năm 2014 là 1.567 triệu đồng. Công ty nắm giữ tiền mặt ngày càng nhiều mà không đi đầu tư, điều này gián tiếp làm giảm vòng quay tài sản.

Khoản phải thu: Năm 2012 khoản phải thu của công ty là 6.248 triệu đồng. Năm 2013 là 6.453 triệu đồng và năm 2014 là 6.717 triệu đồng. Đây là khoản mà công ty bị khách hàng chiếm dụng nên nếu để số này càng lớn thì vòng quay tài sản càng nhỏ.

Công ty nên có những biện pháp đa dạng hóa dịch vụ cung cấp cho khách hàng nhằm tăng doanh thu, bên cạnh đó công ty nên đầu tư thêm vào việc thu về các khoản vốn bị chiếm dụng cũng như tiềm kiếm các cơ hội đầu tư vào hoạt động kinh doanh tránh việc

2.2.6.3. Phân tích tỷ số sinh lời trên tổng tài sản (ROA)

Bảng 2.17. Tỷ số lợi nhuận trên tổng tài sản

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm2013 Năm 2014

ợi nhuận sau thuế 805 266 1.417

Tổng tài sản 21.433 20.452 21.343

ROA 3,8% 1,3% 6,6%

ROA TB ngành -2% 3% 5%

(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2012-2014 và tính toán của tác giả)

Như đã phân tích, ROA của công ty có nhiều biến động qua 3 năm. Sự biến đồng này phụ thuộc vào 2 yếu tố đó là: ợi nhuận trên doanh thu và doanh thu trên tài sản. Vì vậy , muốn nâng cao tỷ số lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) Cty cần kết hợp đồng bộ nâng cao 2 nhân tố trên bằng cách tiết kiệm chi phí và tiết kiệm vốn sao cho đạt hiệu quả cao nhất:

- Hiệu quả tiết kiệm chi phí:

Chỉ tiêu 2012 2013 2014

ROS 3,9% 1,4% 8,0%

Chỉ tiêu cho thấy năm 2013 công ty quản lý các khoản chi phí chưa hiệu quả dẫn đến việc tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu giảm đột ngột, đến năm 2014 tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu cao chứng tỏ công ty đã có những chính sách đúng đắn để giảm thiểu chi phí.

- Về hiệu quả tiết kiệm vốn:

Chỉ tiêu 2012 2013 2014

Vòng quay tài sản (AT) Vòng 0,97 0,93 0,83

(AT) trung bình ngành Vòng 0,8 0,77 0,73

Vòng quay tài sản của công ty giảm qua các năm nhưng mặt bằng chung các công ty trong ngành cũng không thể có vòng quay cao hơn công ty. Đây là khó khăn chung của toàn ngành vận tải.

Như vậy, sau khi phân tích ta thấy nguyên nhân làm chỉ số ROA giảm năm 2013 là do việc tiết kiệm chi phí chưa hiệu quả. Ngoài ra công ty cùng các công ty khác trong ngành cũng nên tìm ra giải pháp để tăng hiệu quả sử dụng vốn bằng cách tăng vòng quay tài sản trong các năm tiếp theo.

2.2.6.4. Phân tích tỷ số nợ (DR) Bảng 2.18. Tỷ số nợ (DR) Chỉ tiêu ĐVT 2012 2013 2014 Tổng nợ Triệu đồng 5.058 4.034 3.748 Tổng tài sản Triệu đồng 21.433 20.453 21.343 Tỷ số nợ (DR) % 23,6% 19,7% 17,6% DR ngành % 58% 55% 54%

(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2012-2014 và tính toán của tác giả)

Nhận xét:

Tỷ số nợ cho biết khả năng sử chiếm dụng vốn của doanh nghiêp, tức là cứ 100 đồng tài sản thì có bao nhiêu đồng được tài trợ bằng nợ. Năm 2012 tỷ số nợ công ty là 23,6%, đến năm 2013 lad 19,7% và năm 2014 là 17,6%. So với tỷ số trung bình ngành thì công ty sử dụng tài trợ từ nợ khá thấp và có xu hướng giảm nhẹ. Vì vậy, để nâng cao đòn bẩy tài chính, công ty có thể vay thêm nợ để mở rộng kinh doanh hoặc đầu tư vào trang thiết bị, dịch vụ và các chính sách ưu đãi khách hàng. Với mức lãi suất ngân hàng ngày càng giảm thì điều này là hợp lý để tận dụng tốt nguồn vốn này.

