Quá trình hình thành và phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số phương pháp hoàn thiện và phát triển hệ thống kênh phân phối của công ty VISSAN tại thị trường việt nam​ (Trang 29)

4. Kết quả thực tập theo đề tà

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

2.1.1.1 Giới thi u sơ lƣợc về Công ty

Tên tiếng Việt : CÔNG TY TNHH MTV VIỆT NAM KỸ NGHỆ SÚC SẢN (VISSAN)

Tên tiếng Anh : VISSAN COMPANY LIMITED Tên viết tắt : VISSAN

Trụ sở chính : 420 Nơ Trang Long, Phƣờng 13, Quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh. Điện thoại : (84 8) 3553 3999 - (84 8) 3553 3888 Fax : (84 8) 3553 3939 Website : www.vissan.com.vn Email : Vissan@hcm.fpt.vn 2.1.1.2 Lịch sử hình thành

Công ty TNHH MTV Việt Nam Kỹ Nghệ Súc Sản (VISSAN) là một doanh nghiệp thành viên của Tổng Công ty Thƣơng Mại Sài Gòn (SATRA), đƣợc thành lập vào ngày 20/11/1970 và đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh từ ngày 18/05/1974. Công ty TNHH MTV Việt Nam Kỹ Nghệ Súc Sản hoạt động trong lĩnh vực công nghệ giết mổ gia súc, đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh, cung cấp thịt tƣơi sống cho nhu cầu của nhân dân Thành phố trong thời kỳ nền kinh tế còn theo cơ chế bao cấp. Sau đó, Công ty đã tham gia xuất khẩu thịt đông lạnh sang thị trƣờng Liên Xô và các nƣớc Đông Âu chủ yếu là dƣới hình thức Nghị định thƣ.

Vào những năm cuối của thập niên 80 do tình hình chính trị và kinh tế trên thế giới có nhiều biến động ảnh hƣởng lớn đến các hoạt động xuất khẩu, đồng thời, Đảng và Nhà nƣớc có chủ trƣơng chuyển đổi sang nền kinh tế thị trƣờng, xóa bao cấp. Trong thời kỳ này để tồn tại và phát triển, công ty đã chủ động chuyển hƣớng sản xuất, mạnh dạn đầu tƣ trang thiết bị, lấy thị trƣờng nội địa làm đòn bẩy phát triển, đa dạng hoá sản phẩm, mở rộng kênh phân phối, xây dựng chiến lƣợc sản phẩm, giá cả phù hợp với thị hiếu và thu nhập của ngƣời dân. Do đó, sau khi chuyển sang cơ chế thị trƣờng đến nay công ty đã không ngừng phát triển về quy mô cũng nhƣ các lĩnh vực sản xuất. Trƣớc đây, chỉ đơn thuần là giết mổ và phân phối thịt gia

súc thì hiện nay mở rộng sang các ngành chế biến thực phẩm, rau quả, chăn nuôi, xây dựng thành công thƣơng hiệu “VISSAN”, tạo đƣợc uy tín lớn trên thị trƣờng thực phẩm tƣơi sống và chế biến, là một trong những đơn vị chế biến thực phẩm hàng đầu trên cả nƣớc. Một số sản phẩm chế biến đã đƣợc xuất khẩu sang các nƣớc Nga, Đông Âu, Châu Á . . .

2.1.1.3 C c gi i đoạn phát triển

Công ty đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển để từ một lò giết mổ gia súc trở thành một trong những doanh nghiệp dẫn đầu ngành thực phẩm nhƣ ngày nay. Ngày 30/4/1975, Lò Sát Sinh Tân Tiến (thành lập năm 1970) đổi tên thành Công ty Thực Phẩm I, trở thành đơn vị kinh doanh hoạch toán độc lập và chuyên chế biến sản xuất thực phẩm tƣơi sống.

Năm 1980, Công ty tham gia thị trƣờng xuất khẩu thịt heo đông lạnh theo Nghị định thƣ sang Liên Xô và thị trƣờng Đông Âu. Trong giai đoạn 1980 – 1995, Công ty là một trong những đơn vị có kim ngạch xuất khẩu lớn của cả nƣớc.

