Trước đây, khi hoạt động ngân hàng chưa phát triển mạnh, người dân thường có thói quen giữ tiền tiết kiệm trong nhà, vừa không an toàn vừa không sinh lời được. Với sự phát triển của ngân hàng, hiện nay người dân đã bắt đầu có thói quen gửi tiền vào ngân hàng để hưởng lãi suất. Qua đó thấy được ngân hàng cung cấp cho khách hàng một kênh tiết kiệm và đầu tư nhằm làm cho tiền của họ sinh lời, tạo cơ hội cho họ có thể gia tăng tiêu dùng trong tương lai. Khi để tiền ở nhà, người dân sẽ không được an toàn, cho nên ngân hàng chính là một nơi rất an toàn để khách hàng cất trữ và tích lũy vốn tạm thời nhàn rỗi. Ngân hàng cũng sẽ giúp cho khách hàng có cơ hội tiếp cận với các dịch vụ khác như dịch vụ thanh toán qua ngân hàng, dịch vụ tín dụng khi khách hàng cần vốn cho sản xuất kinh doanh hoặc cần tiền cho tiêu dùng.
1.2.5 Các yếu tố ảnh hƣởng đến khả năng huy động vốn 1.2.5.1 Các nhân tố bên ngoài
Chu kỳ phát triển kinh tế
Hoạt động huy động vốn luôn chịu ảnh hưởng của các chỉ tiêu kinh tế như tốc độ tăng trưởng, thu nhập, lạm phát, tình trạng thất nghiệp. Khi nền kinh tế phát triển, người dân sẽ có điều kiện tích lũy nhiều hơn, như vậy sẽ tạo thuận lợi cho ngân hàng thu hút vốn nhiều hơn. Ngược lại, nếu nền kinh tế suy thoái, lạm phát tăng lên, việc kinh doanh của các doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn, việc thu hút vốn của ngân hàng cũng bị ảnh hưởng không tốt.
Môi trường pháp lý
Ở bất cứ một lĩnh vực kinh doanh nào đều có phải chịu sự giám sát chặt chẽ của pháp luật và các cơ quan nhà nước, đặc biệt là lĩnh vực ngân hàng, vì nó ảnh hưởng đến hoạt động tiền tệ trong cả nước. Mội trường pháp lý có ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động huy động vốn của ngân hàng. Nước ta có các luật liên quan đến ngân hàng như Luật các tổ chức tín dụng, Luật Ngân hàng nhà nước, Luật dân sự. Những luật này quy định tỷ lệ huy động vốn của NHTM so với vốn tự có, quy định mức cho vay của ngân hàng đối với khách hàng, quy định về việc phát hành trái phiếu, kỳ phiếu.
Môi trường cạnh tranh
Hiện nay sự cạnh tranh của các ngân hàng thương mại trong nước ngày càng mạnh mẽ, do các ngân hàng ngày càng được thành lập nhiều, tính chất hoạt động lại giống nhau nên việc làm thế nào để thu hút khách hàng là rất quan trọng. Các NHTM không chỉ cạnh tranh với ngân hàng trong nước mà còn chịu sức ép từ các ngân hàng nước ngoài và các công ty tài chính, bảo hiểm. Sự cạnh tranh gay gắt làm cho công tác huy động vốn của ngân hàng càng khó khăn hơn, đòi hỏi các ngân hàng phải nhanh chóng thích nghi với cơ chế thị trường và đưa ra những sản phẩm đa dạng hơn để thu hút vốn của khách hàng.
Môi trường văn hóa – xã hội
Hoạt động của ngân hàng cũng chịu ảnh hưởng bởi nền văn hóa Việt Nam, bởi các phong tục tập quán, thói quen hàng ngày, trong đó hoạt động huy động vốn chịu ảnh hưởng nhất. Ở nền văn hóa phương Tây, việc sử dụng thẻ trong các hoạt động kinh doanh, mua bán, thanh toán hàng ngày rất phổ biến, nên việc huy động vốn của ngân hàng ở nước ngoài dễ dàng hơn. Tuy nhiên, ở nước ta, việc sử dụng thẻ còn hạn
chế, người dân có thói quen dùng tiền mặt để trang trải cho việc sinh hoạt, mua bán, nên ngân hàng gặp không ít khó khăn để huy động vốn, đặc biệt là ở các vùng quê sâu xa, việc sử dụng các dịch vụ của ngân hàng là xa lạ đối với người dân nơi đó.