Ngoài ra, lợi thế của nợ là tấm chắn thuế, khoản thuế phải nộp ngân sách Nhà nước sẽ ít hơn khi trừ chi phí lãi vay. Với cấu trúc vốn hiện nay của Công ty thì việc vay nợ sẽ làm tăng hiệu quả của tấm chắn thuế.

2.2.6.5. Phân tích tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE)

ROE tăng hay giảm là do tác động của 2 yếu tố: Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA) và tỷ số nợ (DR).

Bảng 2.19. Yếu tố ảnh hưởng đến ROE

Chỉ tiêu ĐVT 2012 2013 2014

Tỷ số nợ (DR) % 23,6% 19,7% 17,6%

ROA % 3,8% 1,3% 6,6%

ROE % 4,9% 1,6% 8,3%

(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2012-2014 và tính toán của tác giả)

Nhận xét:

Năm 2012 ROA đạt 3,8% cứ 100 đồng tài sản đầu tư thì đem lại 3,8 đồng lợi nhuận. Giả sử công ty không sử dụng nợ thì ROE của công ty năm 2012 là 3,8% nhưng việc sử dụng nợ đã tác động tích cực đến việc làm tăng ROE từ 3,8% lên 4,9%. Tương tự các năm 2013 và năm 2014 tỷ lệ ROE được nâng lên nhờ việc sử dụng nợ. Tuy nhiên trong 2 năm 2013-2014 chỉ số ROE của công ty không cao bằng ROE trung bình ngành thì ta có thể giải thích từ việc tiết kiệm chi phí chưa tốt dẫn đến việc giảm lợi nhuận và chưa tận dụng được tối đa nguồn vốn từ đi vay.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trong chương 2 đã đi vào phân tích thực trạng hiệu quả sử dụng vốn và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn tại công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Vận tải Cẩm Vân giai đoạn 2012 – 2014. Đồng thời để đánh giá khách quan hơn thì người viết đã so sánh các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn với các công ty cùng ngành. Qua phân tích nhận thấy hiệu quả sử dụng vốn chưa cao và có nhiều biến động. Đó là cơ sở cho những đánh giá, giải pháp và kiến nghị được đề xuất ở chương 3.

CHƯƠNG 3. MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN, BIỆN PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN

TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ VẬN TẢI CẨM VÂN. 3.1.Đánh giá chung về hiệu quả sử dụng vốn tại công ty TNHH Thương mại Dịch

vụ Vận tải Cẩm Vân.

Sau những phân tích ta thấy công ty có những ưu nhược điểm sau:

3.1.1. Ưu điểm

Hiệu quả sử dụng vốn cố định, tỷ suất lợi nhuận trên vốn tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu và tỷ suất lợi nhuận trên vốn vay có xu hướng tăng lên.

3.1.1.1. Nguyên nhân khách quan:

- Giá đầu vào nhiên liệu giảm trong thời gian gần đây

- Chính phủ vẫn đang ưu tiên đầu tư ngành vận tải

- Ngành vận tải đang phát triển ở Việt Nam nên thu hút được nguồn vốn đầu

tư từ nước ngoài.

3.1.1.2. Nguyên nhân chủ quan:

- Công ty mạnh dạn sử dụng các chính sách ưu đãi với khách hàng, gia hạn

thêm thời gian khách hàng có thể trả tiền cũng được áp dụng để thu hút khách hàng.

3.1.2. Nhược điểm

- Mặc dù hiệu quả sử dụng vốn toàn thời kì có xu hướng tăng thông qua tỷ

suất lợi nhuận trên vốn và hiệu suất sử dụng vốn tăng nhưng năm 2013 các chỉ số đều rất thấp, điều này chứng tỏ công ty làm ăn không thực sự ổn định.

- Các khoản tiền, khoản phải thu tăng, làm giảm độ luân chuyển của vốn, làm

công ty bị chiếm dụng vốn quá nhiều.

- Các khoản chi phí cao và có dấu hiệu tăng trong khi doanh thu và lợi nhuận

- Mặc dù lợi nhuận năm 2014 tăng đột biến nhưng nguồn lợi nhuận này chủ yếu đến từ hoạt động thanh lý TSCĐ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty TNHH thương mại dịch vụ vận tải cẩm vân​ (Trang 41)