Ngày 16/11/1989, chính thức đƣợc đổi tên thành Công ty Việt Nam Kỹ Nghệ Súc Sản – VISSAN gắn liền với biểu tƣợng 3 bông mai.

Năm 1995, trở thành đơn vị thành viên của Tổng Công ty Thƣơng mại Sài Gòn – TNHH MTV.

Năm 1997, Công ty thành lập một chi nhánh ở Hà Nội để giới thiệu sản phẩm bƣớc đầu thâm nhập vào thị trƣờng phía Bắc.

Năm 2000, VISSAN đã bắt đầu phát triển vững mạnh và tổ chức lại hệ thống kênh phân phối thông qua việc đƣa sản phẩm vào các siêu thị, cửa hàng tiện dụng và xây dựng hệ thống phân phối cửa hàng giới thiệu sản phẩm.

Tháng 9/2005, Công ty Rau Quả Thành Phố đƣợc sát nhập vào công ty VISSAN, tạo thêm một chi nhánh mới cho VISSAN là ngành rau - củ - quả.

Ngày 21/9/2006, chuyển sang mô hình Công ty TNHH MTV.

Ngày 04/12/2014, UBND Thành phố Hồ Chí Minh quyết định cổ phần hoá doanh nghiệp 100% vốn nhà nƣớc Công ty TNHH MTV Việt Nam Kỹ nghệ Súc sản thuộc Tổng Công ty Thƣơng mại Sài Gòn – TNHH MTV theo Quyết định số 5930/QĐ-UBND.

2.1.2 Chức năng v lĩnh vực hoạt động của Công ty

2.1.2.1 Chức năng

Tổ chức khai thác, thu mua các mặt hàng gia cầm, gia súc ở Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận.

Tổ chức kế hoạch dự trữ, thực hiện chiến lƣợc chung của Thành phố về nguồn thịt tƣơi sống, đảm bảo chất lƣợng thịt cung cấp cho thị trƣờng tiêu dùng và xuất khẩu.

Tổ chức giết mổ, sản xuất chế biến các sản phẩm về thịt, hải sản và các sản phẩm chế biến từ thịt khác để cung cấp cho thị trƣờng trong và nƣớc.

Liên kết với các tổ chức trong và ngoài nƣớc, hợp tác đầu tƣ và xây dựng cơ sở kỹ thuật. Khai thác và mở rộng thị trƣờng nƣớc ngoài theo từng khu vực. Đồng thời, duy trì nguồn nhu cầu thị trƣờng cũ, tìm kiếm thêm nguồn khách hàng mới nhằm đẩy mạnh hơn nữa việc xuất khẩu qua các nƣớc nhƣ: Hồng Kông, Singapore…

2.1.2.2 Lĩnh vực hoạt động

Hoạt động của Công ty chuyên về sản xuất, chế biến và kinh doanh các sản phẩm thịt heo, trâu, bò, gia cầm tƣơi sống và đông lạnh, hải sản, sản phẩm từ thịt nguội cao cấp theo công nghệ của Pháp, sản phẩm xúc xích thanh trùng theo công nghệ Nhật Bản, sản phẩm chế biến theo truyền thống Việt Nam, sản phẩm đóng hộp, trứng gà, vịt. Kinh doanh các mặt hàng công nghệ phẩm và tiêu dùng khác.

Sản xuất, kinh doanh thức ăn gia súc. Dịch vụ kỹ thuật về chăn nuôi heo, bò. Kinh doanh ăn uống, nƣớc ép trái cây, lƣơng thực chế biến, các và hàng nông sản.

2.1.3 Cơ cấu tổ chức của Công ty

Hệ thống tổ chức quản lý tại công ty VISSAN đƣợc áp dụng theo kiểu trực tuyến tham mƣu với nhiệm vụ đƣợc phân công cụ thể cho từng phòng ban (thể hiện qua sơ đồ 2.1 – phụ lục). Hiện nay, cơ cấu tổ chức nhân sự của công ty nhƣ sau:

Đứng đầu là Hội Đồng Thành Viên chịu trách nhiệm chỉ đạo chung toàn

bộ hoạt động của Công ty, bao gồm:1 Chủ tịch, 1 Phó chủ tịch và 4 Thành viên.