1.2.5.2 Các nhân tố bên trong
Chính sách lãi suất
Lãi suất chính là một yếu tố có tác động mạnh đến huy động vốn của ngân hàng thương mại, nhất là đối với các sản phẩm dịch vụ mà khách hàng mong muốn có lợi nhuận cao. Các ngân hàng luôn cạnh tranh về lãi suất, hy vọng có thể thu hút nhiều vốn hơn từ khách hàng, khách hàng luôn so sánh lãi suất giữa các ngân hàng và có thể rút vốn từ ngân hàng có lãi suất thấp gửi sang ngân hàng có lãi suất cao hơn, điều này làm cho vốn của ngân hàng không ổn định. Ngân hàng cần phải tính toán, đưa ra mức lãi suất vừa có tính cạnh tranh vừa có chi phí thấp nhất mà ngân hàng còn có lãi, vừa phải phù hợp với mức lãi suất mà ngân hàng nhà nước ấn định.
Các hình thức huy động vốn và chất lượng các sản phẩm dịch vụ
Ngân hàng thực hiện việc huy động vốn từ các sản phẩm tiền gửi, tiết kiệm, phát hành giấy tờ có giá. Với nhiều sản phẩm đa dạng, khách hàng có thể lựa chọn một sản phẩm phù hợp với mình. Bên cạnh đó, ngân hàng nên đưa ra các sản phẩm phù hợp cho các lứa tuổi, các sản phẩm đặc thù phù hợp cho khu vực hoạt động. Với những khách hàng thường xuyên có số dư tiền gửi lớn, giao dịch thời gian dài với ngân hàng, ngân hàng nên có mức lãi suất ưu đãi hơn và tặng những món quà nhỏ.
Để việc hoạt động huy động vốn được thực hiện tốt hơn, thì việc nâng cao chất lượng các sản phẩm dịch vụ là yếu tố rất quan trọng. Ngân hàng phải đưa ra các dịch vụ tiện lợi, thuận tiện cho khách hàng, đơn giản trong các thao tác thực hiện. Trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt, các ngân hàng cần phải đưa ra được các chiến lược quảng cáo, nâng cao chất lượng sản phẩm sẽ thu hút được nhiều khách hàng hơn.
Cơ sở vật chất và công nghệ, hệ thống các mạng lưới
Ngoài việc đưa ra các sản phẩm và dịch vụ, ngân hàng cần phải nâng cao cơ sở vật chất, công nghệ hiện đại. Khách hàng khi đến giao dịch tại ngân hàng, có đầy đủ cơ sở vật chất, khách hàng sẽ cảm thấy thoải mái hơn. Việc đầu tư công nghệ cũng cần phải được nâng cao thường xuyên, ngân hàng cần hiện đại hóa công nghệ, giảm
bớt quy trình phức tạp, thực hiện giao dịch nhanh và chính xác, khách hàng yên tâm hơn về giao dịch của mình.
Hệ thống mạng lưới của ngân hàng càng rộng càng nhiều thì càng có khả năng thu hút được nhiều vốn, nhất là ở các khu vực trung tâm thành phố, các khu đông dân cư sinh sống, tạo thuận lợi hơn cho việc huy động vốn. Ngân hàng cần phải mở rộng thêm mạng lưới ở các khu vực miền núi, vùng quê, để các khách hàng có nhu cầu giao dịch ở những khu vực đó được thuận tiện.
Đội ngũ nhân viên
Để việc kinh doanh của ngân hàng được ngày càng phát triển, ngoài việc có các sản phẩm đa dạng, chất lượng dịch vụ tốt, cơ sở vật chất và công nghệ hiện đại, thì ngân hàng cần phải có một đội ngũ nhân viên năng động, có trình độ chuyên môn cao, giúp cho ngân hàng có thể giải quyết các công việc nhanh chóng, chính xác. Ngoài trình độ chuyên môn, thái độ phục vụ của nhân viên là yếu tố chính để giữ khách hàng. Khách hàng muốn được phục vụ với thái độ vui vẻ, tôn trọng khách, giải đáp được các vấn đề thắc mắc của khách, cho nên ngân hàng cần đào tạo cán bộ nhân viên về trình độ lẫn thái độ phục vụ.
1.2.6 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động huy động vốn
1.2.6.1 Tốc độ tăng trưởng vốn huy động
Tốc độ tăng trưởng VHĐ
=
Ngoài việc sử dụng chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng vốn huy động, ngân hàng cũng cần đánh giá quy mô vốn huy động của ngân hàng như thế nào. Các NHTM thường dùng tỷ lệ hoàn thành kế hoạch huy động vốn để đánh giá quy mô huy động vốn.
Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch HĐV=
1.2.6.2 Tỷ số vốn huy động trên tổng nguồn vốn
Vốn huy động / tổng nguồn vốn =
Chỉ tiêu này cho thấy được khả năng huy động vốn của ngân hàng, tỷ số càng cao thì cho thấy vốn huy động càng ổn định, đáp ứng được nhu cầu cho vay đối với khách hàng, bên cạnh đó ngân hàng có thể dùng vốn huy động để đầu tư hoặc kinh doanh nhằm mục đích sinh lợi.
