Hoạt động dịch vụ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích tình hình huy động vốn tại ngân hàng tmcp sài gòn thương tín chi nhánh hoa việt pgd ngô quyền​ (Trang 43)

 Dịch vụ chuyển tiền

 Dịch vụ chi trả kiều hối IME

 Dịch vụ chuyển tiền kiều hối Xpress Money

 Dịch vụ chi trả kiều hối May Bank

 Chuyển tiền trong nước

 Chuyển tiền từ Việt Nam ra nước ngoài

 Chuyển tiền từ nước ngoài về Việt Nam

 Chuyển vàng nhanh trong nước

 Chuyển tiền Bankdraft

 Chi trả hộ lương cán bộ - công nhân viên  Thu chi hộ tiền bán hàng

 Dịch vụ trung gian thanh toán mua bán BĐS  Dịch vụ cho thuê ngăn tủ sắt

 Dịch vụ giữ hộ vàng

 Chuyển tiền bằng điện (T/T)  Chuyển tiền 01 giờ

 Nhờ thu  Tín dụng chứng từ 2.1.6.5 Hoạt động thẻ  Thẻ thanh toán  Thẻ tín dụng  Thẻ trả trước

2.1.6.6 Hoạt động ngân hàng điện tử

 Internet Banking  Mobile Banking  Phone Banking  Dịch vụ SMA

 Các dịch vụ ứng dụng công nghệ Ngân hàng điện tử

2.2 Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín – chi nhánh Hoa Việt 2.2.1 Lịch sử hình thành

Hiện nay, Việt Nam được xem là một trong những quốc gia thu hút đầu tư nước ngoài cao nhất thế giới và nước láng giềng Trung Quốc cũng như các quốc gia sử dụng tiếng Hoa đang ngày càng gia tăng mối quan hệ giao thương với Việt Nam. Tuy nhiên, khá nhiều các nhà đầu tư gặp khó khăn về ngôn ngữ trong giao dịch bởi tiếng Hoa chưa phải là ngôn ngữ phổ biến trong giao tế trên thế giới, ngay ở Việt Nam cũng chỉ tập trung xung quanh khu vực Chợ Lớn, TP. HCM. Bên cạnh đó, ở hầu hết các ngân hàng Việt Nam hiện nay, đội ngũ nhân viên phục vụ có khả năng sử dụng tiếng Hoa còn rất khiêm tốn, đa phần chỉ biết tiếng Quảng Đông và tiếng phổ thông.

Nắm bắt những vấn đề đó, Sacombank đã nhanh chóng định hình về một mô hình chi nhánh chuyên phục vụ cho các đối tượng khách hàng chỉ sử dụng tiếng Hoa: từ tiếng phổ thông, Quan Thoại, Quảng Đông,... cho đến tiếng Triều Châu, Phúc

Kiến. Sacombank- Chi nhánh Hoa Việt với đội ngũ nhân viên không những lưu loát trong việc sử dụng Hoa ngữ, mà còn tích cực trau dồi kiến thức về phong tục, tập quán, văn hóa Trung Hoa để có thể hiểu và phục vụ khách hàng tận tâm nhất. Thêm vào đó, toàn bộ hình ảnh, đồng phục, cách trang trí của Chi nhánh đều mang dáng dấp văn hóa Trung Hoa.

Sacombank - Chi nhánh Hoa Việt chính thức đi vào hoạt động từ ngày 10/08/2007 tại địa chỉ 382A-B Trần Hưng Đạo, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh, dành riêng phục vụ cho các đối tượng kiều bào người Hoa hơn 500.000 người đang sinh sống và làm việc tại TP. HCM, trong đó có đến 30% là doanh nghiệp do người Hoa làm chủ. Sự ra đời của Chi nhánh một lần nữa đã đánh dấu bước tiến nổi bật của Sacombank trong chiến lược hướng đến các mô hình ngân hàng chuyên biệt.

Sacombank – Chi nhánh Hoa Việt không những đáp ứng những sản phẩm, dịch vụ ngân hàng như các chi nhánh khác trên toàn hệ thống Sacombank, mà còn có những sản phẩm đặc trưng chỉ có tại Chi nhánh Hoa Việt như tiền gửi thanh toán Hoa Việt, dịch vụ vay Tốc Phát, tài khoản Hoa Lợi.