B n Gi m Đ c có nhiệm vụ điều hành hoạt động của công ty theo pháp

luật, các điều lệ của Công ty và các quy định của cơ quan chủ quản cấp trên, trực tiếp chỉ đạo tất cả hoạt động các phòng ban trong Công ty, Ban Giám Đốc bao gồm:

 1 Phó Giám Đốc phụ trách điều hành hoạt động kinh doanh.

 1 Phó Giám Đốc phụ trách điều hành lĩnh vực sản xuất.

 1 Phó Giám Đốc phụ trách điều hành lĩnh vực kỹ thuật máy móc. Bên cạnh đó, VISSAN có tổng cộng 10 phòng ban trực thuộc và mỗi phòng ban đảm nhận từng nhiệm vụ cụ thể:

Phòng Kinh doanh

Phòng Kinh doanh tách ra thành 2 phòng riêng biệt: Phòng Kinh doanh thực phẩm chế biến và Phòng kinh doanh thực phẩm tƣơi sống.

Phòng Kinh doanh có nhiệm vụ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo định kỳ lên ban lãnh đạo một cách chính xác, kịp thời, trung thực. Trực tiếp tham mƣu với Ban Giám Đốc và phân tích các hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị trực thuộc.

Thực hiện các hợp đồng sản xuất chế biến thực phẩm, tổ chức bán hàng – giao hàng và quản lý mạng lƣới các trung gian phân phối.

Phòng Xuất nhập khẩu

Lập kế hoạch thâm nhập và mở rộng thị trƣờng nƣớc ngoài, đẩy mạnh doanh số xuất khẩu bằng cách tổ chức các chuyến công tác khảo sát thị trƣờng nƣớc ngoài. Mặt khác, quan tâm đến mẫu mã và chất lƣợng sản phẩm cũng nhƣ thời gian dự trữ, chú ý đến yếu tố tự nhiên, khẩu vị và văn hóa của từng thị trƣờng để tạo ra sản phẩm thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của thị trƣờng đó.

Phòng Kiểm tra chất lƣợng sản phẩm (KCS)

Hỗ trợ khâu sản xuất về chất lƣợng và an toàn vệ sinh thực phẩm trong sản xuất. Kiểm tra chất lƣợng nguyên liệu đầu vào trƣớc khi nhập kho để phục vụ quá trình sản xuất. Kiểm tra chất thành phẩm, bán thành phẩm đảm bảo về quy cách cân đo chính xác, vệ sinh an toàn thực phẩm trƣớc khi đƣa ra thị trƣờng.

Báo cáo kết quả điều tra định kỳ, từ đó rút ra nhƣợc điểm để có những biện pháp khắc phục kịp thời. Cử các chuyên gia KCS trực tiếp đến các chi nhánh để hƣớng dẫn bảo quản và kiểm tra sản phẩm.

Phòng Kế toán tài vụ

Tham mƣu cho Tổng Giám Đốc trong lĩnh vực tài chính, kế toán trong quá trình hoạt động của công ty để có thể quản lý chặt chẽ việc huy động, khai thác và sử dụng vốn có.

Công việc chi tiết là xây dựng kế hoạch huy động và sử dụng nguồn vốn, kế hoạch thu - chi tài chính hằng năm của Công ty; tổ chức công tác kế toán nhƣ lập, thu thập, kiểm tra chứng từ, ghi sổ… thực hiện các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong năm tài chính.

Phòng Tổ chức nhân sự

Tham mƣu cho Ban Giám Đốc về công tác tổ chức lao động, phân công lao động, tuyển dụng và đào tạo nhân sự, nâng cao bồi dƣỡng nghiệp vụ cho cán bộ nhân viên phù hợp với nhiệm vụ của từng ngƣời. Thực hiện các quy định của Ban Giám Đốc về tín dụng, ký kết các hợp đồng cho thôi việc, trả lƣơng, khen thƣởng, kỷ luật, xây dựng các phƣơng án trả lƣơng, dự báo nhu cầu nhân sự trong công ty (3 tháng/lần), bảo hiểm y tế,…

Phòng Kế hoạch đầu tƣ

Tham mƣu cho Ban Giám Đốc về kế hoạch sản xuất kinh doanh ngắn, trung và dài hạn để đảm bảo sự phát triển Công ty. Cụ thể là lập kế hoạch kèm theo sự đánh giá về chi phí và lợi ích của dự án, xem xét công ty nên đầu tƣ mở rộng hay tái đầu tƣ.