1.2.6.3 Tỷ lệ chi phí huy động vốn trên tổng nguồn vốn
Chi phí HĐV / Tổng nguồn vốn =
Chi phí huy động vốn của ngân hàng thương mại bao gồm chi phí trả lãi và chi phí phi lãi. Chi phí trả lãi mà ngân hàng phải trả cho khách hàng dựa trên lãi suất mà ngân hàng công bố cho khách hàng, nó phụ thuộc vào các yếu tố như kỳ hạn, loại tiền gửi. Chi phí phi lãi là chi phí quản lý, chi phí quảng cáo, chi phí mua máy móc thiết bị. Chi phí trả lãi chiếm tỷ lệ nhiều hơn trong tổng chi phí huy động vốn.
Tỷ lệ chi phí huy động vốn trên tổng nguồn vốn cho thấy cứ một đồng vốn mà ngân hàng huy động được cần phải bỏ ra bao nhiêu chi phí. Chỉ tiêu này càng thấp càng tốt, cho thấy hoạt động huy động vốn của ngân hàng có hiệu quả, chi phí ngân hàng phải chi ra thấp, đảm bảo cho hoat động của ngân hàng có lợi nhuận.
1.2.6.4 Chỉ tiêu huy động theo kỳ hạn
TG ngắn hạn / tổng tiền gửi =
TG trung dài hạn / tổng tiền gửi =
Hai chỉ tiêu này cho thấy ngân hàng huy động vốn chủ yếu ở kỳ hạn nào. Tiền gửi ngắn hạn hoặc là tiền gửi trung dài hạn sẽ chiếm tỷ lệ bao nhiêu trong tổng tiền gửi mà ngân hàng huy động được.
Cơ cấu nguồn vốn huy động trung dài hạn chiếm tỷ trọng lớn hơn cơ cấu nguồn vốn huy động ngắn hạn, vì nguồn vốn trung dài hạn sẽ ổn định hơn, ngân hàng có thể dùng nguồn vốn đó để thực hiện các hoạt động kinh doanh. Nếu nguồn vốn
ngắn hạn chiếm tỷ trọng nhiều hơn thì sẽ gây khó khăn cho ngân hàng, khách hàng có thể sẽ rút vốn trong một thời gian ngắn gửi tại ngân hàng, ngân hàng khó có thể dùng nguồn vốn đó để lập các kế hoạch kinh doanh.
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƢƠNG TÍN – CHI NHÁNH HOA VIỆT – PGD NGÔ QUYỀN 2.1 Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín
2.1.1 Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín
Tên tiếng Việt: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín Tên tiếng Anh: Saigon Thuong Tin Commercial Joint Stock Bank Tên giao dịch: Sacombank
Trụ sở chính: 266 – 268 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 8, Quận 3, TP.HCM Điện thoại: (+84) 83 9320 420 Fax: (+84) 83 9320 424 Email: info@sacombank.com Website: www.sacombank.com.vn Logo: Ngày thành lập: 21/12/1991
Vốn điều lệ: 12.425.115.900.000 đồng (tại thời điểm 06/01/2015) Thời điểm niêm yết: 02/06/2006
SWIFT code: SGTTVNVX Mã số thuế: 0301103908
Giấy phép thành lập: Số 05/GP-UB ngày 03/01/1992 của UBND TP.HCM Giấy phép hoạt động: Số 0006/GP-NH ngày 05/12/1991 của NHNN Việt Nam
Giấy chứng nhận ĐKKD: Số 0301103908 do Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM cấp (đăng kí lần đầu ngày 13/01/1992, đăng kí thay đổi lần thứ 34 ngày 22/06/2012) Ngành nghề sản xuất kinh doanh theo Giấy chứng nhận ĐKKD:
Huy động vốn ngắn hạn, trung và dài hạn dưới hình thức tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn, chứng chỉ tiền gửi
Tiếp nhận vốn đầu tư và phát triển của các tổ chức trong nước, vay vốn của các tổ chức tín dụng khác
Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn
Chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá Hùn vốn và liên doanh theo pháp luật
Làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng Kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc, thanh toán quốc tế Huy động vốn từ nước ngoài và các dịch vụ khác Hoạt động bao thanh toán
2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển
1991: 21/12/1991, Sacombank là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP) đầu tiên được thành lập tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) từ việc hợp nhất Ngân hàng Phát triển Kinh tế Gò Vấp cùng với 03 hợp tác xã tín dụng là Tân Bình, Thành Công và Lữ Gia, với vốn điều lệ ban đầu là 3 tỷ đồng.