Hiện nay, chi nhánh Hoa Việt có 2 phòng giao dịch:

 Phòng giao dịch Ngô Quyền: 271 Ngô Quyền, P.6, Q.10 TP.HCM

 Phòng giao dịch Hàn Hải Nguyên: 278 – 280 Hàn Hải Nguyên, P.9, Q.11 TP.HCM

2.2.2. Cơ cấu tổ chức

Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức của Sacombank – chi nhánh Hoa Việt

Giám đốc Phó giám đốc Phòng kinh doanh Phòng kế toán và quỹ Phó giám đốc Phòng hành chánh Phòng xử lý giao dịch PGD Ngô Quyền PGD Hàn Hải Nguyên

Sơ đồ 2: Cơ cấu tổ chức của Sacombank – chi nhánh Hoa Việt – PGD Ngô Quyền

2.2.3 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban

Chức năng từng bộ phận:

 Giám đốc: có trách nhiệm điều hành, tổ chức thực hiện các chức năng nhiệm vụ của chi nhánh và các đơn vị trực thuộc được phân công phụ trách và chịu trách nhiệm trước Giám đốc khu vực, Tổng giám đốc và Hội đồng quản trị. Giám đốc chi nhánh khi thực hiện chế độ phân quyền, ủy quyền cho cán bộ trực thuộc phải có trách nhiệm thường xuyên theo dõi, đánh giá kiểm tra, giám sát các nội dung đã được phân quyền.

 Phó giám đốc: có chức năng giúp Giám đốc điều hành hoạt động của chi nhánh theo sự ủy quyền của Giám đốc. Một phó giám đốc chịu trách nhiệm quản lý nội bộ, bao gồm các phòng ban hành chánh, kế toán và quỹ, kinh doanh, kiểm soát rủi ro, xử lý giao dịch. Một phó giám đốc chịu trách nhiệm về đối ngoại là quản lý hai phòng giao dịch trực thuộc của chi nhánh Hoa Việt.

 Phòng kinh doanh: thực hiện chỉ tiêu bán hàng theo sản phẩm, tiếp thị và quản lý khách hàng, chăm sóc khách hàng. Hướng dẫn khách hàng sử dụng sản phẩm dịch vụ. Xây dựng kế hoạch hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Đề xuất cho giám đốc chi nhánh các biện pháp cải tiến, tăng cường sự cạnh tranh và phát triển thị phần.  Phòng kế toán và quỹ: có chức năng hướng dẫn, kiểm tra công tác hạch toán kế toán

tại chi nhánh và đơn vị trực thuộc, thực hiện các nghiệp vụ thanh toán và kiểm soát của chi nhánh đối với các đơn vị nội bộ và các ngân hàng khác. Thu chi, xuất nhập

Trưởng phòng Phó phòng Bộ phận xử lý giao dịch Phòng kinh doanh

tiền mặt, tài sản quý, chứng từ có giá; kiểm đếm phân loại, đóng bó tiền theo quy định, bảo quản, bốc xếp, vận chuyển tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá.

 Phòng hành chánh: có chức năng quản lý công tác hành chánh như tiếp nhận, phân phối phát hành và lưu trữ văn thư, đảm nhận công tác lễ tân, hậu cần của chi nhánh, thực hiện mua sắm, tiếp nhận, quản lý, phân phối tất cả các loại tài sản, vật phẩm liên quan đến hoạt động của chi nhánh. Ngoài ra còn có chức năng quản lý công tác nhân sự như tuyển dụng nhân sự hàng năm, chịu trách nhiệm chính trong việc kiểm tra tính tuân thủ nội quy, quy chế, quy định liên quan đến nhân sự trong chi nhánh. Bên cạnh đó, phòng hành chánh còn giám sát hệ thống, bảo dưỡng trang thiết bị, hỗ trợ sử dụng và khai thác tài nguyên công nghệ thông tin tại chi nhánh và các đơn vị phụ thuộc.