Sau khi kế hoạch đƣợc duyệt để triển khai thì Phòng Kế hoạch đầu tƣ có nhiệm vụ theo dõi và đôn đốc tình hình thực hiện của các đơn vị chức năng liên quan để kịp thời đƣa ra những kiến nghị nhằm đổi mới để phù hợp với thực tế nếu có phát sinh.

Phòng Nghiên cứu và phát triển sản phẩm (R&D)

Phân tích hiệu quả kinh tế các sản phẩm của Công ty, đề ra chiến lƣợc phát triển sản phẩm mới theo nhu cầu của ngƣời tiêu dùng. Thƣờng chú trọng đến việc nghiên cứu theo công thức nguyên liệu của sản phẩm, màu sắc, mùi vị. Bên cạnh đó, Phòng R&D cũng chú trọng đến việc nghiên cứu để cải tiến chất lƣợng bao bì đóng gói sao cho bắt mắt, bảo quản tốt thực phẩm và thân thiện với môi trƣờng.

Phòng Vật tƣ ĩ thuật

Lập kế hoạch lắp đặt, sửa chữa, bảo trì và bảo dƣỡng máy móc, thiết bị ở các phòng ban, đặc biệt trong khu vực sản xuất nhƣ hệ thống cấp đông, dây chuyền chế biến thực phẩm, dây chuyền đóng gói, máy móc vận chuyển thực phẩm và kho…Đảm bảo máy móc, dây chuyền sản xuất luôn tuân thủ theo các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm.

Phòng Hành chính

Tham mƣu và tổ chức thực hiện công tác tổ chức, lao động tiền lƣơng thi đua khen thƣởng, quản lý hành chính, y tế và chăm lo sức khỏe cho ngƣời lao động. Bên cạnh đó, phòng cũng tham mƣu cho lãnh đạo về việc thực hiện công tác đảm bảo an toàn tuyệt đối tài sản của công ty và trật tự trị an.

Ngoài ra, Phòng Hành chính còn là đầu mối chịu trách nhiệm tiếp nhận, tổng hợp và xử lý thông tin trong và ngoài công ty trƣớc khi trình lên cho Ban Giám Đốc.

2.1.4 Phƣơng hƣớng và mục tiêu phát triển của Công ty trong thời gian

tới

2.1.4.1 Phƣơng hƣớng phát triển của Công ty trong thời gian tới

Để nâng cao năng lực cạnh tranh, VISSAN sẽ đầu tƣ cơ sở hạ tầng, đồng bộ hóa trang thiết bị tại Công ty theo tiêu chuẩn HACCP. Đầu tƣ và mở rộng bổ sung thiết bị chế biến để tăng công suất chế biến sản phẩm mới, hoàn thiện quy trình sản xuất đáp ứng tiêu chuẩn HSCCP và phát triền sản phẩm theo tiêu chuẩn VietGap.

Tiếp tục đẩy mạnh phát triển ở thị trƣờng nội địa, sẵn sàng đƣa sản phẩm tiếp cận thị trƣờng khu vực và thế giới. Đối với thị trƣờng nội địa, đặc biệt chú trọng khai thác thị trƣờng miền Trung và miền Bắc.

Hoàn tất thực hiện di dời Cụm Công nghiệp chế biến thực phẩm tại Long An để áp dụng đƣa dây chuyền sản xuất hiện đại vào sản xuất, chú trọng xây dựng hệ thống xử lý nƣớc thải và hệ thống chế biến thực phẩm hiện đại, khép kín. Liên kết hợp tác phát triển vùng nuôi heo sạch, chất lƣợng cao và xây dựng nhà máy chế biến thức ăn gia súc. Với chiến lƣợc xây dựng vùng heo thịt đáp ứng tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm và có thể truy nguồn gốc theo yêu cầu của cơ quan quản lý Nhà nƣớc.

