- Những kim loại đứng trướ cH đẩy được hiđro ra khỏi dung dịch axit.
c. Cách làm mềm nướ
* Khử độ cứng tạm thời :
Đun sôi nước.
Dùng các phương pháp vôi, xút và xôđa.
+ Phương pháp vôi:
Ca(OH)2+ Ca(HCO3)2-> 2CaCO3 + H2O
Ca(OH)2 + Mg(HCO3)2-> CaCO3 + Mg(OH)2 + H2O
+ Phương pháp xút:
2NaOH + Ca(HCO3)2-> CaCO3 + Na2CO3 + 2H2O 2NaOH + Mg(HCO3)2-> MgCO3 + Na2CO3 + 2H2O
+ Phương pháp xôđa:
Na2CO3 + Mg(HCO3)2-> MgCO3 + 2NaHCO3 Na2CO3 + Ca(HCO3)2-> CaCO3 + 2NaHCO3
* Khử độ cứng toàn phần:
Dùng phản ứng trao đổi (với Na2CO3hay Na3PO4) đã kết tủa Ca2+và Mg2+: Na2CO3 + Ca2+ -> CaCO3 + 2Na+
Dùng nhựa trao đổi ion (gọi l à các ionit): cho nư ớc chảy qua cột chứa nhựa trao đổi
Hóa họccác hợp chất vô cơ
Chương 8 NHÔM– SẮT I. Nhôm
1. Cấu tạo nguyên tử
Nguyên tử Al có 3 electron hoá trị ở lớp ngoài cùng (cấu hình e : 1s2 2s2 2p6 3s2 31). Bán kính nguyên tử tương đối lớn.
Điện tích hạt nhân Z tương đối nhỏ.
Vì thế Al có tính khử mạnh (kém Mg), dễ nh ường 3e hoá trị:
Al– 3e -> Al3+
2. Tính chất vật lý
Al là kim loại nhẹ (d = 2,7 g/cm3), trắng như bạc, nhiệt độ nóng chảy là 6000C. Al rất dẻo, dễ kéo dài, dát mỏng tới 0,01mm.
Nhôm có cấu tạo mạng lập phương tâm diện, mậtđộ electron tự do tương đối lớn. Do vậy nhôm có khả năng dẫn điện và nhiệt tốt.Độ dẫn điện bằng 2/3 đồng, nhưng nhôm nhẹ
hơnđồng 3 lần.Độ dẫn nhiệt của nhôm hơn sắt 3 lần. Tạo hợp kim với nhiều kim loại khác.
3. Tính chất hoá học
Trong dãy điện hoá, nhôm đứng liền sau các kim loại kiềm và kim loại kiềm thổ, nên nhôm là kim loại cótính khử mạnh, nó bị oxi hóa dễ dàng thành ion Al3+
Al– 3e -> Al3+
a. Phản ứng với oxi
Ở nhiệt độ thường: do lớp oxit mỏng bảo vệ nên Al không phản ứng với oxi. Nếu làm
sạch lớp Al2O3 thì nhôm sẽ phản ứng mạnh với oxi.
4Al + 3O2-> 2Al2O3
Ví dụ, sau khi nhúng Al vào thuỷ ngân để tạo thành hỗn hống trên bề mặt Al, khi để ra
không khí sẽ xảy ra hiện tượng "Al mọc lông tơ".
Ở dạng bột, khi đun nóng, Al cháy mạnh toả nhiều nhiệt.