 Phòng giao dịch: thực hiện các nghiệp vụ cho vay và huy động tiền gửi, cung cấp các sản phẩm dịch vụ phù hợp theo quy chế, quy định của ngân hàng, tổ chức hạch toán kế toán và bảo quản an toàn kho quỹ, thực hiện công tác tiếp thị phát triển thị phần, bảo vệ thương hiệu, nghiên cứu, đề xuất các nghiệp vụ phù hợp cho yêu cầu địa bàn hoạt động.

 Bộ phận xử lý giao dịch gồm giao dịch viên và thủ quỹ. Giao dịch viên thực hiện thu chi tiền mặt, tiếp nhận và xử lý giao dịch cho khách hàng, thực hiện thanh toán quốc tế, mở sổ tiết kiệm, phối hợp với CVKH để thực hiện giải ngân cho vay. Thủ quỹ thực hiện thu chi tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá theo phân công, ủy quyền của cấp có thẩm quyền, kiểm đếm, đóng bó, giao nhận và vận chuyển tiền mặt đúng quy định.

 Phòng kinh doanh ở PGD Ngô Quyền gồm chuyên viên khách hàng và chuyên viên tư vấn. Chuyên viên khách hàng thực hiện lập các kế hoạch kinh doanh, giới thiệu và thuyết phục khách hàng sử dụng các loại sản phẩm dịch vụ của ngân hàng, hướng dẫn khách hàng hoàn thành các bộ hồ sơ chứng từ theo quy định, thực hiện chỉ tiêu bán hàng. Chuyên viên tư vấn thực hiện nhiệm vụ tư vấn, giải đáp thắc mắc của khách hàng, bán hàng tại chỗ, lưu trữ hồ sơ thông tin khách hàng, thực hiện công tác báo cáo chỉ tiêu theo chức năng đảm trách.

2.2.4 Tình hình nhân sự

Biểu đồ 2.2: Tình hình nhân sự của ngân hàng Sacombank – chi nhánh Hoa Việt

(Nguồn: Bộ phận xử lý giao dịch)

Sacombank chi nhánh Hoa Việt hiện nay có 104 cán bộ công nhân viên, trình độ chuyên môn của nhân viên bao gồm cao đẳng, đại học và thạc sĩ. Nhân sự ở chi nhánh này đều ở độ tuổi trung bình từ 23 đến 28 tuổi, các nhân viên đều năng động, sáng tạo. Ngân hàng yêu cầu nhân viên phải có bằng cấp từ cao đẳng trở lên, học lực thuộc loại khá giỏi và có ngoại hình tốt, nên đa phần nhân sự ở chi nhánh đều có trình độ chuyên môn khá tốt. Điều này giúp cho chi nhánh ngày càng phát triển hơn nữa.

Tình hình nhân sự ở chi nhánh Hoa Việt ngày càng tăng lên, mỗi năm chi nhánh đều tiếp nhận các thực tập viên tiềm năng, sau đó tuyển dụng lên nhân viên chính thức.

Chi nhánh Hoa Việt thành lập từ năm 2007, đến năm 2014 đã phát triển lên đến 104 nhân sự, chứng tỏ hoạt động kinh doanh của chi nhánh khá tốt, các nhân viên có nhiều kinh nghiệm, năng động.

2.2.5 Doanh số của Ngân hàng Sacombank – chi nhánh Hoa Việt từ năm 2012 – năm 2014 năm 2014 49 67 80 104 0 20 40 60 80 100 120

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Người

Bảng 2.1: Doanh số của ngân hàng Sacombank – chi nhánh Hoa Việt từ năm 2012 – năm 2014 (Đơn vị tính: triệu đồng)

(Nguồn: Phòng kế toán)

Qua bảng số liệu trên, ta thấy tổng thu nhập của Sacombank – chi nhánh Hoa Việt tăng giảm qua 3 năm. Năm 2013 đạt 1.910.271 triệu đồng, tăng 104.951 triệu đồng tương đương 5.81% so với năm 2012, năm 2014, thu nhập tiếp tục tăng 286.131 triệu đồng so với năm 2013. Thu nhập của chi nhánh qua 3 năm đều khá ổn định, chứng tỏ hoạt động của chi nhánh ổn định và ngày càng phát triển, tìm kiếm thêm được nhiều khách hàng, thực hiện các kế hoạch kinh doanh khá tốt. Trong phần thu