2.1.4.2 Mục tiêu kinh doanh chung

Để có những bƣớc phát triển tốt trong kinh doanh, VISSAN xây dựng và đề xuất mục tiêu chung trong thời gian tới nhƣ sau:

 Tiếp tục thâm nhập, mở rộng thị trƣờng, tăng độ phủ của hàng hóa.

 Củng cố phát triển thƣơng hiệu, nâng cao thị phần và doanh số bán hàng.

 Xây dựng chƣơng trình khuyến mãi hấp dẫn, thiết thực thu hút ngƣời tiêu dùng, cải tiến chính sách bán hàng.

 Xây dựng kế hoạch bán hàng phù hợp, đảm bảo mức tồn kho ổn định nhằm cung cấp hàng hóa ra thị trƣờng kịp thời.

 Tăng cƣờng công tác quảng cáo trên cáo phƣơng tiện truyền thông.

 Cài tiến, nâng cao chất lƣợng sản phẩm, phát triển mặt hàng phù hợp với khách hàng có thu nhập trung bình.

2.2 Ph n tích v đ nh gi h th ng kênh phân ph i của Công ty VISSAN tại thị trƣờng Vi t Nam.

2.2.1 Khái quát ngành thực phẩm ở Vi t Nam hi n nay

Theo dự báo của Bộ Công Thƣơng, năm 2016, ngành thực phẩm phát triển khả quan và tăng trƣởng cao ngay cả trong thời kỳ kinh tế còn khó khăn nhƣ hiện nay, mức tăng trƣởng tiếp tục tăng 5.1% (đạt 29.5 tỷ USD) và mức tiêu thụ bình quân theo đầu ngƣời đạt 5.8 triệu đồng/năm. Dƣới gốc độ khả năng sinh lời, ngành thực phẩm - đồ uống có mức sinh lời cao thứ 2 toàn ngành, chỉ sau ngành viễn thông. Có thể thấy, đây là ngành có tiềm năng phát triển rất lớn.

Đối với thị trƣờng ngành, khi những chính sách hợp tác quốc tế nhƣ WTO, TPP… có hiệu lực đồng nghĩa với việc xóa bỏ rào cản thuế quan làm cho giá thực phẩm ngoại và thực phẩm nội không còn chênh lệch cao cùng với sự thâm nhập của các công ty đa quốc gia thông qua hình thức M&A tạo nên thị trƣờng cạnh tranh ngày một gây gắt, mang tính đào thải cao. Vì vậy, các doanh nghiệp thực phẩm trong nƣớc muốn tồn tại bắt buộc phải cải tiến, khẳng định thƣơng hiệu thông qua việc nâng cao giá trị cốt lõi và tạo sự khác biệt về năng lực cạnh tranh trong sản phẩm.

Nhƣ vậy, để tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp nói chung và VISSAN nói riêng cần tận dụng những năng lực sẵn có nhƣ: am hiểu thị trƣờng nội địa, điều kiện tự nhiên, lòng tin của thƣơng hiệu, hệ thống kênh phân phối, cơ sở vật chất có sẵn… và nâng cao những tiềm lực sẵn có đó.

2.2.2 Thực trạng v xu hƣớng phát triển kênh phân ph i của ngành thực

phẩm tại Vi t Nam

2.2.2.1 Kênh phân ph i truyền th ng và hi n đại

Hệ thống kênh phân phối tại Việt Nam hiện nay chủ đạo là hệ thống phân phối truyền thống với kênh phân phối chính là chợ và các điểm bán lẻ rải rác khắp thị trƣờng. Ngƣời Việt Nam vẫn còn giữ thói quen mua sắm tại các chợ truyền

thống, nhất là ở khu vực ngoại thành. Các doanh nghiệp khi tham gia vào thị trƣờng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số phương pháp hoàn thiện và phát triển hệ thống kênh phân phối của công ty VISSAN tại thị trường việt nam​ (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)