Phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty TNHH thương mại dịch vụ vận tải cẩm vân​ (Trang 33 - 37)

5. Kết cấu đề tài

2.2.3. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định

2.2.3.1. Phân tích cơ cấu vốn cố định

Bảng 2.5. Cơ cấu vốn cố định của công ty qua từ năm 2012 – 2014

ĐVT: Triệu đồng

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Vốn cố đinh Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ

(%) Giá trị Tỷ lệ (%) 1. Tài sản cố định 10.955 91% 10.068 90% 9.289 89% Nguyên giá 32.898 30.784 24.153 Khấu hao 21.943 20.716 14.864 2. Đầu tư TCDH 1.090 9% 1.090 10% 1.090 11% Tổng 12.045 100% 11.158 100% 10.379 100%

(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2012-2014 và tính toán của tác giả)

Nhận xét:

Với nguồn lực đầu tư có hạn nên vốn cố định của công ty giảm nhẹ qua 3 năm. Cụ thể năm 2013 giảm 887 triệu đồng so với năm 2012 tương ứng giảm 7,4 %. Năm 2014 giảm 778 triệu đồng tương ứng giảm 7,0% so với năm 2013 trong đó:

Tài sản cố định năm 2013 là 10.068 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 90% vốn cố định, năm 2014 tài sản cố định là 9289 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 89% vốn cố định. Giá trị

TSCĐ giảm dần qua 3 năm làm tỷ trọng TSCĐ giảm nhẹ qua 3 năm. Nguyên nhân là do năm 2013 công ty nhượng bán một phần phương tiện vận tải trong khi đầu tư rất ít (Nhượng bán PTVT: 2.108 triệu đồng, đầu tư PTVT: 224 triệu đồng, TBVP: 31 triệu đồng). Trong năm 2014 công ty đầu tư thêm cho PTVT: 326 triệu đồng nhưng lại thanh lý 6.956 triệu đồng. Điều này chứng tỏ công ty đang thu hẹp dần quy mô kinh doanh khi liên tục bán đi các xe ô tô. Việc thanh lý tài sản cố định làm cho hao mòn TSCĐ giảm theo nên chi phí giảm.

Trong 3 năm từ 2012 đến 2014 công ty chỉ duy trì một mức đầu tư dài hạn 1.090 triệu đồng, chiếm xấp xỉ 10% cơ cấu nguồn vốn. Công ty hy vọng khoản mục đầu tư này có thể mang lại nguồn lợi tức lâu dài. Tỷ trọng đầu tư TCDH dần tăng lên làm đa dạng hóa các hoạt động của công ty.

2.2.3.2. Khả năng đảm bảo nguồn vốn cố định

Bảng 2.6. Khả năng đảm bảo nguồn vốn cố định năm 2012-2014

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 2013/2012 2014/2013

Giá trị % Giá trị %

Vốn cố định 12.045 11.158 10.379 -887 -7,4% -778 -7,0%

Vốn chủ sở hữu 16.375 16.418 17.596 43 0,3% 1.178 7,2%

(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2012-2014 và tính toán của tác giả)

Nhận xét:

Nguồn vốn cố định năm 2012 là 12.045 triệu đồng và vốn chủ sở hữu là 16.375 triệu đồng. Năm 2013 vốn cố định giảm 887 triệu đồng tương đương giảm 7,4%, trong khi đó nguồn vốn chủ sở hữu tăng 43 triệu đồng tương đương tăng 0,3%. Do nguồn vốn chủ sở hữu tăng ít trong khi vốn cố định giảm nhiều cho thấy vốn đảm bảo cho hoạt động kinh doanh bị suy giảm. Năm 2014 vốn cố định tiếp tục giảm 778 triệu đồng tương đương giảm 7% và vốn chủ sở hữu tăng 1.178 triệu đồng tương đương tăng 7,2%. Tuy vốn cố định có giảm nhưng nhờ giảm được phần chi phí khấu hao TSCĐ nên lợi nhuận

tăng đáng kể làm tăng nguồn vốn, từ đó ổn định việc đảm bảo nguồn vốn kinh doanh hơn.

Qua việc phân tích khả năng đảm bảo nguồn vốn cố định cho thấy việc đảm bảo tài chính của công ty ít bị ảnh hưởng.

2.2.3.3. Tình hình sử dụng tài sản cố định tại công ty

Bảng 2.7. Tình hình sử dụng tài sản cố định từ 2012-2014

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2013/2012 Năm 2014/2013

Giá trị % Giá trị % Doanh thu tr.đồng 20.860 19.092 17.742 -1.768 -8,5% -1.350 -7,1% ợi nhuận tr.đồng 885 389 1.823 -496 -56,0% 1.434 368,6% Tài sản cố định tr.đồng 10.955 10.068 9.289 -887 -8,1% -779 -7,7% 1. Nguyên giá tr.đồng 32.898 30.784 24.153 -2.114 -6,4% -6.631 -21,5% 2. Khấu hao tr.đồng 21.943 20.716 14.864 -1.227 -5,6% -5.852 -28,2% Hệ số hao mòn TSCĐ ần 0,67 0,67 0,62 0 0,0% 0 -7,5% Hiệu suất sử dụng TSCĐ ần 1,90 1,90 1,91 -0,01 -0,4% 0 0,7% Hiệu quả sử dụng TSCĐ % 8,1% 3,9% 19,6% -0,04 -52,2% 0 407,9%