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Chênh lệch 2013/ 2012 2014/2013 Tuyệt đối % Tuyệt đối % I. Tổng thu nhập 1.805.320 1.910.271 2.196.402 104.951 5.81 286.131 14.98 1. Thu nhập từ lãi 1.214.728 1.304.379 1.472.351 89.651 7.38 167.972 12.88 2. Thu nhập ngoài lãi 590.592 605.892 724.051 15.300 2.59 118.159 0.19 II. Tổng chi phí 1.504.471 1.711.204 1.880.496 206.733 13.74 169.292 9.89 1. Chi trả lãi 920.379 1.020.236 1.078.378 99.857 10.85 58.142 5.69 2. Chi phí ngoài lãi 584.092 690.968 802.118 106.876 18.30 111.150 16.09 Lợi nhuận 300.849 199.067 315.906 (101.782) (33.83) 116.839 58.69

nhập, ta thấy thu nhập từ lãi chiếm tỷ trọng cao, chứng tỏ hoạt động cho vay của ngân hàng là hoạt động đem lại nhiều lợi nhuận cho chi nhánh.

Các khoản mục chi phí của Sacombank – chi nhánh Hoa Việt gồm chi phí từ lãi và ngoài lãi. Chi phí qua 3 năm từ năm 2012 đến 2014 tăng từ 1.504.471 triệu đồng lên 1.880.496 triệu đồng. Thu nhập của ngân hàng tăng nên chi phí cũng tăng theo.

Thu nhập và chi phí của ngân hàng ở 3 năm từ 2012 đến 2014 tăng, lợi nhuận của ngân hàng tăng theo. Năm 2013, lợi nhuận của chi nhánh Hoa Việt là 199.067 triệu đồng, giảm 101.782 triệu đồng tương đương với 33.83% so với năm 2012, năm 2014 đạt được 315.906 triệu đồng tương đương 58.69% so với 2013. Lợi nhuận năm 2013 giảm là do tổng chi phí bỏ ra khá cao, trong khi thu nhập tăng không đáng kể.

Nhìn chung tình hình kinh doanh ở Sacombank – chi nhánh Hoa Việt khá tốt, có sự phát triển ổn định. Để có được kết quả này, Sacombank – chi nhánh Hoa Việt đã nỗ lực rất nhiều từ Ban lãnh đạo cho đến các cán bộ nhân viên của chi nhánh cũng như các phòng giao dịch trực thuộc. Mặt khác, Sacombank đã đưa ra nhiều sản phẩm dịch vụ mới, sản phẩm tiền gửi với nhiều kỳ hạn, sản phẩm tiết kiệm, cho vay các tiểu thương ở chợ, đẩy mạnh cho vay sản xuất kinh doanh và cho vay tiêu dùng. Những sản phẩm này đã góp phần thu hút và giữ chân khách hàng, giúp cho thu nhập từ lãi của chi nhánh ngày càng tăng cao. Bên cạnh đó, khách hàng cũng có thể cho vay cầm cố sổ tiết kiệm, cũng đem đến phần thu nhập không nhỏ cho ngân hàng.

2.3 Tình hình huy động vốn tại Ngân hàng Sacombank – chi nhánh Hoa Việt – PGD Ngô Quyền năm 2012 – năm 2014 PGD Ngô Quyền năm 2012 – năm 2014

Hoạt động huy động vốn là một trong những hoạt động chủ yếu và quan trọng nhất của ngân hàng thương mại. Hoạt động này mang lại nguồn vốn để ngân hàng có thể thực hiện các hoạt động khác như cấp tín dụng và cung cấp các dịch vụ ngân hàng cho khách hàng. Mặt khác, thông qua nghiệp vụ huy động vốn, ngân hàng có thể đo lường được uy tín cũng như sự tín nhiệm của khách hàng đối với ngân hàng. Để hiểu rõ tình hình huy động vốn của ngân hàng Sacombank – chi nhánh Hoa Việt – PGD Ngô Quyền, ta tìm hiểu các nguồn vốn huy động sau.

