Bảng 2.2: Huy động vốn theo thời gian từ năm 2012 – năm 2014
(Đơn vị tính: triệu đồng)
(Nguồn: Bộ phận xử lý giao dịch)
Biểu đồ 2.3: Tình hình huy động vốn theo thời gian từ năm 2012 – năm 2014
(Đơn vị tính: triệu đồng)
(Nguồn: Bộ phận xử lý giao dịch)
Chỉ tiêu
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Số dƣ Tỷ trọng Số dƣ Tỷ trọng Số dƣ Tỷ trọng Vốn huy động ngắn hạn 186.894 43.52% 201.089 46.49% 248.964 49.66% Vốn huy động trung hạn 72.145 16.80% 74.886 15.75% 68.109 13.59% Vốn huy động dài hạn 170.432 39.68% 199.521 41.96% 184.237 36.75% Tổng cộng 429.471 100% 475.496 100% 501.310 100% 0 50000 100000 150000 200000 250000
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 186894 201089 248964 72145 74886 68109 170432 199521 184237 Vốn huy động ngắn hạn Vốn huy động trung hạn Vốn huy động dài hạn
Về vốn huy động ngắn hạn: năm 2012 ngân hàng huy động được 186.894 triệu đồng, tương đương 43.52% tổng vốn huy động. Đến năm 2013 vốn ngắn hạn tăng lên 201.089 triệu động, chiếm 46.49% tổng vốn huy động và năm 2014 đạt 248.964 triệu đồng, tương đương 49.66% tổng vốn huy động. Vậy là từ năm 2012 đến năm 2014, nguồn vốn huy động ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng vốn.
Về vốn huy động trung hạn: ngân hàng huy động được 72.145 triệu đồng vào năm 2012, chiếm 16.8% tổng vốn huy động. Năm 2013 đạt được 74.886 triệu đồng, chiếm 15.75%. Năm 2014 giảm còn 68.109 triệu đồng, tương đương 13.59% tổng vốn huy động.
Về vốn huy động dài hạn: Năm 2012 ngân hàng đạt được 170.432 triệu đồng, chiếm 39.68% tổng vốn huy động, đến năm 2013 tăng lên 199.521 triệu đồng, chiếm 41.96% tổng vốn huy động, năm 2014 ngân hàng huy động được 184.237 triệu đồng, chiếm 36.75% tổng vốn huy động, giảm nhẹ so với năm 2013.
Ở bảng số liệu này ta thấy từ năm 2012 đến năm 2014, ngân hàng chú trọng tập trung huy động vốn ngắn hạn. Ngân hàng phát huy tốt các sản phẩm huy động vốn ngắn hạn, chi phí ngân hàng phải trả cho khách hàng thấp hơn so với vốn trung hạn và dài hạn, nhưng mà do tính chất của vốn ngắn hạn thường không ổn định, khách hàng có thể rút ra bất cứ lúc nào nên ngân hàng khó có thể dùng nguồn vốn ngắn hạn để thực hiện cho vay trung dài hạn, chỉ có thể thực hiện cho vay các khoản ngắn hạn. Về tỷ trọng vốn trung hạn và dài hạn thì thấp so với ngắn hạn, ngân hàng cần phải quan tâm và đưa ra nhiều sản phẩm hơn để thu hút được nguồn vốn trung hạn và dài hạn.
Năm 2014, tình hình huy động vốn dài hạn thực hiện chưa đạt hiệu quả cao, tỷ trọng năm 2012 là 39.68%, đến năm 2014 chỉ còn 36.75%. Việc giảm tỷ trọng vốn dài hạn như vậy sẽ gây khó khăn cho ngân hàng trong việc thực hiện cho vay trung dài hạn. Vì vốn dài hạn sẽ ổn định hơn so với ngắn hạn, nên ngân hàng yên tâm dùng số vốn này để khách hàng vay và đưa ra thêm nhiều kế hoạch kinh doanh khác hơn nữa.
Nhìn tổng quát thì ngân hàng thực hiện việc huy động vốn theo thời gian khá tốt, các sản phẩm của ngân hàng thường tập trung ở kì hạn ngắn như ngân hàng vẫn thu hút được thêm nhiều khách hàng gửi vốn ngắn hạn bằng các chương trình như “Sinh nhật vui
– Xuân hạnh phúc”, chương trình lì xì đầu năm 2015 “Lộc xuân may mắn”, “Hè rộn ràng – Ngàn niềm vui”, đặc biệt ngân hàng Sacombank – chi nhánh Hoa Việt – PGD Ngô Quyền nằm trong khu vực người Hoa sinh sống nhiều nên ngân hàng cũng đưa ra sản phẩm đặc thù cho người dân sinh sống nơi đây như tài khoản Hoa Lợi, tiền gửi thanh toán Hoa Việt, qua đó ngân hàng thu hút được thêm một bộ phận khách hàng, tăng thêm nguồn vốn huy động ngắn hạn cho ngân hàng. Ngân hàng có các sản phẩm trung dài hạn như Tiết kiệm Trung hạn đắc lợi, Tiết kiệm Phù đổng, Tiền gửi tương lai, nhưng do ngân hàng chưa phổ biến rộng rãi các sản phẩm cho khách hàng nên nhiều khách hàng chưa biết đến sản phẩm, do đó việc huy động vốn trung dài hạn chưa đạt hiệu quả cao.