1993: Là ngân hàng TMCP đầu tiên của TP.HCM khai trương chi nhánh tại Hà Nội, phát hành kỳ phiếu có mục đích và thực hiện dịch vụ chuyển tiền nhanh từ Hà Nội đi TP.HCM và ngược lại, góp phần giảm dần tình trạng sử dụng tiền mặt giữa hai trung tâm kinh tế lớn nhất nước.
1996: Là ngân hàng đầu tiên phát hành cổ phiếu đại chúng với mệnh giá 200.000 đồng/cổ phiếu để tăng vốn điều lệ lên 71 tỷ đồng với gần 9.000 cổ đông tham gia góp vốn.
1997: Tiên phongthành lập tổ tín dụng ngoài địa bàn (nơi chưa có Sacombank trú đóng) để đưa vốn về nông thôn, góp phần cải thiện đời sống của các hộ nông dân và hạn chế tình trạng cho vay nặng lãi trong nền kinh tế.
2001: Tập đoàn Tài chính Dragon Financial Holdings (Anh Quốc) tham gia góp 10% vốn điều lệ của Sacombank, mở đường cho việc tham gia góp vốn cổ phần của Công ty Tài chính Quốc tế (International Finance Corporation – IFC, trực thuộc World Bank) vào năm 2002 và Ngân hàng ANZ vào năm 2005. Nhờ vào sự hợp tác này mà Sacombank đã sớm nhận được sự hỗ trợ về kinh nghiệm quản lý, công nghệ ngân
hàng, quản lý rủi ro, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực từ các cổ đông chiến lược nước ngoài.
2002: Thành lập Công ty trực thuộc đầu tiên - Công ty Quản lý nợ và Khai thác tài sản Sacombank-SBA, bước đầu thực hiện chiến lược đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ tài chính trọn gói.
2003: Là doanh nghiệp đầu tiên được phép thành lập Công ty Liên doanh Quản lý Quỹ đầu tư Chứng khoán Việt Nam (VietFund Management - VFM), là liên doanh giữa Sacombank (nắm giữ 51% vốn điều lệ) và Dragon Capital (nắm giữ 49% vốn điều lệ).
2004: Ký kết hợp đồng triển khai hệ thống Corebanking T-24 với công ty Temenos (Thụy Sĩ) nhằm nâng cao chất lượng hoạt động, quản lý và phát triển các dịch vụ ngân hàng điện tử.
2005: Thành lập Chi nhánh 8 Tháng 3, là mô hình ngân hàng dành riêng cho phụ nữ đầu tiên tại Việt Nam hoạt động với sứ mệnh vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam hiện đại.
2006:
Là ngân hàng TMCP đầu tiên tại Việt Nam tiên phong niêm yết cổ phiếu tại HOSE với tổng số vốn niêm yết là 1.900 tỷ đồng.
Thành lập các công ty trực thuộc bao gồm: Công ty Kiều hối Sacombank-SBR, Công ty Cho thuê tài chính Sacombank-SBL, Công ty Chứng khoán Sacombank- SBS.
2007:
Thành lập Chi nhánh Hoa Việt, là mô hình ngân hàng đặc thù phục vụ cho cộng đồng Hoa ngữ.
Phủ kín mạng lưới hoạt động tại các tỉnh, thành phố miền Tây Nam Bộ, Đông Nam Bộ, Nam Trung Bộ và Tây nguyên.
Tháng 03, xây dựng và đưa vào vận hành Trung tâm dữ liệu (Data Center) hiện đại nhất khu vực nhằm đảm bảo tính an toàn tuyệt đối hệ thống trung tâm dữ liệu dự phòng.
Tháng 11, thành lập Công ty vàng bạc đá quý Sacombank-SBJ.
Tháng 12, là ngân hàng TMCP đầu tiên của Việt Nam khai trương chi nhánh tại Lào.
2009:
Tháng 05, cổ phiếu STB của Sacombank được vinh danh là một trong 19 cổ phiếu vàng của Việt Nam. Suốt từ thời điểm chính thức niêm yết trên Sàn giao dịch chứng khoán TP.HCM, STB luôn nằm trong nhóm cổ phiếu nhận được sự quan tâm của các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Tháng 06, khai trương chi nhánh tại Phnôm Pênh, hoàn thành việc mở rộng mạng lưới tại khu vực Đông Dương, góp phần tích cực trong quá trình giao thương kinh tế của các doanh nghiệp giữa ba nước Việt Nam, Lào và Campuchia.
Tháng 09, chính thức hoàn tất quá trình chuyển đổi và nâng cấp hệ thống ngân