Bảng 2.2: Huy động vốn theo thời gian từ năm 2012 – năm 2014

(Đơn vị tính: triệu đồng)

(Nguồn: Bộ phận xử lý giao dịch)

Biểu đồ 2.3: Tình hình huy động vốn theo thời gian từ năm 2012 – năm 2014

(Đơn vị tính: triệu đồng)

(Nguồn: Bộ phận xử lý giao dịch)

Chỉ tiêu

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Số dƣ Tỷ trọng Số dƣ Tỷ trọng Số dƣ Tỷ trọng Vốn huy động ngắn hạn 186.894 43.52% 201.089 46.49% 248.964 49.66% Vốn huy động trung hạn 72.145 16.80% 74.886 15.75% 68.109 13.59% Vốn huy động dài hạn 170.432 39.68% 199.521 41.96% 184.237 36.75% Tổng cộng 429.471 100% 475.496 100% 501.310 100% 0 50000 100000 150000 200000 250000

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 186894 201089 248964 72145 74886 68109 170432 199521 184237 Vốn huy động ngắn hạn Vốn huy động trung hạn Vốn huy động dài hạn

Về vốn huy động ngắn hạn: năm 2012 ngân hàng huy động được 186.894 triệu đồng, tương đương 43.52% tổng vốn huy động. Đến năm 2013 vốn ngắn hạn tăng lên 201.089 triệu động, chiếm 46.49% tổng vốn huy động và năm 2014 đạt 248.964 triệu đồng, tương đương 49.66% tổng vốn huy động. Vậy là từ năm 2012 đến năm 2014, nguồn vốn huy động ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng vốn.

Về vốn huy động trung hạn: ngân hàng huy động được 72.145 triệu đồng vào năm 2012, chiếm 16.8% tổng vốn huy động. Năm 2013 đạt được 74.886 triệu đồng, chiếm 15.75%. Năm 2014 giảm còn 68.109 triệu đồng, tương đương 13.59% tổng vốn huy động.

Về vốn huy động dài hạn: Năm 2012 ngân hàng đạt được 170.432 triệu đồng, chiếm 39.68% tổng vốn huy động, đến năm 2013 tăng lên 199.521 triệu đồng, chiếm 41.96% tổng vốn huy động, năm 2014 ngân hàng huy động được 184.237 triệu đồng, chiếm 36.75% tổng vốn huy động, giảm nhẹ so với năm 2013.

Ở bảng số liệu này ta thấy từ năm 2012 đến năm 2014, ngân hàng chú trọng tập trung huy động vốn ngắn hạn. Ngân hàng phát huy tốt các sản phẩm huy động vốn ngắn hạn, chi phí ngân hàng phải trả cho khách hàng thấp hơn so với vốn trung hạn và dài hạn, nhưng mà do tính chất của vốn ngắn hạn thường không ổn định, khách hàng có thể rút ra bất cứ lúc nào nên ngân hàng khó có thể dùng nguồn vốn ngắn hạn để thực hiện cho vay trung dài hạn, chỉ có thể thực hiện cho vay các khoản ngắn hạn. Về tỷ trọng vốn trung hạn và dài hạn thì thấp so với ngắn hạn, ngân hàng cần phải quan tâm và đưa ra nhiều sản phẩm hơn để thu hút được nguồn vốn trung hạn và dài hạn.

Năm 2014, tình hình huy động vốn dài hạn thực hiện chưa đạt hiệu quả cao, tỷ trọng năm 2012 là 39.68%, đến năm 2014 chỉ còn 36.75%. Việc giảm tỷ trọng vốn dài hạn như vậy sẽ gây khó khăn cho ngân hàng trong việc thực hiện cho vay trung dài hạn. Vì vốn dài hạn sẽ ổn định hơn so với ngắn hạn, nên ngân hàng yên tâm dùng số vốn này để khách hàng vay và đưa ra thêm nhiều kế hoạch kinh doanh khác hơn nữa.

Nhìn tổng quát thì ngân hàng thực hiện việc huy động vốn theo thời gian khá tốt, các sản phẩm của ngân hàng thường tập trung ở kì hạn ngắn như ngân hàng vẫn thu hút

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích tình hình huy động vốn tại ngân hàng tmcp sài gòn thương tín chi nhánh hoa việt pgd ngô quyền​ (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)