(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2012-2014 và tính toán của tác giả)

Nhận xét:

Qua bảng phân tích, ta nhận thấy rằng hệ số hao mòn qua các năm không thay đổi nhiều. Năm 2012 đến 2013 hệ số hao mòn gần như được giữ nguyên vì sự thay đổi về nguyên giá đi kèm với việc thay đổi về khấu hao ( hi thanh lý TSCĐ thì khấu hao cũng giảm theo). Năm 2014 Công ty tiếp tục thanh lý một lượng lớn TSCĐ. Theo đó, cả nguyên giá TSCĐ và khấu hao TSCĐ giảm mạnh khiến hệ số hao mòn TSCĐ năm 2014 còn 0,62. Không chỉ bán TSCĐ mà các năm Công ty đều mua bổ sung TSCĐ nhưng giá trị mua là không đáng kể so với bán TSCĐ.

Hiệu suất sử dụng tài sản cố định qua các năm tăng nhẹ. Năm 2014 là 1,91 chỉ tăng 0,7% so với năm 2012 và 2013. Điều này cho biết qua hiệu suất sử dụng tài sản cố định cứ 1 đồng TSCĐ bỏ ra đầu tư thì tạo ra được 1,9 đồng doanh thu (năm 2012,2013) và 1,91 đồng doanh thu (năm 2014).

Hiệu quả sử dụng tài sản cố định thể hiện cứ 100 đồng TSCĐ bỏ ra thì tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Năm 2012, cứ 100 đồng TSCĐ tạo ra được 8,1 đồng lợi nhuận, hiệu quả sử dụng vốn giảm đi khi công ty thu về 3,9 đồng lợi nhuận trong năm 2013 giảm 52,2% so với 2012 và năm 2014 chỉ số này là 19,6 đồng tăng đến 407,9% so với 2013. Nguyên nhân hiệu quả sử dụng vốn không đồng đều là do lợi nhuận trong 3 năm biến động không đồng đều.

Tóm lại, khi mà hiệu suất sử dụng TSCĐ khá ổn định mà hiệu quả sử dụng TSCĐ không đồng đều thì công ty nên quan tâm hơn đến các khoản chi phí phát sinh nhằm có biện pháp xử lý cho các năm tiếp theo.

2.2.3.4. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty

Chỉ tiêu này nhằm đo lường việc sử dụng vốn đạt được hiệu quả như thế nào, cụ thể một đồng vốn cố định thu được bao nhiêu đồng doanh thu khi đầu tư. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định có ý nghĩa quan trọng đối với việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và ảnh hưởng tới sự phát triển của công ty. Với một số vốn cố định nhất định, công ty phải làm sao để có được nguồn lợi cao nhất.

Bảng 2.8. Hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty từ 2012-2014

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2013/2012 Năm 2014/2013 Giá trị % Giá trị % Doanh thu tr.đồng 20.860 19.092 17.742 -1.768 -8,5% -1.350 -7,1% ợi nhuận tr.đồng 885 389 1.823 -496 -56,0% 1.434 368,6% Vốn cố định bình quân tr.đồng 12.045 11601 10768 -444 -3,7% -833 -7,2% Hiệu suất sử dụng vốn cố định ần 1,73 1,65 1,65 -0,09 -5,0% 0 0,1% Hiệu quả sử dụng vốn cố định % 7,3% 3,4% 16,9% -0,04 -54,4% 0 404,9%

(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2012-2014 và tính toán của tác giả)

Nhận xét:

Hiệu suất sử dụng vốn cố định của công ty giảm qua các năm, đây là dấu hiệu không tốt. Năm 2012 hiệu suất sử dụng vốn cố định là 1,73 lần, sang năm 2013 và 2014

chỉ tiêu này là 1,65 lần, giảm 5% so với năm 2012. Tuy hiệu suất giảm không đáng kể nhưng cũng cho thấy được công ty đang sử dụng vốn cố định chưa tốt. hi dùng 1 đồng vốn cố định công ty thu về được 1,73 đồng( năm 2012) và 1,65 đồng (năm 2013,2014).

Qua bảng số liệu cho thấy năm 2013 hiệu quả sử dụng vốn cố định là 3,4% giảm 54,4% so với năm 2012, đến năm 2014 hiệu quả sử dụng vốn cố định là 16,9% tăng 404,9% so với năm 2013. Như vậy trong vòng ba năm, hiệu quả sử dụng vốn có biến động nhiều. Với 100 đồng vốn cố định bỏ ra công ty thu về được 7,3 đồng (năm 2012), 3,4 đồng (năm 2013) và 16,9 đồng (năm 2014) lợi nhuận.

Tóm lại tình hình sử dụng vốn cố định của công ty có hiệu quả không đồng đều. Doanh thu và vốn cố định đều ít biến động nhưng lợi nhuận lại biến động mạnh cho thấy công ty cần quản lý tốt hơn các khoản chi phí trong tương lai.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty TNHH thương mại dịch vụ vận tải cẩm vân​ (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)